Tại sao thuế ô tô lại cao

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, ngành ôtô trong nước còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về chất lượng và số lượng so với các quốc gia trong khu vực.

Tỷ lệ nội địa hóa thấp

Tại Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ 2019, với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu", diễn ra mới đây, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho biết, tỷ lệ nội địa hóa mặc dù đặt ra mức 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 nhưng đến nay, con số đạt được thực tế chỉ khoảng 7-10%.

Bạn đang xem: Vì sao việt nam đánh thuế ô tô cao

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ, chiều 2/12

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cũng thẳng thắn nhìn nhận, ngành ôtô vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về chất lượng và số lượng so với các quốc gia trong khu vực; tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Máy móc, công nghệ còn tương đối lạc hậu. Chất lượng sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ còn khá thấp và giá thành cao.

“Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế đúng là giá thành ô tô ở Việt Nam hiện nay đang cao so với các nước khác, kể cả những nước đang phát triển cũng như những nước xung quanh chúng ta. Để tạo nên giá thành một chiếc ô tô, có hai phần hết sức quan trọng. Một là sản xuất lắp ráp trong nước thì chúng ta được giảm giá thành. Phần thứ hai là thuế phí hiện chiếm một phần tương đối lớn trong tỉ lệ tạo thành giá thành”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Vì sao giá ô tô ở Việt Nam cao hơn khu vực?


Ảnh minh họa

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, dung lượng thị trường của Việt Nam còn nhỏ do ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam chưa đủ các điều kiện thị trường và những yếu tổ khác để phát triển giống như các quốc gia khác trên thế giới cũng như trong khu vực, trong khi cũng phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các đối thủ khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và kể cả các nước ASEAN.

Mặt khác, Việt Nam đi sau, phát triển sau so với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực chứ đừng nói là các nước tiên tiến trên thế giới, trong khi đã hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do. Chính vì vậy, dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô, không lớn, vì phải tuân thủ các cam kết quốc tế, có nghĩa là không phải chúng ta muốn làm gì thì làm, ông Hải nhấn mạnh.

Lý do nữa, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ôtô.

Xem thêm: Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Là Gì ? Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

"Nếu tính trên đầu ngón tay thì chúng ta có thể tính đến Thaco Trường Hải, nhưng mà còn ai nữa? Liệu có phải Huyndai Thành Công ở Ninh Bình hay Vinfast hay không thì còn phải có thời gian. Như vậy chúng ta không có những đầu tàu nên rất khó để kéo những toa tàu, chính là nền sản xuất công nghiệp hỗ trợ của chúng ta. Đây là một thực tế", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Giải pháp cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam


Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế - Ảnh minh họa

Về giải pháp sắp tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cho biết Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế.

Ngoài ra còn có chính sách kích cầu tiêu dùng ôtô thông qua việc quy hoạch hợp lý hệ thống hạ tầng giao thông, khuyến khích tín dụng để tiêu dùng sản phẩm ôtô.

“Chúng tôi đã họp rất nhiều lần, nắm bắt được nhu cầu, đề xuất kiến nghị của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ô tô của Việt Nam, kể cả trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất sửa đổi và bổ sung một số quy định liên quan đến thuế, phí nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu”, ông Đỗ Thắng Hải cho biết.

Đối với các thị trường khác thì thuế nhập khẩu ô tô, tức là với MFM, mà không có FTA tùy theo từng chủng loại là từ 10-60%, cao nhất là 70%. Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều chỉ đạo để khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do như vậy thì làm sao để ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn có thể cạnh tranh được.

Câu chuyện giá xe ô tô là muôn thưở với nhà sản xuất xe hơi và cả người tiêu dùng, được nói nhiều và bàn luận nhiều khi mà mà người dân luôn phải chịu mua xe với mức giá cao.

Đến khi thị trường mở cửa, người dân cũng kỳ vọng giá xe thấp nhưng thực tế giá xe vẫn cao và không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu.

Giá xe sản xuất trong nước cao vì khâu lắp ráp và sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước ở mức cao. Vật tư nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu nên cứ theo thuế suất thì sẽ làm đẩy chi phí lên cao.

Đơn cử như với hãng Toyota, họ tính toán chi phí sản xuất xe tại Việt Nam so cao hơn 20% so với Thái Lan, nên tạo dung lượng thị trường cao hơn, sản xuất nhiều hơn, thì làm sao phải bù đắp chi phí cao hơn. Điều này dẫn tới khi không có chính sách khuyến khích sản xuất trong nước thì các nhà sản xuất xe ôtô sẽ chỉ nhập khẩu chứ không sản xuất trong nước trong nước nữa.

Nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam cao là do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam kém phát triển, nghĩa là, là lắp ráp ôtô, nhà cung ứng trong nước, nếu so với Thái Lan có hơn 2.000 nhà cung ứng, còn ở Việt Nam chỉ có hơn 200.

Không những ít nhà cung cấp mà năng lực cung ứng của doanh nghiệp cũng còn hạn chế, nếu có chăng chỉ vài linh kiện có độ phức tạp thấp, sản xuất đơn giản.

Còn lại các sản phẩm có giá cao hơn, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, mức độ phức tạp lớn hơn lại nằm ở khâu nhập khẩu, nên đẩy chi phí lên.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản [JETRO], trong cơ cấu sản xuất ôtô, các yếu tố như thủ tục hành chính giấy tờ, chi phí lao động ở Việt Nam dù tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nên tác động rất ít đến giá xe.

Chi phí giá xe ở Việt Nam cao chủ yếu nằm ở các linh phụ kiện, với khoảng 3.000 linh phụ kiện, do trong nước không sản xuất được, hoặc với chi phí cao, nên tác động đến giá thành, dẫn đến chi phí sản xuất xe ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.

Vậy chi phí sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp sản xuất xe hơi ở Việt Nam cao có phải do dung lượng thị trường quá bé, không đủ cho sản xuất?

Quả thật, quy mô thị trường ở Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan, chỉ bằng 1/3, nên các nhà công nghiệp phụ trợ đầu tư thì bán cho ai? Vì thị trường nhỏ quá, nên tư duy của các nhà sản xuất lắp ráp ôtô ở Việt Nam thường là khi đầu tư vào, họ lôi kéo các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, vừa phải sản xuất cung ứng cho thị trường nội địa, vừa phải quay sang xuất khẩu để họ có lãi và vận hành hiệu quả.

Nhưng ở khía cạnh khác, rõ ràng tiềm năng thị trường vẫn rất cao, liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua. Nên với những doanh nghiệp khi đầu tư vào ngành xe hơi, cần phải có chính sách để hỗ trợ trước mắt, làm nền tảng cho những năm tiếp theo khi quy mô thị trường lớn lên, nhu cầu cung ứng trong nước nhiều hơn, thì mới phát triển được.

Theo đó, để thu hút công nghiệp phụ trợ thì phải có chính sách ưu đãi, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Khi thị trường lớn dần và quy mô doanh nghiệp phát triển lên, thì sẽ có thêm lợi nhuận.

Thực tế trong tư duy chính sách vừa qua Việt Nam đã làm rồi, vừa qua cũng đã có nhiều điểm mới trong chính sách, ví dụ như chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp ôtô và sản xuất phụ tùng ôtô, ưu đãi thuế và hạ tầng, hoặc có giải pháp thị trường như ưu tiên hơn cho xe sản xuất trong nước, tạo thị trường để nhà đầu tư thấy thị trường có tiềm năng và nhà sản xuất mở rộng quy mô lên. Hoặc các chính sách hỗ trợ thuế đối với công nghiệp phụ trợ, và ưu đãi khác để nhà sản xuất tham gia vào được.

Tiến sĩ NGUYỄN THỊ TUỆ ANH, Phó Viện trưởng CIEM

Công nghiệp hỗ trợ cho xe hơi: Trông người Thái mà ngẫm đến ta

NGỌC AN ghi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng giá ôtô Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực do chi phí sản xuất cũng như chịu nhiều loại thuế, phí khác nhau.

Vấn đề hạ giá thành ôtô trong nước được Zing.vn đặt câu hỏi tới đại diện Bộ Công Thương và Tài chính tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019. 

"Hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước than khó về chính sách thuế, phí với ôtô nguyên chiếc, linh kiện sản xuất trong nước, gây khó khăn cho cạnh tranh và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Có doanh nghiệp nói đã lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi xe bán ra. Thuế phí khiến giá xe đội lên rất cao so với thu nhập người dân. Xin hỏi Bộ Công Thương khi nào có chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước theo hướng thực chất, tránh vết xe đổ của các doanh nghiệp trước đây. Khi nào người tiêu dùng được mua ôtô giá rẻ?", câu hỏi nêu.

Nhiều nguyên nhân khiến giá ôtô đắt đỏ

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu hàng loạt lý do khiến giá ôtô cao. Đầu tiên, xe hơi đang chịu nhiều loại thuế, phí, chiếm phần lớn giá bán. Thứ hai, chi phí sản xuất lắp ráp ôtô trong nước đang khá cao.

Theo ông Hải, dung lượng thị trường ôtô Việt Nam còn nhỏ, chưa đủ điều kiện như các quốc gia phát triển. Trong khi đó, xe phải chịu cạnh tranh khốc liệt của các nước trong khu vực và thế giới như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: VGP.

Thứ hai, Việt Nam là nước đi sau, các chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô cũng phải tuân thủ các cam kết quốc tế, "không phải muốn làm gì thì làm".

Thứ ba, Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ôtô.

Thứ tư, tập quán kinh doanh ở các nước cho thấy doanh nghiệp FDI thường sử dụng doanh nghiệp sản xuất linh kiện tại chính quốc gia bản xứ của mình, do đó, thiếu sự gia nhập, kết nối giữa khối FDI và nội địa.

Thứ tư, Việt Nam đang thiếu các vật liệu cơ bản để sản xuất, chế tạo ôtô như nhựa, cao su... nên phải nhập khẩu, giá thành cao. 

Sắp miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô

Về giải pháp sắp tới, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh một số vấn đề giúp phát triển thị trường ôtô trong nước.

Theo đó, Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế.

Ông cũng cho rằng phải phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. "Nếu không có đường thì không thể phát triển được ngành công nghiệp ôtô", ông nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết Chính phủ sẽ sửa biểu thuế, phí để tăng tính cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách sản xuất ôtô trong và ngoài nước, không để tình trạng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, cao hơn cả nhập linh kiện về lắp ráp.

Thuế phí đang chiếm phần lớn giá ôtô bán ra trên thị trường. Ảnh: Việt Linh.

Bổ sung phần trả lời của Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ tài chính, cho biết Chính phủ đã có Nghị định 125/2017 với một số ưu đãi ôtô sản xuất trong nước. Cụ thể, đã có ưu đãi 5 năm với mức thuế nhập khẩu 0% cho linh kiện phụ tùng mà trong nước không sản xuất được.

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sửa đổi nghị định này để tạo thuận lợi hơn nữa. 

"Chúng tôi đề xuất quy định thuế suất 0% cho linh kiện, phụ tùng sản xuất ôtô trong nước, thậm chí cả nhập khẩu. Đây được kỳ vọng là một bước ưu đãi hơn cho doanh nghiệp", bà Mai nói. 

Theo tính toán, người tiêu dùng trong nước phải chịu nhiều khoản thuế, phí khi sở hữu một chiếc ôtô như: Thuế trước bạ, phí kiểm định, phí lấy biển số mới, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, phí bảo trì đường bộ và các khoản phí khác.

Không những vậy, ở góc độ sản xuất, nhiều doanh nghiệp cũng chịu thuế cao với linh kiện sản xuất trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt… đã khiến giá xe ở Việt Nam cao so với thế giới.

Ở Việt Nam hiện nay, có 3 loại thuế tác động lớn đến giá bán ôtô là thuế nhập khẩu [với dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc], thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT.

Hiện thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ôtô ở mức từ 5 đến 20% tùy thuộc vào bộ linh kiện. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng áp dụng từ 35 đến 150% tùy thuộc dung tích động cơ bên cạnh 10% VAT. Các chi phí cho mạng lưới đại lý, kênh phân phối dao động 10-20% cũng sẽ được tính vào giá xe.

Video liên quan

Chủ Đề