Tại sao tiêm vacxin lại đau tay

  • Đau cánh tay là phản ứng bình thường sau khi tiêm vaccine COVID-19.

  • Có nhiều lý do khiến tay bạn bị đau nhức sau khi tiêm, bao gồm phản ứng của hệ miễn dịch và phần cơ nơi kim tiêm đi vào bị viêm.

  • Cử động cánh tay thường xuyên và dùng khăn ướt xoa nhẹ sẽ giúp giảm đau mỏi.

Vaccine COVID-19 khiến nhiều người e ngại vì những phản ứng phụ sau khi tiêm. Một trong những phản ứng phổ biến nhất chính là cánh tay nhức mỏi, đặc biệt là ở phần bắp tay chỗ bị tiêm.

Bạn có thể đã nghe nhiều người kể về cánh tay nhức mỏi, không thể hoạt động trong 1 đến 2 ngày sau tiêm.

Vậy tại sao cánh tay lại bị đau nhức sau khi tiêm? Đằng sau phản ứng này là một cơ chế phức tạp hơn bạn tưởng về hệ miễn dịch. Tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để biết cách khắc phục và trải qua nó tốt hơn nhé!

Đau tay là phản ứng phổ biến sau tiêm vaccine COVID-19

Các phản ứng phụ phổ biến của vaccine COVID-19

Các phản ứng phụ của vaccine COVID-19 đa phần đều là các dấu hiệu cho cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động bình thường. Tuy chúng cản trở bạn sinh hoạt bình thường, nhưng sẽ giảm dần và hết sau 1-2 ngày.

Các phản ứng phụ của vaccine COVID-19 bao gồm:

  • Đau cánh tay nơi bạn bị tiêm

  • Vết tiêm hơi sưng, có màu đỏ

  • Mệt mỏi

  • Đau đầu

  • Đau mỏi người

  • Ớn lạnh

  • Sốt

  • Buồn nôn

Các phản ứng phụ sau mũi tiêm thứ 2 có thể nặng hơn mũi đầu tiên. Nhưng điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả, ghi nhớ cách phản ứng với “dị vật” ngoại lai mới.

Tại sao vaccine COVID-19 khiến tay bạn đau nhức?

Vaccine COVID-19 là loại vaccine tiêm bắp, nghĩa là vaccine đi vào cơ thể qua mũi tiêm vào bắp tay bạn. Mũi tiêm được khuyến khích đi vào phần cơ delta [cơ bả vai], phần cơ lớn giúp vai thực hiện các loại chuyển động khác nhau.

Có một vài lý do khiến cánh tay bạn trở nên đau nhức:

Vaccine kích hoạt phản ứng viêm tại vị trí tiêm, cho thấy vaccine bắt đầu tương tác với hệ miễn dịch. Ban đầu, đó chỉ là một vết thương ở cơ bắp mà mũi tiêm gây ra. 

Hệ miễn dịch có nhiều phương thức để “chiến đấu" với viêm nhiễm. Chúng ta có các loại tế bào bạch cầu khác nhau như macrophages, B-lymphocytes, và T-lymphocytes.

  • Macrophages: phụ trách tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tế bào chết hay sắp chết.
  • B-lyphocytes: sản sinh ra các kháng thể có vai trò tấn công và tiêu diệt các virus còn lại sau khi macrophages hoàn thành nhiệm vụ.
  • T-lymphocytes: xử lý các tế bào cơ thể bị viêm nhiễm.

Vaccine COVID-19 “đánh lừa" hệ miễn dịch, khiến nó tưởng rằng cơ thể đang bị tấn công bởi virus. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể trước các thành phần ngoại lai.

Lúc này, cánh tay của bạn sẽ trở thành “chiến trường" nơi các tế bào bạch cầu và thành phần trong vaccine đấu lại với nhau. Trong suốt quá trình đó B-lymphocytes liên tục tạo ra các kháng thể để cơ thể chống lại loại virus. Chính vì thế, vết tiêm bị đau, sưng đỏ là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả.

Tại sao tay lại đau nhức trong vài ngày?

Quá trình cơ thể phản ứng với vaccine có thể mất vài ngày, đó là lý do tay bạn bị đau nhức lâu. Cơn đau đó gây ra bởi phản ứng viêm ở vị trí tiêm, dù vết tiêm rất nhỏ đối với bạn nhưng đằng sau đó là cả một cơ chế bảo vệ cơ thể phức tạp của hệ miễn dịch.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ chế bảo vệ phức tạp này tại:

Cách xoa dịu đau nhức ở tay sau tiêm

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể dù nó sẽ khiến bạn thấy khó chịu trong khoảng 1 ngày. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia để xoa dịu khó chịu sau tiêm ở cánh tay bạn:

  • Cử động cánh tay sau khi tiêm: Sử dụng tay bạn như bình thường và cử động nó thường xuyên sau khi tiêm sẽ kích thích máu tuần hoàn tốt đến vùng này và giảm đau cho tay bạn.

  • Xoa tay với khăn ướt mát: Áp một chiếc khăn ướt sạch, mát lên vùng bị đau sẽ giúp giảm đau, y hệt như cách bạn chườm mát các chấn thương ở vùng khác trên cơ thể.

  • Tiếp tục sử dụng cánh tay như bình thường: Dù nó đau và khiến bạn gặp khó khăn khi sinh hoạt nhưng việc giãn cơ và cử động tay liên tục giúp giảm tối đa cảm giác đau nhức.

CDC khuyến nghị mọi người tư vấn với bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol, acetaminophen, v.v. để giảm đau nhức tay. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng nếu bạn thuộc đối tượng chống chỉ định sử dụng các loại thuốc này.

Hãy kết nối với bác sĩ chuyên môn uy tín của Doctor Anywhere để được tư vấn kỹ hơn về việc tiêm chủng phòng COVID-19, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn.

Nhập mã VNKIENCUONG tại bước thanh toán để được miễn phí phiên tư vấn nhé!

Nguồn: CDC Mỹ, Very Well Health

Xem thêm:

Không massage hay chà xát vết tiêm, nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý để thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể cũng như giúp vaccine sớm phát huy hiệu quả.

Sau tiêm vaccine, đặc biệt là vaccine ngừa Covid-19, mọi người có thể gặp các phản ứng như chóng mặt, sốt, đau nhức bắp tay, nhức bả vai... Trong đó, đau nhức bắp tay, bả vai là hiện tượng phổ biến.

Bác sĩ Paul D’Alfonso [chuyên gia trị liệu Phòng khám Maple Healthcare] cho biết đau bắp tay sau tiêm vaccine là phản ứng phụ thường gặp, với tên viết tắt là SIRVA. Hiện tượng này xảy ra khi vaccine không được tiêm vào cơ bắp mà tiêm vào vùng gân bao tay dưới cơ, khiến các mô bị kích thích và viêm. Nguyên nhân do người tiêm đưa kim vào quá sâu hoặc gân bao tay của người được tiêm quá nông, nên khi kim tiêm được đưa vào sẽ dễ đâm lấn vào vùng này, gây tổn thương.

Theo bác sĩ Paul, một số nghiên cứu chỉ ra hiện tượng này phổ biến ở những người trong độ tuổi 40-60, đặc biệt là nữ giới, có bệnh nền như tiểu đường type một và rối loạn tuyến giáp.

"Chú ý nếu cơn đau kéo dài kèm theo những triệu chứng nguy hiểm hơn như nổi ban đỏ, phù mí mắt, khó thở, tiêu chảy liên tục, tăng huyết áp... nên liên hệ y tế để được giúp đỡ", bác sĩ khuyến cáo. Một số trường hợp đau bắp tay nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống.

Để điều trị chứng đau bắp tay sau tiêm vaccine, có thể giảm đau bằng cách thuốc chống viêm không steroid, tiêm cortisone giảm đau tại vùng vai, hoặc giảm đau không dùng thuốc - không xâm lấn bằng vật lý trị liệu, giãn cơ. Trong đó, phương pháp được ưu tiên là dạng điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu như giảm đau viêm bằng sóng siêu âm, chạy điện, kết hợp trị liệu giãn cơ để phục hồi chức năng cơ và nâng tầm vận động.

Lê Phương

Video liên quan

Chủ Đề