Tại sao trẻ giật mình khóc đêm

danh mục

  • play_arrow Organic cho bé +

    Thực phẩm cho bé Mỹ phẩm Organic

  • play_arrow Organic cho mẹ +

    Kem ngừa và trị rạn da Xông tắm sau sinh Đồ dùng sau sinh Giảm béo và lấy lại vóc dáng Kem ngừa và trị nứt đầu ti Vệ sinh phụ nữ Chăm sóc da sau sinh Thực phẩm cho mẹ Canh thuốc bắc sau sinh

  • play_arrow Make Up Organic +

    Mắt Phấn Son Sơn móng

  • play_arrow Chăm sóc da mặt +

    Kem dưỡng da Mặt nạ dưỡng da Sữa rửa mặt Toner nước hoa hồng Tẩy da mặt Kem Chống Nắng Kem Dưỡng Mắt

  • play_arrow Chăm sóc cơ thể +

    Tinh dầu thiên nhiên Dầu gội thiên nhiên chống rụng tóc Dầu massage Gối thảo mộc Sữa tắm Organic Xà bông tắm Kem dưỡng thể Tẩy tế bào chết Nước vệ sinh phụ nữ Nước rửa tay Thảo mộc ngâm bồn

  • play_arrow Thực phẩm bổ dưỡng +

    Men Vi Sinh [Kou Lac Enzyme] Nhật Bản Nước uống yến sào Collagen

  • play_arrow Combo

video

Bé bị giật mình vào nửa đêm: nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường gặp nhưng cũng là điểm khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ. Làm thế nào để hạn chế bé hay khóc đêm? Câu trả lời là bạn cần phải tìm ra nguyên nhân trước và từ đó mới có cách khắc phục. Vậy lý do trẻ khóc đêm là gì?

Thông thường, trẻ từ lúc mới sinh cho đến tuần thứ 8 thường hay khóc vào ban đêm. Điều này là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường, vì bé vẫn còn những thói quen như lúc còn trong bụng mẹ. Bé khóc đêm là dấu hiệu cho thấy bé đang bắt đầu thích nghi dần với môi trường xung quanh.

Tình trạng này sẽ giảm dần cho đến khi bé được 4 tháng tuổi. Lúc này bé đã quen dần với môi trường xung quanh và nhịp sinh học của bé đi vào nề nếp, ổn định. Khóc đêm sinh lý thường đi kèm các biểu hiện khác như: bé hay giật mình khi ngủ, bé ngủ ngáy, hoảng sợ…

Thế nhưng khóc đêm cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề nào đó. Nếu bạn thấy bé khóc rất lâu, tiếng khóc lớn và khó nín, sẽ làm bé lẫn bố mẹ mệt mỏi, thiếu ngủ. Các nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều bất thường có thể kể đến như:

Bị dị ứng: bé bị ngứa mũi, khó chịu khi môi trường xung quanh có mùi lạ như khói thuốc, hóa chất hoặc có nhiều côn trùng…

Hệ tiêu hóa có vấn đề: trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… cũng là nguyên nhân làm bé hay khóc đêm. Những biểu hiện trên cũng là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang bị các bệnh liên quan đường tiêu hóa chẳng hạn như trào ngược thực quản, viêm dạ dày…

Hệ thần kinh nhạy cảm: trẻ sơ sinh có hệ thần kinh đang ở trong quá trình hoàn thiện, do đó cơ thể bé rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, dù chỉ là một vài tiếng động nhỏ bên ngoài cũng khiến trẻ dễ giật mình quấy khóc.

Trẻ sơ sinh dễ khóc đêm vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị thiếu canxi: đây cũng là một lý do khá phổ biến. Cùng với đó là các dấu hiệu khác đi kèm như mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…

Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng: để biết chính xác có phải nguyên nhân này hay không, bạn nên kiểm tra bên trong miệng của bé.  Khi trẻ mọc răng, cơn đau nướu khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc. Hơn nữa việc mọc răng còn khiến trẻ khó chịu, kén ăn, bỏ bú và quấy khóc hơn bình thường.

Sinh hoạt thiếu điều độ: nếu bạn cho trẻ chơi đùa, hoạt động thể chất nhiều vào ban ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, dễ khiến trẻ hay nằm mơ, giật mình và khóc đêm.

2/ Ảnh hưởng của khóc đêm

Khóc đêm nếu diễn ra quá thường xuyên và mỗi lần khóc kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy cho trẻ. Một số ảnh hưởng xấu nếu bố mẹ không khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm có thể kể đến như:

Mất cảm giác an toàn: bé khóc đêm thường xuyên khiến bố mẹ mất ngủ, chán nản, mệt mỏi mỗi khi dỗ con. Khi trẻ không cảm nhận được quan tâm dỗ dành của bố mẹ sẽ cảm thấy cô đơn, thiếu an toàn.

Chán ăn: khi trẻ quấy khóc đêm liên tục, làm gián đoạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của trẻ khiến trẻ chán ăn, không hứng thú với việc ăn uống.

Rủi ro đột tử: trẻ khóc lâu và không được dỗ dành có thể bị ức chế hô hấp, khó thở, tăng nguy cơ đột tử rất nguy hiểm.

Gián đoạn phát triển thể chất: ngủ là thời điểm vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, nhất là trong những năm tháng đầu đời. Khi ngủ, não trẻ vẫn hoạt động và quá trình hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể được tiếp tục cũng như tăng cân, tăng chiều cao diễn ra. Trẻ khóc đêm nhiều, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo từ đó tốc độ phát triển của trẻ sẽ chậm hơn.

3/ Lời khuyên cho bố mẹ

Trẻ hay khóc đêm có nhiều ảnh hưởng xấu, vậy làm thế nào để khắc phục? Bạn hoàn toàn có thể khiến tần suất khóc đêm của trẻ giảm xuống nếu thực hiện những gợi ý như dưới đây.

Cân bằng thời gian ngủ của trẻ. Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày vì một khi trẻ ngủ đủ giấc thì sẽ không có nhu cầu ngủ thêm vào ban đêm.

Cân bằng thời gian ngủ của trẻ

Giường, nôi, cũi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, bài trí gọn gàng và hạn chế đặt nhiều đồ chơi khi bé ngủ.

Không nên cho bé hoạt động vui chơi quá nhiều vào ban ngày.

Giữ không gian xung quanh luôn yên tĩnh, tắt đèn, hạ mức ánh sáng tối thiểu. Tắt các thiết bị điện tử và hạn chế người qua lại, trò chuyện khi bé đang ngủ.

Kiểm tra tã lót, bỉm của bé có ướt hay không. Đảm bảo bé được đi vệ sinh đầy đủ trước khi ngủ. Bạn nên chọn các loại bỉm tã mềm mại, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

Rèn luyện cho bé thói quen sinh hoạt hợp lý, có giờ giấc, chia các hoạt động ăn, ngủ, chơi riêng biệt để nhịp sinh học của bé thích nghi dần.

Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ sơ sinh, cần phải được nuôi bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Mong rằng một vài lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn kiểm soát được hiện tượng trẻ khóc đêm và cũng như biết cách chăm sóc trẻ hợp lý, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm tháng đầu đời nhé!

Nguồn tham khảo:

//medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-tre-khoc-dem-va-nhung-anh-huong-den-suc-khoe-tam-ly-cua-tre-s195-n22540

Video liên quan

Chủ Đề