Tại sao trong cây phải bón phân nhiều lần

Câu hỏi:Tại sao bón quá nhiều phân đạm vào gốc cây trồng thì cây héo và chết

Lời giải:

VìBón nhiều phân đạm sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về phân đạm và cách bón phân đạm cho cây trồng không bị héo và chết nhé:

1. Phân đạm có những loại nào?

Phân đạm là một trong những loại phân bón có chứa nitơ. Đây là thành phần có tác động và vai trò rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bón phân đạm cho cây hợp lý và đúng cách. Nếu như không đúng kỹ thuật không những không giúp cây tăng năng suất. Mà còn khiến cây dễ bị chết, ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Phân đạm gồm có 6 loại phân đạm và với những tính năng riêng biệt khác nhau:

* Phân Urê Co[NH4]2

-Thành phần phân đạm có chứa 44 – 48% nitơ nguyên chất

-Đặc tính của loại đạm này là dễ phân huỷ và bay hơi. Có thể phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng

-Được sử dụng để bón thúc

-Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

*Phân Amôn Nitrat [NH4NO3]

-Thành phần loại đạm này có chứa 33 – 35% nitơ nguyên chất

-Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, vón cục, khó bảo quản, có tính chua; phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng

-Sử dụng phân đạm bằng cách pha thành dung dịch dinh dưỡng hoặc dùng để bón thúc

-Cần phải bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước và không khí

* Phân Amoni Sunfat hay SA [NH4]2SO4

-Thành phần: chứa 20 – 21% nitơ nguyên chất, 29% lưu huỳnh

-Dễ tan trong nước, không vón cục, dễ bảo quản và sử dụng; phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng

-Bón thúc, nên chia thành nhiều lần bón

-Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

*Phân đạm Clorua [NH4Cl]

-Thành phần: chứa 24 – 25% nitơ nguyên chất

-Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không vón cục, có tính chua

-Nên bón kết hợp với các loại phân khác. Không sử dụng cho khoai tây, chè, hành, bắp cải, tỏi,…

-Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

* Phân Xianamit Canxi

-Thành phần: chứa 20 – 21% nitơ nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than

-Dễ bốc hơi, có thể gây bỏng da hoặc bỏng giác mạc nên cần lưu ý khi bón phân

-Sử dụng cho các loại đất chua để cải thiện pH của đất. Dùng để bón lót, nếu muốn bón thúc phải đem ủ trước khi bón. Lưu ý, không dùng phân Xianamit Canxi để phun lên lá cây. Nên mặc đồ bảo hộ cẩn thận khi sử dụng phân Xianamit Canxi.

-Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

* Phân Photphat đạm hay MAP

-Thành phần : chứa 16% nitơ, 20% photphat

-Đặc tính: dễ tan trong nước, phát huy hiệu quả nhanh

-Sử dụng phân đạm này để bón lót hoặc bón thúc. Nên dùng ở vùng đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn và chua của đất. Trong trường hợp sử dụng cho cây cần nhiều đạm. Thì cần kết hợp bón phân photphat đạm với những phân đạm khác.

-Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

2. Khi nào bón phân đạm cho cây là hợp lý?

Bón phân đạm cho cây đúng thời điểm cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Cần phải phân chia thời gian bón phân đạm sao cho hợp lý để cây hấp thụ tối đa. Hầu hết thì bón phân đạm nên chọn thời gian sáng sớm. Hoặc là chiều muộn vì hạn chế nhiệt độ cao phân dễ bay hơi thất thoát. Tùy thuộc vào từng quá trình sinh trưởng của cây mà bón phân đạm hợp lý. Cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo một chu trình cây trồng thì chúng ta sẽ bón phân đạm cho cây vào các giai đoạn sau:

-Cây mới trồng, đã ra lá: bón lượng vừa phải không để lá cháy

-Khi cây đang sinh trường: bón lượng nhiều hơn, chia thành nhiều lần

-Cây ra hoa, quả: bón lượng vừa phải, cây quá nhiều đạm sẽ ra hoa, quả chậm hơn

3. Cách bón phân đạm cho cây

Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng thôi chưa đủ. Còn cần phải bón đúng cách để cây hấp thụ được tối đa dinh dưỡng Ngoài cách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thì còn có thể bón theo hai cách như :

Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng thôi chưa đủ.

* Bón đạm nguyên hạt

Với phương pháp bón đạm cho cây này nên sử dụng với những loại cây ăn trái, thân gỗ. Bởi vì như vậy sẽ đỡ tốn công sức và thời gian hơn. Cách thực hiện cũng sẽ đơn giản như :

-Chọn loại đạm dễ hòa tan phù hợp với tính chất đất và đặc điểm của cây trồng

-Đào rãnh hoặc tạo lỗ quanh các gốc cây cần bón đạm

-Rắc đạm vào rãnh và các lỗ đã tạo

-Tưới đều nước cho cây

-Khi gặp nước, đạm sẽ hoà tan và thấm vào đất, cho phép cây dễ dàng hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng.

*Tưới phân đạm hòa tan với nước

Với phương pháp bón đạm cho cây này cần lựa chọn loại đạm dễ tan trong nước. Cây cũng sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Thích hợp với những loại cây trồng ăn lá, rau ngắn ngày. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như :

-Ngâm 1kg đạm với 200 lít nước trong khoảng 5 phút.

-Không nên sử dụng liều lượng đạm cao vì đạm tồn dư trong cây lá sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

-Trước khi tưới đạm, bạn cần tưới cây thật kỹ bằng nước thường.

-Tưới đạm khi đất khô có thể làm cháy rễ cây.

Với những thông tin mà Top lời giải cung cấp trên đây hy vọng các em đã có được câu trả lời cho câu hỏiTại sao bón quá nhiều phân đạm vào gốc cây trồng thì cây héo và chết? Ngoài ra, còn bổ sung thêm kiến thức về phân đạm, các loại phân đạm và cách bón phân cho đúng cách. Chúc các em học tốt!

Cây trồng cũng giống như con người chúng ta nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau từng thời kỳ, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp và cân đối. Chẳng hạn như: nếu chúng ta cứ ăn nhiều thịt cũng không tốt, sẽ khiến cơ thể không khỏe mạnh và có cảm giác không muốn ăn vì rất ngán. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bảo cần phải thay đổi khẩu phần giữa thịt, cá, hải sản và rau củ quả....

Nhu cầu của cây trồng cũng vậy, cần được cung cấp tối thiểu từ 16-18 các chất dinh dưỡng: đa lượng [N,P,K], trung lượng [Ca, Mg, S, Si] , vi lượng [Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, B, Cl, Co].

Các thí nghiệm thực hiện trong dung dịch dinh dưỡng được khống chế cẩn thận cho thấy bất kỳ thiếu một chất nào trong số các chất này cũng đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng của cây ở mức độ nhiều hay ít. Các chất nói trên đều hiện diện trong tất cả các loại đất với số lượng và tỷ lệ rất khác nhau. Các chất đa lượng do cây dùng nhiều, nên nếu không được bổ sung thì chỉ sau một số vụ chúng sẽ bị cạn kiệt. 

Các chất vi lượng do số lượng dùng ít nên những loại đất phù sa, đất đỏ bazan có thể cung cấp cho cây được nhiều vụ mới trở nên cạn kiệt. Như vậy số lượng cần bón đầy đủ cho cây trước hết là các chất N,P,K. Thứ đến là các chất Ca, Mg và S, Si. Các chất này ta cần bón cho cây trong từng vụ. Còn các chất vi lượng, tùy loại đất và loại cây mà có thể cung cấp từng vụ hay cách một, hai vụ bổ sung một lần cũng được.

Tại sao phải bón cân đối? Do cây trồng cần các chất dinh dưỡng để xây dựng nên cơ thể ở từng thời kỳ rất khác nhau. Số lượng từng chất dinh dưỡng cây lấy vào trong cây theo từng giai đoạn cũng khác nhau và tổng số lượng dinh dưỡng của từng chất cây cần cũng khác nhau.

ầu mùa vụ: cây trồng cần nhiều đạm và lân để phục hồi sau thu hoạch, cây sinh trưởng, phát triển, tăng cường sức đề kháng.

+ Giữa vụ: cần bón đạm [N] và kali [K2O] cao, lân [P2O5] thấp vì giai đoạn này cây mới bắt đầu ra hoa, kết trái, nuôi trái nên cần nhiều lượng đạm để nuôi cây, còn kali để tăng kích thước và phẩm chất trái. Cần bổ sung thêm trung lượng Canxi, Magie giúp cây đậu trái non tối đa, hạn chế rụng trái. 

+ Cuối vụ: cần bón đạm [N] và lân [P2O5] thấp, kali [K2O] cao vì thời điểm này, cây trồng cần nhiều kali để giúp trái to, bón trái, màu sắc đẹp, phẩm chất tốt mang lại năng suất cao cho cây trồng.

 Dưới đây là ví dụ khi cây cà phê ở các tuổi khác nhau thì lượng chất dinh dưỡng cây lấy vào cũng rất khác nhau: 

Tuổi

Chất khô [g]

N[g]

P205 [g]

K20 [g]

Ca0 [g]

Mg0 [g]

S [g]

2

3,010

51,38

6,39

44,87

38,00

29,11

4,31

5

15,517

233,98

26,89

214,85

171,15

122,79

23,08

10

19,135

262,69

27,49

204,25

198,01

122,60

26,52

Vào thời kỳ cây còn non thì cây cần nhiều chất N và P để ra rễ, đâm chồi ra lá thuận lợi. Nhưng tỷ lệ 2 chất này cũng khác nhau. K cũng cần nhưng chỉ cần cung cấp vừa phải vì cây có thể sử dụng kali trong đất dễ hơn chất P.

Khi tuổi cây tăng lên thì chất khô cũng tăng lên và tổng số các chất dinh dưỡng do cây hút cũng thay đổi và cũng rất khác nhau. 

Đó là ý nghĩa của bón phân đầy đủ và cân đối.

Video liên quan

Chủ Đề