Trẻ bị gãy tay bó bột trong bao lâu

Nếu bạn bị gãy xương thì phương pháp truyền thống và trong hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải bó bột. Một thắc mắc chung của những người khi đang ở trong tình trạng này đó là: bó bột bao lâu thì tháo? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó cũng như sẽ có những lời khuyên bổ ích để giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Bó bột bao lâu thì tháo được?

Bó bột chính là một trong các phương pháp giúp bạn điều trị gãy xương thông dụng rất hiệu quả. Tùy theo vào các vị trí gãy xương khác nhau mà quá trình điều trị bằng bó bột sẽ hoàn toàn khác nhau. Không cần phải phẫu thuật, phương pháp bó bột sẽ giúp cho những bệnh nhân có thể vận động được những khớp sớm hơn, đồng thời gây ra ít phiền toái hơn. Việc bạn lựa chọn điều trị gãy xương bằng bó bột thường sẽ giúp đem lại cho bạn nhiều hiệu quả vượt trội hơn bởi bó bột sẽ cố định giúp bạn để phần bị thương của bạn bất động chóng lành cũng như liền đúng vị trí chính xác. Tuy nhiên, chính phương pháp này cũng gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến hệ vận động làm cho các khớp và cơ yếu đi.

Thông thường gãy xương ở là một trong những sự cố thường xuyên xảy ra không phải hiếm gặp. Nhiều trường hợp khi bị ngã vì một số nguyên nhân khác nhau, có thể do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Nhiều trường hợp bị gãy xương do tai nạn trong lúc vui chơi giải trí, thì các vấn đề gãy tay hay gãy chân là chuyện thường xuyên xảy ra.

Trong những trường hợp trên, có rất nhiều cách để có thể điều trị, ví dụ như bó bột hay dùng nẹp cố định tại phần xương bị gãy. Một cách rất hay và thường được sử dụng bằng cách bó thuốc với các phương pháp đông y…Tuy nhiên, biện pháp điều trị bằng cách bó bột chính là phổ biến nhất, hiệu quả điều trị rất cao và được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân an tâm tin dùng hơn cả.

Gãy xương bó bột bao lâu thì tháo

Thời gian bó bột khi gãy xương là bao lâu.
Thông thường, người bệnh có thể tháo bột sau một khoảng thời gian khi băng bó là từ 4 đến 8 tuần. Tuy nhiên, không thể biết được một cách chính xác tuyệt đối, vì việc hồi phục hay tháo bột còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa mỗi người, khả năng phục hồi hay chế độ dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia cho biết, quá trình điều trị giúp liền xương do gãy xương còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khách quan. Nếu trường hợp xương gãy hở lớn thì quá trình liền sẽ thường chậm hơn khá nhiều so với vết thương là gãy kín. Trường hợp gãy phức tạp thường sẽ rất chậm liền hơn rất nhiều so với gãy cành tươi. Một nguyên nhân nữa đó là người cao tuổi mà gãy xương sẽ lâu lành hơn đối với những người trẻ tuổi.

Những lưu ý trong quá trình điều trị bó bột

Người bệnh bị bó bột sẽ phải thường xuyên kiểm tra xem tại vị trí bị thương bột còn chặt hay không. Bột có bị lỏng hoặc gãy ở đâu không bởi trong thực tế nếu bột không được chặt sẽ khiến cho khu vực xương gãy của bạn dễ bị lệch đi. Người bệnh trong thời gian này cũng tuyệt đối không được hoạt động quá nhiều vì rất có thể làm ảnh hưởng xấu đến vết gãy.

Hy vọng qua bài viết này tôi đã giải đáp được cho bạn thắc mắc bó bột bao lâu thì tháo và những thông tin bổ ích để giúp bạn hiểu bó bột là gì cũng như những lưu ý quan trọng khi điều trị bằng cách bó bột.

Bác sĩ Michael Huy 28 Tháng Tư, 2021

Gãy xương mác là một tình trạng phổ biến trong số các dạng tổn thương ở khu vực cẳng chân. Bác sĩ thường sơ cứu và chỉ định bó bột đối với các trường hợp bị gãy xương mác. Vậy bạn có biết gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành và các phương pháp phục hồi vận động sau chấn thương là gì?

1. Nguyên nhân và các biểu hiện khi bị gãy xương mác

Cấu tạo, vị trí của xương mác:

Cẳng chân được cấu thành từ xương mác và xương chày. Trong 2 loại xương thì xương chày có kích thước to hơn và gánh phần lớn trọng lượng của cơ thể. Còn xương mác có kích thước nhỏ hơn, dạng dài san sẻ bớt gánh nặng cho xương chày, đồng thời giúp khớp cổ chân cử động linh hoạt hơn. Xương mác và xương chày chạy song song với nhau, cùng gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.

Trên tổng số trọng lượng cơ thể, xương mác chiếm khoảng 17% và vì đây là xương phụ nên nếu ⅔ xương mác bị tổn thương và phải loại bỏ thì cũng không gây ảnh hưởng quá lớn tới chức năng của chi dưới. Do có cấu trúc mảnh và kích thước nhỏ nên khi gặp chấn thương, xương mác rất dễ bị gãy. Tình trạng này xảy ra nếu xương bị va đập bởi một tác động có áp lực lớn hơn sức tải của nó.

Nguyên nhân dẫn tới gãy xương mác:

Các yếu tố sau có thể là nguyên nhân gây gãy xương mác:

  • Té ngã, nhất là ngã vào vật cứng hoặc ngã từ trên cao xuống: trẻ em, người già và vận động viên là những người rất dễ bị gãy xương mác bởi nguyên nhân này;

  • Bị va chạm mạnh: thường là do tai nạn giao thông và xương có thể bị gãy nghiêm trọng;

  • Mắc các bệnh liên quan tới xương khớp;

  • Do vận động sai tư thế hoặc cường độ mạnh khi tập các môn thể dục, thể thao [trượt tuyết, trượt ván].

Gãy xương mác có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các dấu hiệu khi bị gãy xương mác:

  • Biểu hiện toàn thân: người bệnh có thể bị sốc;

  • Biểu hiện tại chỗ: khi xương mác bị gãy, bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở chỗ bị gãy, hạn chế vận động hoặc không vận động được bên chân gãy, cẳng chân cảm thấy đau, sưng nề, bầm tím, tê hoặc ngứa ran, đau các xương và khớp liên quan,...

2. Điều trị gãy xương mác như thế nào?

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau:

  • Gãy xương hở: đây là tình trạng phức tạp, xương có thể xuyên qua da, lộ xương hoặc thấy một vết thương sâu nhìn được qua da. Gãy xương hở thường là do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc té ngã. Bệnh nhân sẽ được tiêm phòng uốn ván và sử dụng kháng sinh sớm để phòng chống nhiễm trùng. Sau đó cần vệ sinh và kiểm tra vết thương, áp dụng phẫu thuật để cố định xương gãy;

  • Nếu bị gãy xương kín: trường hợp này đơn giản hơn so với gãy xương hở, da còn nguyên vẹn. Mục tiêu trong điều trị gãy xương mác kín là giúp xương trở về vị trí ban đầu và giúp bệnh nhân hồi phục chức năng chi dưới. Bệnh nhân cần phải bó bột và khi di chuyển cần tới sự trợ giúp của nạng và nẹp đeo. Sau khi xương đã được chữa lành, người bệnh nên tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chức năng vận động.

3. Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?

Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều người. Thông thường sau khoảng 5 - 7 ngày bó bột thì xương sẽ bớt sưng nề và bột bó bên ngoài bị lỏng hơn. Khi đó bác sĩ sẽ quấn thêm bột hoặc thay thế bột khác cho người bệnh.

Trong quá trình bó bột cho xương, người bệnh có thể tập khép chân, dạng chân, đưa cao cẳng chân. Người bệnh nên bắt đầu tập chống chân và đi nạng sau khoảng 3 tuần bó bột để tránh bị rối loạn dinh dưỡng.

Gãy xương mác nếu điều trị đúng chỉ định thì sẽ rất mau lành

Vì xương mác rất dễ lành nên những người bị gãy xương mác sẽ hồi phục sau khoảng 8 - 10 tuần bó bột nếu tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến trình liền xương trong thời gian bó bột.

4. Các cách giúp phục hồi vận động cho xương mác sau thời gian bó bột

Nhìn chung, thời gian phục hồi của xương mác bị gãy còn phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ chấn thương, cách tập luyện và chế độ chăm sóc của người bệnh. Nhằm thúc đẩy nhanh hiệu quả phục hồi cho xương mác, bệnh nhân nên áp dụng các phương pháp như sau:

  • Tập cử động khớp bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi mổ hoặc sau khi bó bột. Duy trì 4 - 6 lần/ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút, tốc độ co cơ 45 giây/lần. Nguyên nhân là vì nếu khớp ở trong tình trạng bất động lâu ngày sẽ bị cứng lại vì cơ bị co rút, bao cơ co rúm, sụn mỏn, tăng sản mỡ ở bao hoạt dịch. Thường xuyên cử động khớp sẽ giúp bơm dịch khớp ra - vào đều đặn, có tác dụng nuôi dưỡng khớp và bôi trơn các hoạt động cho khớp;

  • Duy trì sức mạnh của cơ: tập co cơ để chức năng vận động sớm được phục hồi sau khi xương lành lại;

  • Tập đi: trong khi bó bột, người bệnh nên tập đi bằng sự trợ giúp của nạng gỗ. Tựa thanh ngang đầu trên nạng vào lồng ngực [thay vì tì vào nách], dáng đi giữ thẳng nhìn hướng về phía trước, không cúi xuống nhìn chân, không được tì lên vùng chân bị đau, 2 vai giữ nang bằng. Bên cạnh đó, cần giữ ngay ngắn 2 tay chống nạng, bàn chân và 2 mũi nạng tạo thành hình tam giác. Khi xương gần liền nên bắt đầu tập chống nạng cho tới khi xương liền vững và khi tì vào vị trí gãy xương không còn cảm giác đau thì bỏ nạng và tập đi như bình thường;

  • Để tránh làm vôi hóa cạnh khớp và xơ cứng khớp, nên xoa nắn ổ gãy xương liền khớp bằng tay, không được dùng thuốc, dồn, dầu cao để xoa bóp;

  • Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm các thuốc chống viêm và giảm đau;

  • Chườm nóng lên chỗ đau khi luyện tập, không nên chườm vào khu vực có nẹp vít, đinh, vòng thép kim loại vì sẽ khiến những dụng cụ này nóng lên, hỏng tổ chức và dễ gây viêm rò;

  • Trong điều kiện sinh hoạt bình thường: người bệnh bị gãy xương mác khi đang phải bó bột nên tập leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Khi đã hết đau thì có thể ngừng tập luyện;

  • Ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn giàu vitamin D, protein và calo, kẽm, canxi giúp xương mau chóng phục hồi và tăng độ dẻo dai.

Bệnh nhân nên tích cực tập luyện vật lý trị liệu khi đủ điều kiện cho phép để xương mác nhanh lành

Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành còn tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng, độ tuổi, chế độ luyện tập và chăm sóc của bệnh nhân. Thông thường sẽ mất khoảng 8 - 10 tuần để xương mác liền lại.

Để quá trình hồi phục xương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tới thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp qua tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề