Tại sao bà bầu không được trồng cây

Xung quanh chuyện mang bầu, có đến hàng tá những "truyền kì" về đủ các loại kiêng kị đã được truyền lại từ thời xa xưa. Những quan niệm dân gian về kiêng kị đối với bà bầu dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn "ngã ngửa" vì những tư duy "trời ơi đất hỡi".

KIÊNG ĐEO ĐỒ TRANG SỨC HAY CHỤP ẢNH

Theo quan niệm dân gian, nếu khi mang bầu mẹ đeo đồ trang sức hay chụp ảnh thì chào đời bé sẽ mất duyên. Tuy nhiên, rõ ràng quan điểm này hoàn toàn vô lí vì có rất nhiều mẹ bầu xinh đẹp trau chuốt bề ngoài ngay cả khi bầu bí với những món đồ trang sức tinh tế, hay tự tin khoe ảnh bụng bầu trên mạng mà các bé vẫn vô cùng xinh xắn, đáng yêu.

Nhiều người tin rằng nếu mẹ bầu chụp ảnh, con sinh ra sẽ kém duyên. [Ảnh minh họa]

KIÊNG VỪA ĐI VỪA ĂN 

Bầu bí khiến mẹ thèm thuồng đủ các loại món ăn, và dường như lúc nào cũng mang một chiếc bụng đói vậy. Thế nên, chẳng thể trách nổi nếu có những lúc mẹ bầu vừa đi vừa ăn trên đường. Vậy nhưng các cụ ngày xưa sẽ không cho mẹ bầu làm vậy vì theo quan niệm cũ, mẹ vừa đi vừa ăn sẽ đẻ rơi con. Nhưng thực tế việc ăn uống này hoàn toàn chẳng hề liên quan tới việc đẻ con rơi rớt ngoài đường cả, có lẽ là, quan niệm dân gian này chỉ nhằm nhắc các mẹ bầu nên "giữ ý" một chút chăng?

KIÊNG BƯỚC QUA DÂY HOẶC QUA VÕNG 

Đôi lúc, mẹ bầu có thể sẽ bị các cụ lớn tuổi trong nhà nhắc nhở phải kiêng bước qua dây hoặc qua võng vì tin rằng bé trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng hiện tượng dấy rốn quấn cổ này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, điểm tích cực có thể kể đến của quan điểm này là nhắc mẹ bầu cẩn thận khi di chuyển để tránh vấp ngã do vướng dây, vướng võng.

KIÊNG NẰM NGỬA

Quan niệm dân gian cho rằng nằm ngửa sẽ khiến nhau dính vào thai. [Ảnh minh họa]

Người xưa khuyên bà bầu kiêng nằm ngừa vì tin rằng làm vậy sẽ bị dính nhau thai. Mặc dù thực tế là không phải vậy, nhưng tư thế này cũng được chứng minh là tư thế bất lợi, do khi nằm ngửa, tử cung sẽ chàn vào tĩnh mạch khoang dưới, cản trở lưu thông khí huyết đến thai nhi, tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Tư thế nằm tốt nhất dành cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang trái.

KIÊNG VƯƠN NGƯỜI

Nhiều mẹ bầu dễ bị bề trên quở mắng nếu như lỡ vươn tay cao quá đầu do mọi người tin rằng, hành động này sẽ khiến thai bị bong nhau hoặc dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, thực tế, chuyện này không hề có cơ sở khoa học. Trái lại, trong thời kì bầu bí, mẹ bầu nên chú ý tập luyện thể dục với cường độ vừa phải để tăng cường sức khỏe.

KIÊNG ĂN CÀ

Những thứ có tên gọi giống nhau có lẽ sẽ có "họ hàng" với nhau nên các cụ mới khuyên mẹ bầu kiêng ăn cà không sau này con sinh ra sẽ nói cà lăm [nói lắp]. Nghe quan niệm này có vẻ "trời ơi đất hỡi", tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên ăn cà nhiều do loại quả này vừa nghèo dinh dưỡng vừa có nhiều chất gây độc, dễ gây ra các chứng đau nhức.

KIÊNG ĂN ỐC

Ốc thường có nhiều nhớt hơn những món ăn khác, có lẽ vì vậy mà các cụ cho rằng nếu mẹ ăn ốc, con sinh ra sẽ hay bị chảy nước dãi. Tuy nhiên, ngoài nguy cơ nhiễm bệnh giun khi ăn ốc, mẹ bầu không hề phải lo lắng bất kì "hệ lụy" nào khác từ việc ăn ốc, kể cả việc chảy nước dãi của em bé sau này. 

Ốc cũng được các cụ liệt vào "danh sách đen" những món mẹ bầu không được ăn. [Ảnh minh họa]

KIÊNG ĂN BÁT MẺ

Nhiều người cho rằng, bát mẻ và trẻ sứt môi là có liên hệ với nhau. Thế nhưng, sứt môi là một dị tật bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Dù vậy, một điều chắc chắn là việc bé sứt môi không phải là hệ quả từ việc lành hay mẻ của bát ăn cơm mà mẹ đã dùng.

KIÊNG NGỒI TRƯỚC CỬA

Những người lớn tuổi thường mắng nếu thấy bà bầu ngồi trước cửa vì sợ em bé sinh ra sẽ khó dạy, lì lượm, do sự liên quan giữa ý nghĩa của cánh cửa chính với chuyện êm ấm trong gia đình. Thế nhưng, điều này hoàn toàn dựa trên quan niệm dân gian mà chưa hề được kiểm chứng chính xác.

KIÊNG TRỒNG CÂY

Trồng cây, trồng hoa là sở thích của nhiều chị em phụ nữ nhưng theo quan niệm dân gian, trong thời gian mang thai, nếu mẹ trồng cây thì sẽ khó sinh. 

Mang thai 3 tháng đầu: Kiêng đúng, kiêng sai chắc chắn là vấn đề được hầu hết các mẹ bầu quan tâm, đặc biệt những người lần đầu mang bầu. Vậy nhưng không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức đầy đủ về vấn đề này. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi và chia sẻ những kiến thức về việc Mang thai 3 tháng đầu, kiêng sao cho đúng, Eva.vn sẽ tổ chức buổi workshop với chủ đề này dành cho phụ nữ chuẩn bị mang bầu và đang mang trong mình "thiên thần bé nhỏ". 

Mang thai 3 tháng đầu: Kiêng đúng, kiêng sai sẽ là chủ đề đầu tiên trong chuỗi WORKSHOP NHÀ MÌNH THÊM MỘT. Tham gia workshop, chị em sẽ có cơ hội học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, lắng nghe tư vấn từ chuyên gia khoa sản hàng đầu và những khách mời đặc biệt. 

Workshop số 1 với chủ đề Mang thai 3 tháng đầu: Kiêng đúng, kiêng sai được tổ chức HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ vào 9:00AM ngày 25/3/2018 tại Tropical Forest - Số 89 ngõ 298 Tây Sơn, Đống Đa [Hà Nội].

Đã KẾT THÚC thời gian đăng ký tham gia Workshop.

Đừng quên theo dõi livestream trực tiếp buổi Workshop Mẹ Bầu & Bé tại: Fanpage Eva hoặc www.eva.vn.

Xem thêm chủ đề Mang thai 3 tháng đầu: Kiêng đúng - Kiêng sai

Theo Nam Phương [T/h] [Khám Phá]

7 câu hỏi tại sao có bầu không được cầm kim, ngồi xổm, với tay, đóng đinh, xoa bụng, trồng cây và ngồi giữa cửa là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Mang thai không chỉ là thời điểm có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và quan trọng, mà còn là quãng thời gian bất cứ bà bầu nào cũng phải cẩn thận giữ gìn để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, trong dân gian từ xa xưa đã có một số quan niệm kiêng cữ trong giai đoạn mang bầu mà thực tế hiện nay vẫn còn không ít người tin tưởng. Vậy tại sao có bầu không được cầm kim, ngồi xổm, với tay, đóng đinh, xoa bụng, trồng cây hay ngồi giữa cửa? Hãy cùng chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết sau đây nhé.

Bạn đang xem: Vợ có bầu chồng không được trồng cây

1. Tại sao có bầu không được cầm kim?

Theo những quan niệm dân gian từ xa xưa cho rằng, trong suốt thai kỳ của mình bà bầu không được sử dụng kim chỉ. Bởi với điều này, mặc dù thai nhi hầu như không gặp phải vấn đề nào nhưng ngược lại sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ. Vậy vì sao bà bầu kiêng cầm kim và điều này liệu có đúng hay không?

Theo đó, nhiều người có suy nghĩ rằng trong thời gian mang thai nếu cầm kim khâu thì sau khi sinh nở thị lực của người phụ nữ sẽ bị suy giảm nhanh chóng, do trước đó mắt phải tập trung quá lâu vào một điểm để xâu kim. Không chỉ vậy, quan niệm này còn cho biết bà bầu cầm kim khiến trẻ sinh ra có đôi mắt bé hoặc rất dễ mắc phải tình trạng rong kinh sau sinh. Do đó, rất nhiều phụ nữ đều có chung một băn khoăn bà bầu có được cầm kim chỉ không.

Thực tế: Hiện nay chưa có bất cứ một nghiên cứu chứng minh nào về độ chính xác của quan niệm dân gian này. Sở dĩ phụ nữ sau sinh mắt kém bởi lúc này sức khỏe còn yếu, hormone trong cơ thể biến đổi nên thị lực sẽ có phần bị giảm đi, hoặc không may do biến chứng tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật sau sinh.



Tại sao có bầu không được cầm kim

Vẫn có rất nhiều bà bầu làm nghề thợ may, thợ thêu cầm kim chỉ thường xuyên nhưng cả quá trình thai kỳ và sinh nở đều hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì thế, bà bầu có thể yên tâm sử dụng kim khâu mà không phải lo lắng sức khỏe của hai mẹ con bị tác động, tuy nhiên vẫn nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh tập trung làm việc quá mức nếu không cần thiết.

2. Tại sao có bầu không được ngồi xổm?

Thực tế: Thai phụ không nên ngồi xổm không chỉ là một quan niệm đúng đắn mà còn là lời khuyên được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa. Lý do là bởi cột sống và toàn bộ phần thân dưới của bà bầu sẽ phải “gánh vác” trọng trách nâng đỡ cơ thể trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt thai nhi càng phát triển lớn thì những vùng này lại càng phải chịu nhiều áp lực nặng nề hơn trước đó.

Do vậy, khi mẹ bầu ngồi xổm sẽ khiến cho cột sống phải căng giãn, phần thân dưới chịu sức nặng lớn gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức. Thêm vào đó, hệ thống các mạch máu tại chi dưới cũng không được lưu thông một cách thuận lợi, từ đó rất dễ suy giãn tĩnh mạch và tình trạng phù nề lại có diễn biến ngày một nghiêm trọng.

Ngoài ra, bà bầu còn có nguy cơ đối mặt với khả năng bị ngã, vô cùng nguy hiểm do trọng tâm khi ngồi xổm thường đổ dồn về trước mặt. Càng về những tháng sau của thai kỳ, việc ngồi xổm sẽ dẫn đến hiện tượng thai nhi đè vào khu vực bàng quang khiến mẹ bầu xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.

Mặc dù vậy, các chuyên gia lại cho biết ngồi xổm được coi như một bài tập phù hợp cho những thai phụ sắp sinh, giúp giãn nở phần xương chậu để dễ sinh thường hơn. Nếu bà bầu thực hiện ngồi xổm đúng cách như hướng dẫn của bác sĩ thì còn đem lại nhiều lợi ích bao gồm: Hạn chế hiện tượng thoát vị đĩa đệm, thai nhi được cung cấp thêm nhiều oxy, người mẹ được giảm bớt căng thẳng...

3. Tại sao có bầu không được với tay?

Nhiều bà bầu thường truyền tai nhau quan niệm với tay cao thường xuyên trong thai kỳ là điều cấm kỵ bởi điều này sẽ khiến cho thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Đặc biệt là lúc mẹ với tay lên cao để lấy đồ hoặc treo, phơi quần áo lại càng gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.

Thực tế: Có bầu không nên với tay là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên không phải bởi lý do thai nhi bị hiện tượng tràng hoa quấn cổ kể trên. Cổ thai nhi bị dây rốn quấn vào thực chất là sự xoay chuyển các tư thế khi còn ở trong bụng mẹ, em bé càng hiếu động thì càng dễ gặp phải tình trạng này, hoặc cũng có khả năng xảy ra do dây rốn có cấu trúc yếu hay kích thước dài hơn bình thường.

Tại sao có bầu không được với tay kèm theo nhón chân lên có thể được giải thích rằng hành động này khiến cho thai phụ bị căng giãn cơ bụng, cảm thấy nhức mỏi tay. Bên cạnh đó, tư thế đứng nhón chân khi với đồ ở trên cao gây ra áp lực rất lớn đối với cơ thể nhất là khi thai nhi đã to.

Nguy hiểm hơn, nếu bà bầu không may với đồ mà bị chúng rơi xuống còn dẫn tới tổn thương, thậm chí là trượt ngã để lại hậu quả vô cùng khó lường. Bởi vậy, phụ nữ mang thai nên giữ gìn sức khỏe của mình thật cẩn thận, trường hợp cần lấy đồ đạc ở vị trí cao phải nhờ sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình.

Xem thêm: Park Ju - All About Korean Actress Kim Hee



Tại sao có bầu không được đóng đinh

4. Tại sao có bầu không được đóng đinh?

Theo các tài liệu về phong thủy, thai thần [được hiểu là linh hồn của thai nhi] sẽ di chuyển xung quanh thai nhi, tại mỗi thời điểm khác nhau lại ở vị trí không giống nhau. Vì thế nên trong cả thai kỳ bà bầu cần tránh các hoạt động như: Đóng đinh, tu sửa, lắp đặt, gõ đồ vật… để không gây động cho thai thần. Ngoài ra tập tục kiêng cữ này cũng tương đối phổ biến ở Trung Quốc, bởi họ cho rằng mẹ bầu đóng đinh có thể khiến em bé mắc các dị tật bẩm sinh.

Thực tế: Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, bởi thế nên quan niệm trên đúng sai ra sao cũng còn tùy thuộc theo suy nghĩ khác nhau của mỗi người. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế thì có bầu không được đóng đinh là đúng đắn bởi những hành động này rất dễ gây ra các thương tổn nếu thai phụ không cẩn thận, làm nguy hiểm đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì việc tránh những hoạt động mạnh, làm việc nặng là rất cần thiết, thay vào đó bà bầu chỉ nên vận động nhẹ nhàng, khoa học.

5. Tại sao có bầu không được xoa bụng?

Thực tế: Xoa bụng là thói quen thường gặp ở rất nhiều bà bầu với suy nghĩ rằng đây sẽ là phương thức để giao tiếp cùng thai nhi, cũng như thể hiện tình cảm yêu thương của mẹ đối với em bé trong bụng. Mặc dù vậy, theo các chia sẻ từ chuyên gia thì hành động này tuy không phải tuyệt đối tránh hoàn toàn nhưng cần được hạn chế lại.

Nếu xoa bụng bầu thường xuyên quá nhiều, xoa bóp sai cách nhất là thời điểm từ tháng thứ 7 về sau trong thai kỳ sẽ gây tác động làm tử cung co thắt, nguy cơ cao động thai, kích thích sinh non, ảnh hưởng đến thai nhi làm thay đổi ngôi thai, gia tăng khả năng dây rốn quấn cổ… Theo đó, những thời điểm mà bà bầu tuyệt đối không được xoa bụng bao gồm: Trước lúc đi ngủ, khi tần suất cử động của thai nhi nhiều bất thường và từ tuần thai thứ 32 trở đi.

Việc xoa bụng bà bầu nếu muốn thực hiện phải lưu ý những điều cần thiết như sau:

Tuyệt đối không xoa đi xoa lại quá nhiều lần trong 1 ngày, tốt nhất là chỉ dưới 4 lần và thời gian cho mỗi lần là dưới 5 phút.

Sử dụng các đầu ngón tay để xoa bụng thật nhẹ nhàng, tránh dùng nguyên cả bàn tay, xoa quá mạnh hoặc để tay tạo áp lực lên bụng.

Những trường hợp tránh tuyệt đối xoa hay vỗ vào bụng: Có tiền sử sảy thai, nhau tiền đạo, có triệu chứng động thai hoặc sinh non.

6. Tại sao có bầu không được trồng cây?

Quan niệm này được nói chính xác hơn là khi vợ mang bầu thì chồng không được trồng cây, đây là điều đại kỵ theo quan niệm dân gian từ xa xưa. Ông bà ta cho rằng việc trồng cây khi mang thai sẽ khiến cây cối khó lớn và rất dễ chết, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự may mắn và vấn đề tài lộc của gia đình.



Tại sao có bầu không được trồng cây

Thực tế: Giống như quan niệm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhiều bà bầu vẫn kiêng cữ theo quan niệm dân gian nhưng tính chính xác thì vẫn chưa thật sự rõ ràng. Mặc dù vậy, có một thực tế là việc trồng cây, trồng hoa hay cắm các loại hoa có nhiều mùi hương có thể khiến cho các mẹ bầu nhạy cảm, khó chịu với mùi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ của thai phụ, hoặc một số phụ nữ mang thai cơ địa mẫn cảm còn có khả năng gặp dị ứng, kích ứng với phấn hoa.

7. Tại sao có bầu không được ngồi giữa cửa?

Người xưa cho rằng, phụ nữ khi mang thai phải kiêng ngồi giữa cửa, ngồi lên bậc cửa ra vào. Bởi đây con đường thuận lợi để linh hồn của quỹ dữ bắt mất em bé đi. Ở thời đại ngày nay, chắc chẳn đa số mọi người đều đã không còn tin quá mức vào những điều như vậy, tuy nhiên xét về thực tế thì bà bầu tránh ngồi giữa cửa vẫn là điều nên làm.

Thực tế: Nghe về quan niệm “quỷ dữ” kể trên có vẻ khá là kỳ quặc, nhưng vị trí giữa cửa hay bậc cửa ra vào chính là nơi vô cùng hút gió. Bởi vậy nếu bà bầu ngồi thường xuyên ở những nơi này hoặc bất cứ khu vực nào khác thoáng gió sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm hệ miễn dịch suy giảm và rất dễ mắc bệnh. Không chỉ vậy, khi ngồi quá lâu mà không nằm nghỉ hay vận động nhẹ nhàng còn gây đau eo, đau lưng vô cùng khó chịu cho các mẹ bầu.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao có bầu không được cầm kim cùng một số quan niệm kiêng cữ khi mang thai thường gặp nhất. Nhìn chung, những lời khuyên trong dân gian được đưa ra đều nhằm mục đích giúp mọi bà bầu có được một thai kỳ trọn vẹn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu một số kiêng cữ là đúng đắn thì đồng thời trong đó cũng có không ít quan niệm lỗi thời và không thực sự chính xác, bởi vậy mẹ bầu nên tìm hiểu và chọn lọc thông tin để áp dụng sao cho phù hợp nhất. Chúc các bà bầu thật nhiều sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề