Nhân viên tư vấn pháp lý Qua điện Thoại là gì

Ngày nay, đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại của mỗi doanh nghiệp là bộ bạn quan trọng và không thể thiếu. Hãy cùng chúng tôi làm rõ khái niệm niệm này cũng như tìm hiểu về các công việc thực sự của họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhân viên đáp ứng đầy đủ tính chất của công việc tư vấn bán hàng.

Nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại là gì?

Nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại hay còn gọi là nhân viên telesales. Công việc đơn giản của họ là chủ động gọi đến cho khách hàng và sử dụng những kịch bản có sẵn nhằm tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm.

Đây là phương thức bán hàng phổ biến hiệu quả hiện nay mà hầu hết các công ty lớn nhỏ đều áp dụng. Vì nó giúp doanh nghiệp cung cấp cho người mua có được thông tin về sản phẩm chi tiết nhất mà không mất thời gian và chi phí đi lại để đến cửa hàng.

Nhân viên tư vấn qua điện thoại là phương thức bán hàng phổ biến hiện nay

Hệ thống các công việc của nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại

Tùy theo đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà công việc của nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại sẽ khác nhau. Song nhìn chung công việc này có thể hệ thống lại như sau:

  • Tiếp nhận database của khách hàng từ bộ phận marketing, tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung ứng cho thị trường.
  • Chủ động gọi đến cho khách hàng theo danh sách có sẵn và theo kịch bản đã chuẩn bị trước. Trong quá trình giao tiếp qua điện thoại, căn cứ vào nhu cầu và sở thích của khách để chọn cách tư vấn thuyết phục. Điều này giúp bạn tạo thiện cảm và dễ dàng thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. 
  • Lên lịch hẹn với khách hàng và gặp gỡ khách hàng khi khách có nhu cầu. Hoặc lên lịch cho nhân viên bán hàng chuyên nghiệp gặp mặt để tư vấn và tiến đến bước quan trọng nhất chốt sale.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng với mục đích biến họ thành khách hàng trung thành bằng cách gọi gọi điện hỏi thăm, quan tâm đến nhu cầu của họ. Việc này giúp bạn tạo uy tín lâu dài để giữ chân khách hàng.
  • Tự tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới thông qua các trang mạng online chứ không phải chỉ thụ động nhận dữ liệu từ doanh nghiệp. Đây là vấn đề gây nhiều áp lực cho nhân viên.
  • Nhân viên telesales còn phải trực và xử lý các cuộc gọi của khách hàng khi họ có thắc mắc và cần được tư vấn. 
  • Theo dõi doanh số hàng ngày của cá nhân và báo cáo với cấp trên để đảm bảo tiến độ của chiến dịch.

Xem ngay: Tuyệt chiêu chăm sóc khách hàng qua điện thoại đỉnh cao không phải ai cũng biết

Lịch trình làm việc của nhân viên tư vấn qua điện thoại chuyên nghiệp

  • Bước 1: Xác định Người nào/Những công ty nào sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Bước 2: Thăm dò
  • Bước 3: Ưu tiên những khách hàng mà bạn đang hướng đến
  • Bước 4: Phát triển việc buôn bán mới
  • Bước 5: Chuẩn bị cho mỗi cuộc gọi
  • Bước 6: Quay số được tiền: Gọi điện thoại
  • Bước 7: Giải quyết những người gác cổng
  • Bước 8: Liên lạc và nói chuyện với người đưa ra quyết định
  • Bước 9: Trình bày lời giới thiệu sản phẩm của bạn
  • Bước 10: Kết thúc “thử”
  • Bước 11: Thương lượng và giải quyết tất cả các sự phản bác
  • Bước 12: Kết thúc
  • Bước 13: Chấm dứt cuộc gọi
  • Bước 14: Gọi điện Tóm tắt và Hoàn thành
  • Bước 15: Những dịch vụ giá trị gia tăng
  • Bước 16: Tìm kiếm khách hàng thông qua người giới thiệu

Vấn đề còn tồn tại khi doanh nghiệp tự tuyển nhân viên

Với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và công nghệ thì nhu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại của các doanh nghiệp luôn tồn tại và rất lớn. Thế nhưng, trong quá trình tìm kiếm và xây dựng bộ phận này, các doanh nghiệp sẽ không ít những khó khăn sau đây:

  • Tốn thời gian công sức cũng như tiền bạc khi muốn tuyển được ứng viên tiềm năng.
  • Mất thời gian và chi phí để đào tạo các ứng viên trở thành nhân viên bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp, nhất là những người mới, không có nhiều kinh nghiệm.
  • Không có gì đảm bảo về về tính hiệu quả của nhân viên vì sau một thời gian làm việc mới có thể nhận biết kết quả.
  • Người mới trong nghề sẽ có sự hiểu biết hạn chế và thiếu kiên nhẫn nên rất dễ nản lòng và từ bỏ, dẫn đến doanh nghiệp lại phải tìm người thay thế.
  • Nếu không xây dựng không tốt sẽ làm chậm tiến độ bán hàng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh và doanh thu của công ty.

Có thể nhận thấy rằng công việc tư vấn bán hàng qua điện thoại là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và doanh nghiệp sẽ phải mất không ít chi phí và tiền bạc để xây dựng bộ phận này cho chính đơn vị của mình. Vì vậy, tìm đến đơn vị cung cấp nhân viên bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp, đã được đào tạo bài bản từ trước là giải pháp tối ưu hơn nhiều. 

NMS mang đến cho doanh nghiệp bạn giải pháp bán hàng qua điện thoại chất lượng

Hiện tại, NMS Callcenter là địa chỉ chất lượng và uy tín hàng đầu về giải pháp bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng qua điện thoại. Đến với công ty NMS Callcenter mọi vấn để của doanh nghiệp đều sẽ được giải quyết triệt để. Nếu có nhu cầu, đừng ngần ngại hãy liên hay ngay đến công ty qua hotline 024. 7300 8555 / 0922 99 1234 hoặc truy cập website: nms.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết. 

Chuyên viên pháp lý là gì? Cách để trở thành chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là công việc rất hấp dẫn với cơ hội việc làm tương đối rộng mở và thu hút người lao động. Vì vậy chuyên viên pháp lý là ai? Mô tả những công việc cụ thể của chuyên viên pháp lý?

Chuyên viên pháp chế là gì? Hiểu một cách nôm na thì chuyên viên pháp chế là người hỗ trợ và xử lý những vấn đề theo đúng các quy định của pháp luật. Nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ, tốt đẹp và những tránh kiện tụng trong quá trình hợp tác, làm ăn, buôn bán. Cùng 123job chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chuyên viên pháp lý qua thông tin bài viết dưới đây nhé.

I. Chuyên viên pháp lý – họ là ai?

Thị trường kinh doanh đang ngày càng phát triển, ngày càng có rất nhiều công ty doanh nghiệp được mở mới và đang đi vào hoạt động, để có thể hoạt động một cách thuận lợi nhất về mặt giấy tờ pháp luật thì các công ty này cần phải có một bộ phần nhân sự tư vấn về luật nhân sự để an tâm trong công việc kinh doanh. Những người có tầm nhìn xa trông rộng họ đã ý thức được tầm quan trọng của luật pháp chính vì vậy mà ngay từ đầu họ đã tuyển dụng và tìm kiếm các nhân tài về chuyên viên pháp lý cho công ty mình, để có thể tránh trường hợp nước đến chân mới nhảy. Do vậy có thể nói chuyên viên pháp lý đang là một công việc có nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học, cùng với đó chính là nhu cầu tuyển dụng của vị trí chuyên viên pháp chếnày cũng rất cao. Vậy chuyên viên pháp lý là gì?

Tùy quy mô mỗi doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên pháp lý sẽ khác nhau

Chuyên viên pháp chế hay được gọi là chuyên viên pháp lý là những người làm các công việc liên quan đến điều hành pháp lý, những người được đào tạo về chuyên môn về pháp lý trong một số khu vực pháp lý nhất định. Họ thường chuyên về các lĩnh vực cụ thể của pháp lý, giải quyết những công việc pháp lý cho doanh nghiệp và công ty. Việc đào tạo mà một chuyên viên pháp lý thực hiện sẽ bao gồm cả đào tạo ngành nghề và bằng cấp học thuật.

II. Mô tả công việc của nhân viên pháp lý?

1. Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của công ty

Phụ trách và chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến pháp lý trong công ty. Cung cấp các tư vấn chính xác và kịp thời cho Ban giám đốc công ty về các vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm: luật lao động, liên doanh quốc tế, quản trị tài chính doanh nghiệp,...

Đảm nhiệm việc tham mưu và tư vấn cho Ban giám đốc công ty các vấn đề về pháp luật. Chịu trách nhiệm kiểm tra về tính hợp pháp và pháp lý tất cả những giao dịch kinh doanh trong công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý như: thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu,...

2. Xây dựng, kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty

Phối hợp với các nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng các chính sách quản trị nội bộ và giám sát việc tuân thủ chính sách. Đồng thời xây dựng các chiến lược phòng vệ hiệu quả.

Kiểm tra hệ thống chính sách nội bộ, đảm bảo rằng việc ban hành và thực thi các chính sách của công ty hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro có khả năng tác động đến các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro phù hợp và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra, để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Hỗ trợ việc thiết lập hệ thống ISO cho các bộ phận trong công ty; tham gia đánh giá về những hệ thống quản lý nội bộ trong công ty theo đúng tiêu chuẩn ISO.

3. Quản lý các vấn đề pháp lý với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Liên hệ và tiến hành các giao dịch với các đối tượng bên ngoài để giải quyết công việc theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty.

Tham gia hoạt động tố tụng theo sự phân công của Ban giám đốc công ty nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty.

Đại diện công ty trao đổi và đàm phán với các đối tượng bên ngoài công ty, bao gồm: tư vấn viên pháp luật bên ngoài, các cơ quan chính quyền,..., để tạo mối quan hệ tin cậy sau đó xử lý những vấn đề phức tạp đối với các bên liên quan.

4. Tham gia việc soạn thảo hợp đồng và các văn bản do công ty ban hành

Tham gia soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận và các văn bản, tài liệu pháp lý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty. Đồng thời, kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp đối với các hợp đồng, văn bản pháp lý mà công ty ban hành và ký kết cũng như kiểm tra tính hợp pháp của các giao dịch công ty thực hiện.

Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý trong công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, các văn bản hay tài liệu giao dịch nhằm mục đích đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.

5. Nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty

Nghiên cứu các luật, nghị định, thông tư… có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi người trong công ty. Đảm bảo mọi thủ tục, quy trình hoạt động của công ty đều hợp pháp. Đồng thời có trách nhiệm quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh của công ty.

6. Cập nhật các sửa đổi, bổ sung về pháp luật hiện hành

Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức mới nhất về pháp luật, như là các thay đổi về luật, nghị định, thông tư,…, có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty cho các cấp quản lý.

III. Tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý

Trong nền kinh tế mở cửa nên thị trường đầy biến động và hầu hết những ông chủ đều muốn đảm bảo sự an toàn cho sự nghiệp của mình, họ mong muốn mọi thủ tục kinh doanh của mình sẽ đều có người xem sét. Chình vì vậy mà một chuyên viên pháp lý nội bộ cũng là điều rất cần thiết cho mọi công ty doanh nghiệp. Do vậy những vị trí chuyên viên pháp lý này đang là một trong những vị trí ảnh hướng rất nhiều đến quá trình hoạt động trong công ty, doanh nghiệp, nó nắm giữ các sự sống còn của công ty.

Khi công ty ký kết một hợp đồng cùng với một đối tác nào đó thì người chuyên viên pháp lý sẽ là người đầu tiên vào cuộc đầu tiên để tìm hiểu các vấn đề pháp lý, soạn thảo những điều lệ và làm các thủ tục để việc ký kết hợp đồng để họ trở nên thuận lợi. Họ cần tìm hiểu kỹ những đối tác đến từng chi tiết cụ thể, chỉ khi nào chắc chắn rằng không có vấn đề gì về mặt pháp lý thì hợp đồng ký kết mới được diễn ra thuận lợi. Có nhiều chủ doanh nghiệp đã khẳng định tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý qua việc họ chỉ cần nhíu mày, đó là đã tìm ra được những sơ hở trong hợp đồng và cứu công ty, doanh nghiệp, giảm thiểu hàng trăm triệu đồng do xảy ra thiệt hại.

Bên cạnh đó thì tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý còn được thể hiện rõ rằng thông qua khâu dối nội. Những người chuyên viên pháp lý là những người lo toan về thủ tục pháp lý, những thủ tục đã về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền trong công ty, mọi giấy tờ đều được xem xét một cách vô cùng kỹ lưỡng. Người chuyên viên pháp lý còn làm nhiệm vụ là tư vấn về luật pháp cho các lãnh đạo, các phòng ban để chắc chắn rằng công ty có thể đang làm ăn hợp pháp. Công việc của chuyên viên pháp lý chính là những người làm nhiệm vụ xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước. Người chuyên viên pháp lý sẽ thực hiện các giấy tờ, pháp lý để công ty, doanh nghiệp hạn chế tối đa việc phải ra hầu toà.

IV. Cơ hội việc làm của chuyên viên pháp lý

Người làm chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp có rất nhiều cơ hội trong việc phát triển nghề nghiệp. Đối với môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp được tiếp cận cùng với nhiều tình huống thực tế và tham gia những khóa đào tạo chuyên môn. Cùng với đó chính là môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là những chế độ về lương thưởng trong công ty có thể nói người làm chuyên viên pháp lý có mức lương khá hấp dẫn chính vì vậy mà rất nhiều học sinh hoặc sinh viên tìm hiểu để theo ngành nghề chuyên viên pháp lý, ở mức lương của chuyên viên pháp lý mới ra nghề sẽ có mức lương trung bình trong khoảng 13 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên với những người chuyên viên pháp chế đang có tay nghề, có kinh nghiệm thì mức lương trong khoảng từ 20 đến 30 triệu.

Khi tuyển chuyên viên pháp lý nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu rất cao về kinh nghiệm của ứng viên, và họ luôn ưu tiên những người có nhiều kinh nghiệm.
Những người này sẽ có rất nhiều kinh nghiệm. Từng va chạm đối với nhiều tình huống, để có thể xử lý những tình huống khó. Và điều quan trọng là chuyên viên pháp lý phải có chứng chỉ hành nghề luật sư, cần phải có kiến thức chuyên môn, có thể nói chuyên viên pháp lý sẽ là những người đại diện pháp lý cho công ty chính vì vậy mà còn cần ứng viên của mình cần phải có bằng cấp và tri thức.

Đối với chuyên viên pháp chế, để thành công trong công việc ngoài kiến thức chuyên viên pháp lý nắm chắc kiến thức đó là điều chưa đủ, mà người chuyên viên pháp chế giỏi và chuyên nghiệp cần phải nắm bắt nhiều thông tin liên tục, văn bản luật trong và ngoài nước, mọi biến động của thị trường có sự tham gia của những công ty, đều phải nắm bắt để có sự ứng phó kịp thời. Để thực hiện được điều này mỗi chuyên viên pháp lý chúng ta cần phải có bản lĩnh và tác phong chuyên nghiệp và năng động… thì mới có thể có được những thành công trong ngành nghề.

V. Môi trường làm việc chuyên viên pháp lý

Phần lớn chuyên viên pháp lý đều phải làm việc toàn thời gian ở trong văn phòng. Nhưng họ vẫn có thể làm thêm giờ để có thể đảm bảo đúng deadline công việc. Cụ thể như là: sắp xếp hồ sơ hay nghiên cứu vụ kiện một cách kỹ lưỡng và đảm bảo có tỷ lệ thành công cao. Tương tự như là những vị trí nhân sự khác nhau, chuyên viên pháp lý phải có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ và có các kiến thức thực tế về những thủ tục hành chính.

Hàng ngày, chuyên viên pháp lý sẽ thực hiện một loạt công việc trong văn phòng, bao gồm đặt lịch hẹn và trả lời điện thoại cũng như xử lý email. Bên cạnh đó, họ còn soạn thảo hợp đồng và các văn bản; hỗ trợ thông tin cho những vụ kiện, nghiên cứu pháp luật và thu thập các thông tin liên quan đến vụ kiện. Ngoài việc, đảm nhận tư vấn, xử lý những rắc rối có liên quan đến pháp luật. Thì chuyên viên pháp lý cũng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của công ty. Chẳng hạn các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh doanh như là bất động sản, cổ phiếu, tài sản doanh nghiệp,…

Chính vì vậy đặc tính công việc như vậy, nên khi tuyển dụng chuyên viên pháp lý những doanh nghiệp luôn luôn đòi hỏi nhân sự phải có các kiến thức chuyên môn cao và một số kỹ năng mềm thiết yếu.

VI. Học gì để trở thành chuyên viên pháp lý

Học gì để trở thành chuyên viên pháp lý?

Để có thể làm chuyên viên pháp lý thì yêu cầu bạn cần phải bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật Năng động. Phải có trình độ về chuyên môn, theo học các chuyên ngành về pháp luật trong và ngoài nước. Ngoài ra bạn cần phải học tập và rèn luyện các kỹ năng về giao tiếp tốt, kỹ năng đàm phán, luyện giọng nói rõ ràng, dứt khoát và có sức thuyết phục, bên cạnh đó họ phải năng động và hoạt bát đó chính là những yêu cầu cần thiết của một chuyên viên pháp lý.

VII. Những kỹ năng cần có của người chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý chính là công việc được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học, nó còn là một công việc có nhiều cơ hội phát triển, và cũng là công việc đòi hỏi rất nhiều tố chất và kỹ năng của người theo học, bạn mong muốn thành công trên còn đường sự nghiệp của chuyên viên pháp lý thì cần phải tìm hiểu một số kỹ năng và tố chất sau đây để biết được rằng bạn có thật sự phù hợp với công việc này không nhé.

1. Tình cẩn thận chính xác, chi tiết trong xử lý công việc

Có thể nói người học luật và làm chuyên viên pháp lý cần phải là những người có tính cẩn thận, chính xác và chi tiết trong vấn đề xử lý công việc, họ cần phải đảm bảo rằng mọi công việc họ làm có liên quan đến việc sống còn của cả công ty, họ chỉ cần có một sai sót nhỏ sẽ khiến cho công ty thiệt hại tới hàng trăm tỷ đồng, hay nặng hơn có thể đi tù vì sai phạm luật pháp. Chình vì vậy mà tình cẩn thận chính xác trong việc xử lý công việc chính là điều không thể thiếu với chuyên viên hành chính.

2. Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm

Đối với những công ty sẽ có quy mô nhỏ thì chuyên viên pháp lý sẽ làm việc một cách độc lập, sẽ thực hiện tất cả những công việc một cách độc lập, tuy nhiên với những công ty có quy mô lớn thì bộ phận pháp lý sẽ có rất nhiều người và mỗi người sẽ chuyên về một mảng sau đó kết hợp lại với nhau, chính vì vậy mà các kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng làm việc độc lập cần phải có của một người chuyên viên pháp lý.

3. Có khả năng đàm phán, thuyết trình, thiết lập các mối quan hệ

Có thể nói kỹ năng đàm phán thuyết trình chính là một trong những kỹ năng quan trọng của người chuyên viên pháp lý, nếu bạn muốn thành công trong con đường sự nghiệp thì khả năng đàm phán thuyết trình chính là không thể thiếu, vì vậy hãy rèn luyện kỹ năng này mỗi ngày nhé.

4. Có khả năng thích ứng và chịu áp lực cao

Công việc của chuyên viên pháp lý như đã phân tích ở trên phải giải quyết vấn đề rất nhiều công việc, nó yêu cầu độ chính xác cao, chính vì vậy mà người làm chuyên viên pháp lý sẽ phải chịu được áp lực công việc cao mới có thể hoàn thành tốt được công việc của mình.

VIII. Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ về thông tin của chuyên viên pháp lý thì chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về ngành nghề để từ đó có những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân, nghề này hiện nay đang là một trong các nghề có nhu cầu tuyển dụng khá cao, cơ hội nghề nghiệp sẽ luôn phát triển, vì vậy nên có nhiều học sinh, sinh viên tìm hiểu và sự lựa chọn, những bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn về công việc và nhiều kỹ năng cần có của người chuyên viên pháp lý để có được những sự lựa chọn đúng đắn nhất cho nghề nghiệp tương lai của bản thân. Mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm rõ những thông tin về chuyên viên pháp lý cũng như mô tả công việc chuyên viên pháp chế đầy đủ và chính xác nhất.

Xem tiếp: Luật quốc tế có vai trò như nào? Tìm hiểu đặc trưng của luật quốc tế[phần 1]

Tag:

kỹ năng đàm phán Bảng mô tả công việc nhân viên nhân sự Luật sư Ngành luật văn bản pháp luật Chuyên viên pháp lý là gì

Bài viết nhiều người đọc

  • Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?

  • Trợ lý và thư ký khác nhau như thế nào?

  • Những kỹ năng cần thiết của kiến trúc sư trong phát triển sự nghiệp

  • Ngành Luật và những việc làm cụ thể sau khi sinh viên ra trường

  • Nhân viên phục vụ là gì? Bí quyết trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

  • Cơ sở pháp lý là gì? Kiến thức pháp luật bạn không thể bỏ qua

  • Shipper là gì? Những khó khăn ít ai biết về công việc shipper

  • Cẩm nang kinh nghiệm làm shipper cho sinh viên làm thêm

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:

  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề