Tại sao trứng gà bị đắng

Chúng ta đều biết rằng trứng rất giàu chất dinh dưỡng và có giá thành khá bình dân nên vừa có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người lại vừa phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, có một số loại trứng chúng ta gặp được chuyên gia cảnh báo là không nên ăn, nếu không thì có thể gây đau bụng và tiêu chảy trong trường hợp nhẹ, và có thể bị hôn mê do ngộ độc nghiêm trọng, mọi người phải chú ý.

Đây là danh sách 7 loại trứng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn

1, Vỏ quả trứng bị nứt

Trong quá trình vận chuyển, bảo quản và đóng gói trứng, do rung lắc hoặc va đập mà một số trứng sẽ có thể bị tác động tạo ra các vết nứt và giập lõm, và trong điều kiện này thì chúng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu để lâu, chúng không còn thích hợp để tiêu thụ nữa, tốt nhất là nên vứt bỏ.

2, Quả trứng dính vào vỏ

Do thời gian bảo quản trứng quá lâu, màng lòng đỏ trở nên cứng và yếu, và lòng đỏ bám chặt vào vỏ trứng. Nếu quá chặt, hoặc da có màu đen sẫm, và có mùi, nó cũng được xem là loại trứng không phù hợp để ăn.

3, Mùi có trứng thối

Khi vi khuẩn xâm nhập vào trứng và nhân lên bằng cách sinh sôi nảy nở với một lượng vi khuẩn lớn thì chúng sẽ làm hỏng trứng.

Lúc này, vỏ trứng có màu xám, và thậm chí vỏ trứng phồng lên do ảnh hưởng của khí hydro sunfua bên trong, hỗn hợp trong trứng có màu xanh xám hoặc vàng đậm đồng thời có mùi hôi. Trứng này được đánh giá là không thể ăn được nữa, nếu không nó sẽ gây ra ngộ độc thức ăn do vi khuẩn.

4, Quả trứng bị loãng lòng đỏ

Có nhiều lý do khiến cho quả trứng bị tan loãng lòng đỏ thành một hỗn hợp nhuyễn.

[1] Đó là trong quá trình vận chuyển, trứng bị rung lắc mạnh khiến màng lòng đỏ bị vỡ, do đó gây ra hiện tượng lỏng lòng đỏ mặc dù giá trị dinh dưỡng của những quả trứng này về cơ bản không thay đổi.

[2] Trong quá trình bảo quản trứng, sau khi protein được pha loãng, nước từ từ thấm vào lòng đỏ và phần lòng đỏ phồng lên sẽ phá vỡ màng lòng đỏ.

[3] Sau khi trứng lên men trong một thời gian, lòng đỏ cũng sẽ bị lỏng ra và loãng.

[4] Nếu trứng tiếp tục được lưu trữ quá lâu, vi khuẩn hoặc nấm mốc xâm nhập trứng qua lỗ thông khí của vỏ trứng, phá hủy cấu trúc protein và gây ra tình trạng lòng đỏ bị lỏng.

Chúng ta cần lưu ý, nếu lòng đỏ trứng bị lỏng tan ra do vận chuyển thì chúng ta có thể ăn ngay khi chưa có vi khuẩn xâm nhập, còn trứng khi đã bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nấm mốc thì tốt nhất không nên ăn vì có thể mang lại rủi ro an toàn thực phẩm.

Phương pháp phán đoán về chất lượng cụ thể là: sau khi phát hiện ra lòng đỏ trứng bị lỏng và tan loãng ra cùng với lòng trắng, trước tiên hãy ngửi xem có mùi hay không, nếu không có mùi, người lớn có chức năng tiêu hóa bình thường sau khi nấu ở nhiệt độ cao có thể tiếp tục ăn, nên xào, nấu hoặc hấp sẽ có mùi vị rõ ràng hơn.

5, Trứng có phôi đã chết [trứng lộn đã chết]

Trứng gà lộn hay vịt lộn là loại trứng đã có phôi thai là những con gà/vịt con chưa trưởng thành trong vòng 14 đến 21 ngày kể từ khi ủ, do nhiệt độ và độ ẩm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng, đã ngừng phát triển phôi và chết trong vỏ trứng.

Theo phân tích của các cơ quan y tế, trứng có con thường có chứa E. coli, vi khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn, proteus, salmonella, ký sinh trùng, noãn của ký sinh trùng… Một số trứng lộn còn chứa các chất độc hại và có hại như hydro sunfua và amin. Nó rất dễ gây ra bệnh lỵ, sốt thương hàn, viêm gan và các bệnh khác, đặc biệt là chức năng tiêu hóa yếu của trẻ em.

Ăn loại trứng này có thể dễ dàng gây ngộ độc, dị ứng và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

6 Trứng bị mốc

Nếu trứng bị tiếp xúc với nước mưa hoặc hơi ẩm, lớp màng bảo vệ trên bề mặt vỏ trứng sẽ bị mất và vi khuẩn có thể xâm chiếm trứng và làm cho nó bị mốc lên. Trứng có đốm đen trên vỏ cũng không được khuyến khích tiêu thụ, đặc biệt là trẻ em và người già và những người có chức năng tiêu hóa yếu.

  • NSƯT Thu Hà: Bí quyết "trẻ không tuổi" của tay golf từng có phòng tập "gây sốt" ở chợ Hôm

7, Trứng dị hình

Với sự gia tăng các chất ô nhiễm trong môi trường tự nhiên, các nguyên tố vi lượng trong động vật và thực vật sẽ tiếp tục tích tụ. Việc thường xuyên ăn động vật và thực vật bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người.

Nếu bề ngoài của trứng nhẵn và có những vết sưng nhỏ nhô ra, hãy mở vỏ trứng và bạn có thể thấy khối u protein kết tụ bên trong, nguyên nhân là do chất độc hại gây dị dạng quả trứng.

Nếu màu sắc của vỏ trứng không đồng đều, vỏ trứng tương đối thô và hình dạng của quả trứng quá dài hoặc quá tròn, nó có thể là một quả trứng từ một con gà không khỏe mạnh. Loại trứng này cũng không phù hợp để mua và tiêu thụ.

*Theo Health/TT

11 thứ gây béo "tàng hình" trong món ăn hàng ngày: Nên tránh xa nếu không muốn bị mỡ bụng

Quả trứng cay đắng!

Doanh nghiệp kinh doanh miếng thịt heo, năm lần bảy lượt bị tố ăn dày, mới quyết định hạ giá. Nay, đến quả trứng cũng đồng cảnh ngộ.

  • Vì sao Việt Nam phải nhập muối, trứng?

  • Thịt, trứng gia cầm sắp được truy xuất nguồn gốc

Suốt trong sáu tháng trở lại đây, nông dân nuôi gà đẻ phải bấm bụng bán quả trứng dưới giá thành, lỗ chỏng vó nhưng vào siêu thị, người dùng vẫn phải mua trứng với giá cao ngất…

Không khó để tập hợp mặt bằng chung của giá trứng trong sáu tháng qua, chỉ ở mức 800 đồng đến trên dưới 1.000 đồng mỗi quả. Trừ hết các khoản chi phí, người chăn nuôi lỗ ròng từ 300 – 500 đồng. Một quả trứng nhỏ nhoi, chỉ bằng các cổ chai nước mà gánh khoản lỗ lên đến mấy trăm đồng, thì quả là quá cay đắng cho người nông dân.

Anh Sáng, một người chăn nuôi gà đẻ ở Đồng Nai, cho biết gia đình anh có trại gà đẻ ngót nghét 40.000 con, mỗi ngày thu vào 25.000 – 28.000 quả trứng và cứ cho mỗi quả hiện lỗ 300 đồng thì cũng bị âm vốn gần 10 triệu.

Quả trứng gà từ trại ra tới tay người tiêu dùng tăng gấp đôi, giới kinh doanh lời còn người nông dân lỗ.

Cũng như con heo, đầu ra quả trứng đang rơi vào bế tắc do lượng trứng tồn kho trong doanh nghiệp, đại lý, các chủ trại… còn quá lớn, tiêu thụ không xuể. Ngoài nguyên nhân đàn gà đẻ tăng nhanh trong khoảng một năm trở lại đây, dẫn đến cung vượt cầu, việc cả xã hội chú ý vào con heo, nhà nhà gia tăng tần suất ăn thịt heo, cũng gián tiếp đẩy quả trứng vào khủng hoảng.

Bên cạnh đó, đây đang là dịp nghỉ hè, thị trường vào mùa tiêu thụ thấp điểm nên lượng trứng sản xuất mỗi ngày dư theo cấp số nhân. Một số doanh nghiệp buộc phải chuyển trứng tươi qua làm bột trứng cung cấp nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm dành cho người, thậm chí, làm nguyên liệu thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi…

Thị trường trứng sỉ ế ẩm là vậy, nhưng giá trứng lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn quá cao. Tại các chợ truyền thống, cửa hàng, tạp hoá, giá trứng gà loại 1 dao động từ 1.700 – 2.000 đồng/quả, trong khi hệ thống siêu thị phổ biến ở mức trên 2.200 – 2.400 đồng/quả. Rõ ràng, một quả trứng từ trại giá chỉ có trên dưới 1.000 đồng, nhưng người dùng khi vào siêu thị phải mua mắc hơn gấp đôi là quá phi lý, vì tính ra, cộng hết tất cả chi phí như tiền hộp, tiền công nhân, điện, nước, lãi suất, vận chuyển, chiết khấu thì cùng lắm cũng cỡ khoảng 500 đồng.

Một số doanh nghiệp có thể giải thích do họ ký hợp đồng giá cao với nông dân, những 1.500 – 1.600 đồng/quả, nên việc bán hơn 2.000 đồng như hiện tại là hợp lý. Nhưng thử hỏi, trong số hàng ngàn nông dân nuôi gà đẻ có mấy người được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ giá cao. Nếu ký hợp đồng hết thì mặt bằng giá trứng phải cao, chứ không thể dưới giá thành trong suốt thời gian như vậy.

Cũng như mặt hàng thịt heo đang được "bình ổn" với giá cao, nay đến quả trứng cũng vậy. Tuy giá ở trại vẫn "tròn trịa" ở mức rất thấp, nhưng qua vài tầng nấc trung gian, người ta lại khiến cho giá cả của nó bị méo mó. Doanh nghiệp kinh doanh trứng vẫn có thể tự giảm giá trứng mà không cần chờ đến yêu cầu của cơ quan chức năng, như cách mà doanh nghiệp kinh doanh thịt heo đang làm. Họ chủ động hạ giá thịt heo, dù thông qua các chương trình cũng tạm chấp nhận được.

Doanh nghiệp kinh doanh trứng, nếu "đã trót" ký hợp đồng giá cao với một số nông dân, thì lúc này, bằng cách này hay cách khác họ vẫn có thể hạ giá trứng bán lẻ. Họ có thể hy sinh chút xíu lợi nhuận để cùng nông dân vượt qua khó khăn. Kinh doanh như vậy mới bền vững, mới sòng phẳng với thị trường. Chứ còn, cũng là đối tác của nhau mà một người thua lỗ triền miên, còn người kia nhởn nhơ báo lãi. Là người ai làm vậy!

Năm 2016, tổng sản lượng trứng gà đạt 5,443 tỉ quả, với tốc độ tăng trưởng 9,5%/năm. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ trứng gà của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với khu vực. Thái Lan có tỷ lệ tiêu thụ 125 quả trứng/người/năm; Indonesia 340 quả trứng/người/năm, còn Việt Nam mới chỉ tiêu thụ 89 quả trứng/người/năm.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, viện trưởng viện Chăn nuôi quốc gia, kiêm chủ tịch hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đến năm 2020, tỷ lệ tiêu thụ tại Việt Nam sẽ đạt 140 quả trứng/người/năm. Ngoài ra, ngành sản xuất bánh kẹo, thực phẩm chế biến trong nước cũng đang phát triển, đẩy tăng nhu cầu trứng gia cầm các loại.

Theo Bảo Ngọc [Thế giới Tiếp thị]

Video liên quan

Chủ Đề