Talet là ai

Xin chào các bạn! Tiếp tục với chuyên mục chia sẻ lý thuyết Toán học thì trong bài viết ngày hôm nay. Wiki Kiến Thức sẽ chia sẻ với các bạn về một định lý về tỷ lệ, đó chính là định lý Talet.

Đây là một định lý rất quan trọng trong hình học về tỷ lệ giữa các đoạn thẳng trên hai cạnh của một tam giác bị chắn bởi một đường thẳng song song với cạnh thứ 3. Và để tìm hiểu rõ hơn về nội dung của định lý Talet. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tỉ số của hai đoạn thẳng là gì?

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về định lý Talet, chúng ta sẽ cùng nhắc qua về tỉ số của hai đoạn thẳng đã các bạn nhé.

  • Tỉ số của 2 đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo. Và tỉ số của 2 đoạn thẳng sẽ không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.
  • Tỉ số của 2 đoạn thẳng AH và BE sẽ được kí hiệu là AH/BE.

Ví dụ: Cho đoạn thẳng AB và một tỉ số m/n > 0. Điểm C thuộc AB biết CA/CB = m/n. Khi đó, ta gọi điểm C là điểm chia đoạn thẳng AB theo tỉ số m/n.

Đoạn thẳng tỉ lệ

Giả sử chúng ta có 2 đoạn thẳng AB và CD. Hai đoạn thẳng này được gọi là tỉ lệ với 2 đoạn thẳng A’B’ và C’D’ nếu có tỉ lệ thức: AB/CD = A’B’/C’D’ hay AB/A’B’ = CD/C’D’.

Định lý Talet trong tam giác

1. Định lý Talet thuận

Định lý Talet thuận sẽ được phát biểu như sau:

Nếu có một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó sẽ định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

Ví dụ: Cho tam giác ABC, đường thẳng d cắt AB tại D, cắt AC tại E và song song với BC.

Theo định lý Talet, ta có:

2. Định lý Talet đảo

Định lý Talet đảo sẽ được phát biểu như sau:

Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.

Lưu ý: Định lý vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng cắt phần kéo dài hai cạnh của tam giác.

Ví dụ: Với hình minh họa như trên, nếu trong tam giác ABC ta chứng minh được các cạnh có tỉ lệ giống như 1 trong 3 tỉ lệ trên thì theo định lý Talet đảo sẽ suy ra: DE // BC.

Hệ quả của định lý Talet

Được phát biểu như sau:

  • Hệ quả 1: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có 3 cạnh tương ứng tỉ lệ với 3 cạnh tam giác đã cho
  • Hệ quả 2: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì sẽ tạo ra một tam giác mới đồng dạng với tam giác ban đầu
  • Hệ quả 3 – Talet mở rộng: Nếu 3 đường thẳng đồng quy thì chắn trên hai đường thẳng song song các cặp đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ

Định lý Talet trong hình thang

Được phát biểu như sau:

Nếu có một đường thẳng song song với 2 cạnh đáy của hình thang và cắt 2 cạnh bên của hình thang thì nó sẽ định ra trên hai cạnh bên đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

Ví dụ: Cho hình thang ABCD như hình dưới:

Trong hình thang ABCD, E thuộc AD, F thuộc BC.

Nếu EF // AB // CD thì ta có: AE/DE = BF/CF.

Ngược lại, nếu: AE/DE = BF/CF thì ta có thể suy ra: EF // AB // CD.

Định lý Talet trong không gian

Ba mặt phẳng song song chắn trên hai đường thẳng d1, d2 những đoạn thẳng tỉ lệ:

Định lý đảo của định lý Talet trong không gian:

Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính độ dài của đoạn thẳng, chu vi, diện tích và các tỉ số

Phương pháp:

Để giải các bài toán dạng này, ta sử dụng định lý Talet, hệ quả của định lý Talet và tỉ số đoạn thẳng để tính toán nhé.

  • Định lý: nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó sẽ định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ
  • Hệ quả: nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có 3 cạnh tương ứng tỉ lệ với 3 cạnh tam giác đã cho

Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng đến tính chất của tỉ lệ thức:

Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh các đẳng thức hình học.

Để giải các bài toán thuộc dạng này, chúng ta sẽ sử dụng định lý Telet, định lý Talet đảo và hệ quả của định lý Talet để chứng minh nhé.

Như vậy, trên đây là những kiến thức có liên quan đến định lý Talet cực kỳ chi tiết mà mình đã chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định lý Talet cũng như có thể sử dụng định lý Talet thành thạo để giải các bài toán liên quan nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Thời đạiLĩnh vựcTrường pháiSở thíchÝ tưởng nổi trội
Trước thời Socrates
Triết gia phương Tây
Ionian Philosophy, Milesian school, Naturalism
Đạo đức, Siêu hình, Toán học,Thiên văn học
Water is the physis, Định lý Thales


Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 624 TCN– 546 TCN, ông sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander [của Thổ Nhĩ Kỳ].

Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.

Các học thuyết

Trước Thales, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật qua các câu truyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng. Các hiện tượng như sấm, sét hay động đất được cho là do các vị thần trong tự nhiên

Triết học

Tổng quan

Thales là nhà triết học đầu tiên. Ông đã thành lập trường phái Milet. Theo đánh giá của Aristotle, Thales là người sáng lập ra triết học duy vật sơ khai

Nước là khởi nguyên

Nội dung

Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước. Thales có nói như thế này:

Mọi vật đều sinh ra từ nước; thứ nhất bản nguyên của mọi động vật là tinh dịch, mà tinh dịch thì ẩm ướt; thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước và đâm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước; thứ ba, bản thân ánh sáng của mặt trời và các thiên thể cung tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ.

Đối với Thales, thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng thái khác nhau của nước. Bao bọc xung quanh chúng ta là các đại dương. Động đất chẳng qua chỉ là sự va chạm giữa trái đất và sóng biển trong bão.

Thales cũng cho rằng, trái đất cũng chỉ là các đĩa khổng lồ đang trôi nổi trên nước. Ông cũng đưa ra sự phân định cho nó, gồm 5 vùng:

  • Bắc cực nhìn thấy được.
  • Hạ chí
  • Xuân phân
  • Đông chí
  • Nam cực không nhìn thấy được

Định lý Thales: 

  • Định lý Thales: Hai đường thẳng song song định ra trên hai đường thẳng giao nhau những đoạn thẳng tỷ lệ
    • Góc chắn nửa đường tròn thì bằng một vuông
    • Đường kính chia đôi đường tròn thành hai phần bằng nhau
    • Hai góc đáy của tam giác cân thì bằng nhau
    • Hai tam giác nếu có hai cặp góc đối và cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau
    • Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

Thales là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời. Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng. Ông tính được 1 năm có 365 ngày, dự đoán chính xác hiện tượng nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 25 tháng 5 năm 585 TCN trên xứ Ionie vì vậy đã ngăn được cuộc chiến tương tàn giữa hai thành bang Lydiens và Medes.[1] Thales được coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về Sự sống ngoài Trái Đất.

Video liên quan

Chủ Đề