Tâm quan trong của việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền thuốc dược liệu

Luật sư tư vấn về trường hợp: Tôi có người quen là bác sỹ chuyên khoa 1 Y học cổ truyền, đã mở phòng khám Đông y và có sản xuất một số loại thuốc Đông y dạng hoàn, dạng viên để uống, dạng bột để đắp để, ngâm chân.Các loại thuốc này đang được dùng cho bệnh nhân của phòng khám. Và thuốc thật sự tốt nên tôi muốn mở rộng bán ra thị trường.

Kính chào Quý luật sư, Tôi có một vấn đề cần Quý luật sư tư vấn giúp tôi như sau. Tôi có người quen là bác sỹ chuyên khoa 1 Y học cổ truyền, đã mở phòng khám Đông y và có sản xuất một số loại thuốc Đông y dạng hoàn, dạng viên để uống, dạng bột để đắp để, ngâm chân. Các loại thuốc này đang được dùng cho bệnh nhân của phòng khám. Và thuốc thật sự tốt nên tôi muốn mở rộng bán ra thị trường. Vậy Quý luật sư cho chúng tôi hỏi là thuốc Đông y do chính bác sỹ sản xuất có được bán rộng rãi ra thị trường không? Và nếu có cần thủ tục gì để được lưu hành rộng rãi không ạ? Cảm ơn Quý luật sư,Mong nhận được sự phản hồi sớm từ Quý luật sư, Trân trọng !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của anh/chị như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh thì:

“Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị [cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác] thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất [kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị], công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.”

Phòng khám của bạn anh/chị có sản xuất một số loại thuốc Đông y dạng hoàn, dạng viên để uống, dạng bột để đắp để, ngâm chân chỉ được dùng để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị chứ không được lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.

Theo Khoản 5 Điều 31 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược thì điều kiện để được kinh doanh thuốc cổ truyền gồm:

“a] Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các bằng cấp sau:

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược [còn gọi là Bằng dược sỹ];

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

- Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

- Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược còn phải có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

b] Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ;

c] Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.

Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải được bảo quản riêng biệt với dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

Dược liệu độc phải được bày bán [nếu có] và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn.

Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kê đơn phải được bày bán [nếu có] và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các thuốc không kê đơn thì phải để riêng và ghi rõ “Thuốc kê đơn” để tránh nhầm lẫn.

Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

d] Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu;

đ] Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc;

Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ;

g] Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.”

Nếu anh/chị muốn kinh doanh thuốc cổ truyền thì anh/chị phải có bằng cấp và điều kiện được nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng !
CV tư vấn: Khúc Thị Thu - Luật Minh Gia

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC CỔ TRUYỀN, DƯỢC LIỆU DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH

Nội dung

Thủ tục xin cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền

Nội dung này được hướng dẫn tại Thông tư 21/2018/TT-BYT quy định việc đăng ký lưu hành [ĐKLH] thuốc cổ truyền, dược liệu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, cơ sở đề nghị xin cấp giấy ĐKLH thuốc cổ truyền phải thực hiện các bước sau:- Nộp 01 bộ hồ sơ ĐKLH thuốc cổ truyền theo quy định tại Điều 15, 16, 17 Thông tư này đến Cục quản lý Y, Dược Cổ Truyền theo hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến;- Khi nhận được hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ đầy đủ và hình thức đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận [CQTN] sẽ cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nộp trực tiếp mà hồ sơ thiếu sót CQTN sẽ ra văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ;- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 6 tháng đối với thuốc không phải thử lâm sàng và 12 tháng đối với thuốc phải thử lâm sàng, CQTN sẽ thực hiện các thủ tục:+ Tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký;+ Trình Hội đồng tư vấn cấp giấy ĐKLH thuốc cổ truyền đối với hồ sơ đạt yêu cầu;+ Cấp giấy ĐKLH thuốc cổ truyền đối với hồ sơ đạt yêu cầu.- Trường hợp không cấp Giấy ĐKLH thì CQTN phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thông tư 21/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/10/2018.


                                                 PV.TT THCB.

 File đính kèm

Tải tập tin : 21_2018_tt-byt_396302.pdf

[Luật Tiền Phong] Hiện nay, việc sử dụng thuốc đông y, thuốc cổ truyền đang được rất nhiều người ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, muốn bán rộng rãi loại thuốc này cần phải đăng ký lưu hành. Sau đây, Luật Tiền Phong xin chia sẻ các bạn đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền.

đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ tuyền

Để đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền, bạn đọc cần lưu ý chuẩn bị những danh mục sau:

1. Một số tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng của thuốc khi đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền

Tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc:

  • Đối với nguyên liệu làm thuốc cổ truyền có trong dược điển: ghi cụ thể tên dược điển và năm xuất bản.
  • Đối với nguyên liệu làm thuốc cổ truyền không có trong dược điển: mô tả đầy đủ, chi tiết chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm.
  • Tiêu chuẩn thành phẩm: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm của thành phẩm.
  • Tiêu chuẩn của bao bì đóng gói: Mô tả đầy đủ, chi tiết chỉ tiêu và phương pháp kiểm nghiệm.

Phiếu kiểm nghiệm thuốc phải đáp ứng yêu cầu sau:

  • Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền có phòng kiểm nghiệm thuốc cổ truyền đạt Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc [GLP] theo quy định của Bộ Y tế tự thẩm định tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm và nộp phiếu kiểm nghiệm của chính cơ sở sản xuất.
  • Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền chưa có phòng kiểm nghiệm thuốc cổ truyền đạt Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc [GLP] theo quy định của Bộ Y tế phải thẩm định tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm và nộp phiếu kiểm nghiệm của các cơ sở kiểm nghiệm thuốc của Nhà nước hoặc cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Yêu cầu về nghiên cứu độ ổn định: có đề cương, số liệu, kết luận nghiên cứu độ ổn định của cơ sở sản xuất.

Tài liệu chứng minh thuốc bảo đảm yêu cầu về an toàn, hiệu quả, bao gồm:

  • Các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, tiền lâm sàng đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt đạt kèm theo bản sao chứng thực văn bản phê duyệt kết quả nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp.
  • Các báo cáo về độc tính học đối với thuốc cổ truyền chứa dược liệu.

Đối với vị thuốc cổ truyền: Báo cáo về độc tính học đối với vị thuốc cổ truyền có chứa dược liệu độc thuộc

  • Tài liệu chứng minh thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử thuốc lâm sàng quy định.
  • Tài liệu quy định về mẫu nhãn thực tế của thuốc cổ truyền lưu hành.

2. Phần hồ sơ kỹ thuật đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền

Tài liệu về quy trình sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau: Phải mô tả đầy đủ, chi tiết quy trình sản xuất nguyên liệu [không bắt buộc mô tả quy trình sản xuất đối với tá dược và các nguyên liệu có trong dược điển, nguyên liệu do nhà sản xuất khác sản xuất].

Tài liệu về thành phẩm phải thể hiện được đầy đủ các thông tin sau:

  • Công thức cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất: tên nguyên liệu, bao gồm cả thành phần chính, phụ liệu và tá dược.
  • Tiêu chuẩn áp dụng của nguyên liệu. [Nếu sản xuất từ cao dược liệu chưa được chuẩn hóa về hàm lượng hoạt chất thì phải ghi rõ lượng dược liệu tương ứng].
  • Công thức cho một lô, mẻ sản xuất: tên nguyên liệu bao gồm cả thành phần chính và tá dược; khối lượng hoặc thể tích của từng nguyên liệu.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Mô tả quy trình sản xuất: mô tả đầy đủ, chi tiết từng giai đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Danh mục trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất: tên thiết bị, thông số, mục đích sử dụng, tình trạng sử dụng, số đăng ký hoặc công bố[nếu có].
  • Kiểm soát trong quá trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sản xuất.

3. Cơ quan đăng ký thủ tục đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền:

  • Cơ sở đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền theo quy định đến Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế theo hình thức nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực truyến trên hệ thống dịch vụ công trực truyến của Bộ Y tế.
  • Khi nhận được hồ sơ đăng ký đủ thành phần, đạt yêu cầu về hình thức, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản hoặc đề nghị đơn vị đăng ký bổ sung đủ hồ sơ theo quy định.

4. Phần hồ sơ hành chính đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền

  • Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền.
  • Các giấy tờ pháp lý trong trường hợp cơ sở đứng tên đăng ký thuốc cổ truyền là cơ sở sản xuất.
  • Các giấy tờ pháp lý trong trường hợp cơ sở đứng tên đăng ký thuốc cổ truyền không phải là cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền [bao gồm các hồ sơ như trên].
  • Giấy ủy quyền theo quy định trong trường hợp được ủy quyền.
  • Bản tóm tắt về sản phẩm.
  • Mẫu nhãn thuốc cổ truyền: ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền.
  • Tài liệu bảo mật dữ liệu.

5. Thời gian đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền:

Đối với thuốc cổ truyền không phải thử lâm sàng, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các thủ tục:

  • Tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký.
  • Trình Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền đối với các hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu.
  • Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền theo đề nghị của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành đối với các hồ sơ đạt yêu cầu.

Đối với thuốc cổ truyền phải thử lâm sàng, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thực hiện các thủ tục như trên.

  • Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký, cơ quan tiếp nhận phải kịp thời có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đến khi hồ sơ đạt theo yêu cầu.
  • Thời gian cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan tiếp nhận.
  • Thời gian cơ sở đăng ký sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét hồ sơ. Nếu quá thời hạn 60 ngày thì hồ sơ đăng ký không còn giá trị và cơ sở phải thực hiện lại thủ tục đăng ký.
  • Trường hợp không cấp giấy đăng ký lưu hành Cục quản lý Dược phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Luật Tiền Phong cung cấp dịch vụ:

  • Hỗ trợ, hướng dẫn tư vấn đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền
  • Thay mặt khách hàng đăng ký lưu hành thuốc đông y, thuốc cổ truyền

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư về việc đăng ký lưu hành thuốc đông y, cổ truyền. Mọi thắc mắc liên hệ: 1900 6289 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề