Tầng lầu là gì

Xem: 39321|Trả lời: 49

 
[Lấy địa chỉ]

2#

donchihotte Đăng lúc 8/7/2013 08:31 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

THeo mình hỉu thì như thế lày: Nói đến tầng và lầu thì ta nên xét vd như thế này: - Thí dụ 1 công trình cao "tầng" thì: + Khi nói tầng thì: tầng trệt là tầng 1, còn lại là tầng 2,3,4,.... đến tầng 5,... + khi nó lầu: trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3, .... lầu 5.

Vậy tôi nói là nhà tôi có 1 trệt + 5 lầu tức là nhà tôi có 6 tầng hìhì

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

5#

 Tác giả| fubi Đăng lúc 8/7/2013 08:38 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Cãi nhau giữa “tầng” với “lầu” Đại diện của bà Nhi tâm sự thêm, bà Nhi cũng như nhiều người khác mong muốn căn nhà có vị trí đẹp. Số 8 là bát, có nghĩa là phát, là số đẹp, số may mắn…

Nguyên đơn bảo lầu 8 là tầng 8, còn bị đơn bảo lầu 7 mới chính là tầng 8… Luật chưa quy định rõ các khái niệm này.

TAND TP.HCM vừa đình chỉ xét xử phúc thẩm phần yêu cầu đòi giao đúng căn hộ giữa bà Hứa Mẫn Nhi với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh [BCCI] do bà Nhi rút kháng cáo. Vụ án xem như kết thúc nhưng một vấn đề đặt ra trong tranh chấp là cách hiểu về “lầu” và “tầng” đối với các cao ốc, chung cư vẫn còn mù mờ vì luật chưa quy định…

Đòi căn hộ tầng 8

Bà Nhi trình bày với tòa rằng mấy năm trước, bà được bố trí một căn hộ tái định cư mã số “D8…” tại chung cư Nhất Lan ở quận Bình Tân. Theo bà, mã số trên tương ứng với căn hộ ở lô D, tầng 8. Tuy nhiên, tháng 8-2011, bà lại được BCCI giao căn hộ ở tầng 7, số nhà là “D7...”. Bà thắc mắc thì BCCI giải thích mã căn hộ “D8…” có số nhà là “D7…” như đã giao cho bà. Thấy vô lý, bà không nhận căn hộ và khiếu nại. Lúc này BCCI bảo căn cứ theo các quyết định của UBND quận Bình Tân về việc đánh số nhà thì căn hộ có mã số “D8…” thuộc tầng 8 lô D, tương ứng với số nhà là “D7…”. Căn hộ của bà Nhi ở tầng 8 nhưng tính về số lầu thì phải nằm ở lầu 7. Do đó, BCCI đã cấp đúng.

                               

Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Chung cư Nhất Lan ở quận Bình Tân - nơi có căn hộ tranh chấp... Ảnh: LP

Giải thích này cũng không làm bà Nhi vừa lòng nên tiếp đó bà đã khởi kiện yêu cầu BCCI giao đúng căn hộ tại tầng 8 chứ không phải ở lầu 7 như cách nói của BCCI.

Ngưng kiện vì mất thời gian, công sức

Sau quá trình hòa giải không thành, TAND quận Bình Tân đưa vụ án ra xét xử và bác yêu cầu khởi kiện của bà Nhi. Tòa nhận định BCCI xác định lầu 7 chính là tầng 8 của chung cư. Mã số căn hộ của bà Nhi chính là nằm ở lầu 7, ứng với số nhà mà bà đã được giao. BCCI đã làm đúng nên không thể chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Thấy bị thiệt thòi, bà Nhi kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm vừa qua, HĐXX nhìn nhận BCCI xem trệt là tầng 1, lầu 1 được gọi là tầng 2. Thứ tự này được tính cho đến lầu 11 [tầng 12]. Các căn hộ ở lầu 7 [tầng 8] lô D được đánh số tương ứng là D8... Do đó, việc cấp nhà và số nhà cho hộ bà Nhi là chuẩn xác.

Sau khi tòa xác định như trên và phía BCCI cam kết hỗ trợ một phần vật chất, bà Nhi đã chấp nhận rút kháng cáo, bắt tay thỏa thuận với bị đơn về hướng xử lý nêu trên. Tòa cũng khép lại hồ sơ vụ việc...

▲▲▲

Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, đại diện của bà Nhi cho biết bà Nhi rút kháng cáo vì thấy quá mất thời gian, tốn công tốn sức cho việc kiện tụng, đồng thời bên phía bị đơn cũng đã đồng ý hỗ trợ bà Nhi 5 triệu đồng chi phí đi kiện [dù số tiền này chỉ bằng 1/10 số tiền bà bỏ ra đeo đuổi vụ kiện].

Đại diện của bà Nhi tâm sự thêm, bà Nhi cũng như nhiều người khác mong muốn căn nhà có vị trí đẹp. Số 8 là bát, có nghĩa là phát, là số đẹp, số may mắn; còn số 7 là thất - thất thoát, thất vọng. Chấp nhận tầng 7 tức bà Nhi vừa bị thiệt thòi về giá trị căn hộ vừa không được số đẹp nhưng chuyện đến nước này cũng đành phải xuôi theo.

Chưa có định nghĩa về tầng, lầu

Theo nhiều chuyên gia pháp luật, hiện nay Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Quyết định 04 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng không có định nghĩa về “tầng”, không có bất kỳ khái niệm nào liên quan đến “lầu”.

Tập quán ở Hà Nội thường gọi “tầng trệt” là “tầng 1”, “lầu 1” là “tầng 2”..., còn TP.HCM thì hay gọi “tầng 1” là “lầu 1”...

Ở nhiều nước châu Âu tầng trệt [ground floor] là tầng ngay trên mặt đất, tầng này không đánh số hoặc được gán số “0”, tầng kế trên tầng trệt là tầng 1, tầng đầu tiên và sau đó là tầng 2, 3… Tầng đầu tiên được xem là tầng ở ngay phía trên tầng trệt.

Mỹ và nhiều phần của Canada nói tiếng Anh quy ước tầng trệt là 1st floor, tầng ngay trên tầng này là 2nd floor.Tầng trệt thường được xem là tầng đầu tiên [first floor] và đánh số 1, tầng kế là tầng thứ 2 rồi cứ thế tính lên. Tầng dưới tầng trệt là tầng hầm, ký hiệu B [Basement], nhiều tầng hầm thì B1, B2… theo hướng tầng trệt xuống.

PHƯƠNG LOAN

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
ndchien304 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

8#

consol Đăng lúc 8/7/2013 11:51 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Trường hợp bà Nhi có lẽ vì 2 trường hợp: 1/Do khi đặt mua căn hộ có sự mập mờ hoặc không xem kỹ bản vẽ và sơ đồ bố trí căn hộ. 2/ Do CĐT ra bản vẽ và sơ đồ bố trí căn hộ không khớp với bản vẽ  của ĐVTK do CĐT duyệt ban đầu [trường hợp này thường xãy ra khi bộ phận kinh doanh căn hộ vẽ lại sơ đồ và tự đặt tên số tầng]
Về "tầng" hay "lầu" tớ chưa thấy có qui định nào rõ ràng. Nhà 1 trệt+5 lầu thường khi nói cứ hay gọi là nhà 6 tầng cho nhanh gọn. Các thiết kế nước ngoài thì lại đa số dùng tầng trệt [ground floor] rồi lầu 1---> lầu 2...[1st floor--->2nd floor]..., ngoại trừ tầng hầm thì ở mình gọi rõ "tầng hầm" còn bản vẽ nước ngoài thì chỉ là "basement" [không có chữ "floor"]. Như vậy cũng thấy cả thế giời cũng như ở mình. Vậy trong mỗi dự án nên cùng thống nhất kiểu gì cũng được nhưng các hồ sơ phải khớp nhau để tránh trường hợp như bà Nhi. Thực tế mình đã gặp hồ sơ có CĐT duyệt đàng hoàn nhưng: BVKT ghi tầng trệt--->lầu 1--->lầu 2, nhưng BVKC ghi tầng 1-->tầng 2-->tầng 3...

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

9#

 Tác giả| fubi Đăng lúc 8/7/2013 14:05 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.


1. Về nghĩa từ điển tiếng Việt:
- Tầng: Mặt phẳng ngăn chia không gian thành những phần trên dưới khác nhau - Lầu: tầng trên của nhà.

Vậy suy ra:
* Tầng và lầu đều chỉ nhà có 2 sàn trở lên [nhà cấp 4 không được gọi là nhà tầng hay nhà lầu được].

- Tầng nhà: chính là mặt bằng nhà chia không gian nhà theo chiều đứng thành phần trên và phần dưới khác nhau. Còn cách gọi "trệt", 1, 2 .... thì chưa xét tới. - Lầu: phải tầng trên thì mới gọi là lầu. Nên việc đếm lầu phải bắt đầu từ tầng trên trở lên. Ở tại mặt đất không được gọi là lầu.

2. Về ngôn từ vùng miền:


a. Miền Bắc: dùng "tầng". - Tầng: được đánh số từ mặt đất trở lên như sau   + Tầng trệt [hay tầng 1 đều được - nhưng phổ biến vẫn dùng là tầng 1]: chính là tầng mặt đất.   + Tầng 2   + Tầng 3... ...   + Nếu có tầng hầm: thì lại đánh số ngược lại từ mặt đất trở xuống: tầng hầm 1, tầng hầm 2...

b. Miền Nam: dùng "lầu"

- Lầu: vì là "tầng trên của nhà" nên được đánh số bắt đầu từ tầng 2 trở lên. Có nghĩa là:   + Lầu 1: tương ứng với tầng 2   + Lầu 2: tương ứng với tầng 3 .....

c. Miền Trung: nhiều nơi dùng "tầng" và cũng có nơi dùng "lầu" tùy thích.

- Bắc Trung Bộ hay dùng "tầng" - Nam Trung bộ hay dùng "lầu", - Trung Trung Bộ lúc "tầng" lúc "lầu".

Tóm lại:

Về ý kiến cá nhân mình:

- Tầng là từ dùng phổ cập trong Tiếng Việt. Lầu là từ Hán Việt xuất phát từ "lâu" sau đó Việt Nam đọc trẹo thành "lầu"- Thanh lâu, lâu các .. -  không phổ cập bằng từ "tầng".

* Vậy nên dùng "tầng" trong bản vẽ và đánh số thứ tự từ sàn mặt đất tương ứng với tầng 1 trở lên là dễ hiểu nhất.


* Nếu theo thói quen địa phương dùng "lầu" hay "tầng" cũng được nhưng phải thống nhất xuyên suốt cho toàn bộ dự án [trong tất cả các văn bản, bản vẽ..] để tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc khi thi công: "ông nói gà, bà hiểu vịt".

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#

lemonnguyen Đăng lúc 11/4/2018 03:56 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Sau khi đọc xong tất cả... và em cảm thấy nên đưa ra 1 cây thước đo... Theo em mình sẽ lập cây thước như thế này... ...B5, B4,B3, B2, B1, TRỆT, tầng 1 = lầu 1, tầng 2 = lầu ,... mình đánh dấu là cái khoảng trống trên mặt đất là trệt... nó sẽ làm mốc và dễ nhớ...khỏi phân biệt gì nữa... và em nghĩ nếu mình có sẵn cây thước như thế này, mình sẽ nói cho người đang phân vân giữa lầu và tầng hiểu rõ một cách nhanh chóng hơn... cứ bảo khoảng trống trên mặt đất là trệt, trên nó bắt đầu là số [tầng 1 = lầu 1,...] vậy là xong, khỏi cần giải thích dài dòng, à người nước này như thế này, người miền này như thế này... Em mong sự đóng góp nho nhỏ của em sẽ có ích cho ngành xây dựng chúng ta, cũng chính là ngành em đang học ạ :d

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

Video liên quan

Chủ Đề