Làm thế nào để hình thành thói quen ăn uống khoa học Công nghệ 6

Giải Công nghệ lớp 6 Bài 4 trang 22 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 trang 22, 23, 24, 25 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng của chương II: Bảo quản và chế biến thực phẩm.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 4 trong sách giáo khoa Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Công nghệ lớp 6 bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng

Làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh? Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Trả lời:

Để cơ thể cân đối khoẻ mạnh, chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ.

I. Một số nhóm thực phẩm chín

Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết. Hãy thử phân loại các thực phẩm đó thành các nhóm thực phẩm và đặt tên cho từng nhóm.

Trả lời:

Những thực phẩm mà em biết

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ: bánh mì, khoai tây, cơm, bún, rau xanh, trái cây
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: thịt nạc, tôm, trứng, cá, sữa, các loại hạt như hạt điều.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: dầu thực vật, bơ, mỡ động vật.

Sắp xếp các thực phẩm trong hình 4.2 vào các nhóm sau: Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ, nhóm thực phẩm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo

Trả lời:

Sắp xếp hình ảnh:

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ: ngô [d], gạo tẻ [h], rau bắp cải [g], mật ong [c]
  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: tôm [a], thịt bò [b],
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ lợn [i], bơ [e]

II. Ăn uống khoa học

Trong ba bữa sau, bữa nào đảm bảo tiêu chí của bữa ăn hợp lí nhất? Vì sao?

Trả lời:

Theo em bữa ăn số 3 đảm bảo tiêu chí của bữa ăn hợp lí nhất. Vì bữa ăn số 1 chỉ có các loại rau xanh, bữa ăn số 2 quá nhiều chất đạm mà thiếu rau xanh. Bữa ăn số 3 kết hợp đa dạng các loại thực phẩm gồm cả chất xơ, chất đạm, tinh bột

Khám phá

Theo em, việc xem chương trình truyền hình trong bữa ăn sẽ có tác hại gì?

Trả lời:

  • Xem truyền hình trong khi ăn sẽ không tập trung cho hoạt động ăn khiến cho mọi người không tập trung vào nhai và nuốt, sẽ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn và chất dinh dưỡng không thể hấp thụ.
  • Không những vậy, nếu xem tivi trong bữa ăn sẽ không tạo được bầu không khí thân mật, vui vẻ giữa mọi người.

Vận dụng

1. Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình?

2. Đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình của mình

Trả lời:

1. Gia đình em thường sử dụng các thực phẩm trong một tuần: gạo tẻ, bún, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, rau xanh, trái cây, sữa tươi. Việc sử dụng thực phẩm của gia đình em đã cân đối các chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ.

2. Một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình:

  • Ăn đúng bữa, gồm ba bữa chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
  • Ăn đúng cách, không xem ti vi trong bữa ăn, tạo bầu không khí thoải mái và vui vẻ trong bữa ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến cẩn thận, đúng cách.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Cập nhật: 27/11/2021

Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm trong gia đình mình? Đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình mình.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm trong gia đình mình?

Phương pháp giải:

Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết:

- Gia đình em thường sử dụng các thực phẩm trong một tuần: gạo tẻ, bún, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, rau xanh, trái cây, sữa tươi. 

- Nhận xét về việc sử dụng thực phẩm của gia đình em: Em thấy việc sử dụng thực phẩm của gia đình đã cân đối các chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe.

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Đề bài

Liệt kê những việc cần làm có thể giúp chúng ta hình thành thói quen ăn uống khoa học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thói quen ăn uống khoa học: Ăn đúng bữa; ăn đúng cách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; uống đủ nước.

Lời giải chi tiết

Để hình thành thói quen ăn uống khoa học, chúng ta cần:

- Ăn đúng bữa: ăn đủ ba bữa chính trong ngày, trong đó bữa sáng là bữa quan trọng nhất. Các bữa ăn cách nhau 4-5 tiếng.

- Ăn đúng cách: Trong bữa ăn cần tập trung vào việc ăn uống, nhai kĩ và cảm nhận hương vị món ăn; tạo bầu không khí thân mật vui vẻ 

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm được lựa chọn cần chế biến cẩn thận, đúng cách.

- Uống đủ nước: mỗi ngày tối thiểu từ 1,5 đến 2 lít, uống nhiều sữa, nước, ăn nhiều rau củ.

Loigiaihay.com

Hướng dẫn Giải Công nghệ 6 Bài: Ôn tập chương II chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Câu 1: Kể tên và nêu vai trò của các nhóm thực phẩm chính cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể con người.

Hướng dẫn giải:

Các nhóm thực phẩm chính và vai trò:

- Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể, chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hoá.

- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể và phát triển tốt.

-Nhóm thực phẩm giàu chất béo: cung cấp năng lượng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể và giúp chuyển hoá một số loại vitamin.

Câu 2: Liệt kê những việc cần làm có thể giúp chúng ta hình thành thói quen ăn uống khoa học.

Hướng dẫn giải:

Để hình thành thói quen ăn uống khoa học, chúng ta cần:

- Ăn đúng bữa: ăn đủ ba bữa chính trong ngày, trong đó bữa sáng là bữa quan trọng nhất. Các bữa ăn cách nhau 4-5 tiếng.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm được lựa chọn cần chế biến cẩn thận, đúng cách.

- Uống đủ nước: mỗi ngày tối thiểu từ 1,5 đến 2 lít, uống nhiều sữa, nước, ăn nhiều rau củ.

Câu 3: Liệt kê một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm mà em biết.

Hướng dẫn giải:

Một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm:

-Làm lạnh và đông lạnh: là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

-Làm khô: là phương pháp làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn.

-Ướp: là phương pháp trộn một số chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.

Câu 4: Đề xuất một số giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm ở gia đình em.

Hướng dẫn giải:

Một số giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình em là:

- Lựa chọn thực phẩm an toàn

- Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia sơ chế, chế biến thực phẩm.

- Nấu chín thức ăn

- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn như bát đĩa.

Câu 5: Nhận xét về dinh dưỡng và sự đa dạng của thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày ở gia đình em trong một tuần.

Hướng dẫn giải:

Thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày ở gia đình em đã được đảm bảo gồm các nhóm thực phẩm chính như đường và tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo, vitamin. Các món ăn được bố mẹ em chế biến đa dạng theo từng ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả gia đình.

Câu 6: Xây dựng thực đơn một tuần cho gia đình của em đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm và phù hợp với các thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn giải:

6. Thực đơn tham khảo

Thứ Sáng Trưa Tối
2 Cơm rang

– Sườn xào chua ngọt

– Canh ngao nấu rau cải

– Dưa chua muối

– Tráng miệng: Bưởi

– Cá bống kho tộ

– Canh rau ngót thịt băm

– Trứng cút om nấm

– Tráng miệng: Cam

3 Bánh mì kẹp mứt

– Thịt lợn rang cháy cạnh

– Canh khoai tây hầm xương

– Rau cải luộc

– Tráng miệng: Dưa hấu

– Thịt bò xào rau muống

– Canh nấm nấu thịt viên

– Rau sống

– Tráng miệng: Dưa hấu

4 Phở bò

– Thịt lợn luộc

– Canh dưa chua nấu tép

– Đậu phụ hấp trứng

– Tráng miệng: Táo

– Cá chép rán chấm mắm gừng

– Đậu cô ve xào thịt bò

– Canh bầu nấu tôm

– Tráng miệng: hồng xiêm

5 Xôi trứng

– Thịt nhồi đậu phụ sốt cà chua

– Mướp đắng xào lòng gà

– Cải chíp xào

– Tráng miệng: Lê

– Chả cá kho

– Thịt gà rim

– Canh đậu phụ nấu hẹ

– Tráng miệng: Thanh long

6 Bánh mì bơ tỏi

– Mực xào giá đỗ

– Đậu phụ luộc

– Canh măng tươi thịt bò

– Tráng miệng: bánh flan

– Cần tây xào thịt bò

– Thịt lợn quay

– Canh rau mồng tơi và mướp

– Tráng miệng: Hồng xiêm

7 Bánh cuốn

– Tôm rim mặn ngọt

– Rau cải xào lòng gà

– Rau bắp cải luộc

– Tráng miệng: Thạch rau câu

– Thịt vịt om sấu

– Rau muống luộc

– Cánh gà chiên xù

– Tráng miệng: Nho

Chủ nhật Bún bò viên

– Nộm gà xé phay

– Canh cua rau đay

– Tráng miệng: Chè đỗ đen

– Thịt lợn quay giòn bì

– Lẩu hải sản

– Tráng miệng: Táo

Video liên quan

Chủ Đề