Tên bạn đầu của chiến dịch Giờ Trái Đất là gì

Thanh niên tại điểm cầu khách soạn Hoàn Cầu hưởng ứng Giờ Trái đất - Video: KIỀU TRINH

Chương trình do Thành đoàn TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của Tổng công ty Điện lực TP.HCM cùng nhiều đơn vị khác.

Đúng 20h30, nhiều khu vực, tòa nhà tại TP.HCM tắt đèn 1 giờ hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2021. Khối hình 60+ phát sáng lung linh từ hàng trăm ngọn nến cũng được các bạn trẻ sắp thành để hưởng ứng sự kiện.

Không chỉ hàng quán, khách sạn tại trung tâm TP.HCM, hàng ngàn sinh viên ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM [TP Thủ Đức] cũng hưởng ứng hoạt động Giờ Trái đất bằng cách tắt đèn các phòng ở của mình.

Sự kiện "tắt đèn" được phát trực tuyến trên trang cộng đồng Thành đoàn TP.HCM, gắn với các nội dung tổng kết các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất, thực hiện các thử thách sống xanh, đạp xe phát điện…

Bạn trẻ tại điểm cầu khách sạn Hoàn Cầu [quận 1] hưởng ứng cùng chiến dịch - Ảnh: KIỀU TRINH

Lần đầu tham gia sự kiện Giờ Trái đất, anh Thanh Đào [25 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh] chia sẻ: "Nhờ chương trình mà tôi biết mình phải tiết kiệm điện nhiều hơn nữa. Thực sự chúng ta đều có thể thực hiện được điều này một cách hiệu quả, trước là để tiết kiệm tiền cho chính mình, sau là góp phần bảo vệ Trái đất xanh này".

Chị Hoàng Lan [37 tuổi, quản lý một tiệm cà phê trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM] cho biết đây là lần thứ 4 chị cùng mọi người ở quán tắt điện hưởng ứng cùng chiến dịch.

"Nhiều khách hàng tỏ ra ngạc nhiên khi quán tắt điện, nhưng rồi họ lại thích thú bởi ánh đèn nến mà quán thay vào. Và khi biết quán tắt điện vì lý do tốt đẹp đó, nhiều khách nhiệt tình loan báo để người thân cũng hưởng ứng theo" - chị Lan nói.

Đại biểu tham gia phát động chương trình tắt đèn 1 giờ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Khách sạn Caravelle [quận 1] cùng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách bật đèn điện theo số 60 [logo Giờ Trái đất] - Ảnh: NHẬT THỊNH

Khách sạn Majestic Sài Gòn [quận 1] hưởng ứng Giờ Trái đất - Ảnh: NHẬT THỊNH

Sinh viên ký túc xá Đai học Quốc gia tắt đèn phòng hưởng ứng chiến dịch - Ảnh: HOÀNG AN

Một gia đình thắp nến, tắt đèn hưởng ứng chiến dịch - Ảnh: KIỀU TRINH

Chiến dịch Giờ Trái đất 2021 với chủ đề “Lên tiếng vì thiên nhiên” diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bật đèn flash điện thoại thắp sáng khi hưởng ứng tắt đèn 1 giờ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Khu vực nhà thờ Đức Bà, người dân thắp nến sau khi đèn nhà thờ được tắt - Ảnh: NHẬT THỊNH

Người dân đi chơi cuối tuần trong "bóng tối" khi các tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất - Ảnh: NHẬT THỊNH

Đừng chờ tới Giờ Trái đất mới tắt đèn

CÔNG TRIỆU - KIỀU TRINH

Mối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên đang mất cân bằng một cách nguy hiểm. Gần đây, một loạt các sự kiện thảm khốc - cháy rừng, khí hậu khắc nghiệt, dịch châu chấu và đại dịch COVID-19 đã làm rung chuyển thế giới và chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những hậu quả chưa từng có về kinh tế - xã hội, y tế và nhân quyền. Rõ ràng hơn bao giờ hết, tương lai của chúng ta và hành tinh này liên kết chặt chẽ với nhau về mặt bản chất và cả hai đều đang bị đe doạ. Năm 2020 đã cho chúng ta thấy thiên nhiên mang lại sự sống cho chính chúng ta và một hệ sinh thái tự nhiên toàn vẹn là điều kiện tiên quyết cho một tương lai ổn định cho con người. Những gì chúng ta đang làm với thiên nhiên - chúng ta đang làm với chính mình. Mối quan hệ đổ vỡ với thiên nhiên cần phải khẩn trương hàn gắn. 

Năm nay, Giờ Trái Đất kêu gọi mọi người lên tiếng vì thiên nhiên bằng nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo nhất có thể. Bạn hãy tham gia các sự kiện Giờ Trái Đất tại địa phương, kể cho chúng tôi nghe thiên nhiên quan trọng với bạn như thế nào - hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm về hai vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt: biến đổi khí hậu và mất môi trường sống tự nhiên. Thời điểm là đây! Chúng ta phải lên tiếng để bảo vệ sức khỏe của Trái Đất - đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính chúng ta.

Thứ Hai, 22/03/2021 | 15:56

Giờ Trái Đất năm 2021 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên [WWF] phát động với chủ đề “Speak up for nature” - “Lên tiếng vì thiên nhiên”, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhân thức cộng đồng về mối liên hệ giữa các tác động của con người với thiên nhiên và nguyên nhân của dịch bệnh, đặc biệt đối với đại dịch COVID-19; khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng xây dựng cộng đồng, nền kinh tế phát triển bền vững, hòa nhập với thiên nhiên [thuận thiên]; bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu [BĐKH].

BĐKH đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu với những tác động như thời tiết thất thường, khắc nghiệt, sự nóng lên của toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng băng tan làm nước biển dâng đang và sẽ đe dọa trực tiếp tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt hàng năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và xã hội…

Với mục đích nâng cao nhận thức của cá nhân và cộng đồng đối với vấn đề BĐKH, Giờ Trái đất [tên tiếng Anh: Earth Hour] là một chiến dịch thường niên có quy mô toàn cầu do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên [World Wildlife Fund - viết tắt là WWF] khởi xướng, kêu gọi người dân và doanh nghiệp tắt đèn 60 phút, từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Chiến dịch được thực hiện lần đầu tiên tại TP. Sydney [Úc] vào năm 2007, đến năm 2008, chiến dịch đã lan rộng ra khắp các châu lục trên toàn thế giới.

Logo chính thức của chiến dịch Giờ Trái đất

Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, số 60 là số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

Mục đích của Giờ Trái đất nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, từ đó làm giảm lượng khí thải dioxit cacbon - gây ra hiệu ứng nhà kính; đồng thời kêu gọi mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch Giờ Trái đất cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng, mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Giờ Trái đất là chiến dịch kêu gọi sự tham gia tự nguyện của đông đảo người dân, công sở, tòa nhà công cộng có thể tắt bớt đèn và các thiết bị điện không cần thiết vào Giờ Trái đất. Đây là một hành động đơn giản, mang tính biểu trưng để nhắc nhở cộng đồng, cá nhân hãy quan tâm, hành động để thích ứng và giảm thiểu BĐKH.

Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000kWh.

Từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút ngày 27/3/2021, hàng triệu người sống ở các thành phố khác nhau trên khắp hành tinh sẽ cùng tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết trong vòng một giờ - Giờ Trái đất. Hành động này được thực hiện nhằm chứng tỏ rằng các công dân toàn cầu có thể cùng nhau hành động để giảm nhẹ tác động của sự nóng lên toàn cầu. WWF và những người ủng hộ Giờ Trái đất trên khắp thế giới muốn bạn là một phần của thời điểm đáng nhớ này.

Công ty Điện lực Bạc Liêu hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2021. Ảnh: K.K

1. Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút, ngày 27/3/2021 [thứ Bảy].

2. Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh [như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng...].

3. Thông tin cho mọi người biết về Giờ Trái đất thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Twitter...

4. Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất.

5. Thay thế và chuyển sang sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao, tiết kiệm điện, sử dụng nguồn năng lượng sạch từ điện mặt trời.

Bạn có nhiều cách để tham gia ủng hộ sự kiện Giờ Trái đất, đơn giản từ việc tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong đêm diễn ra sự kiện, cho đến việc thay đổi thói quen hằng ngày nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính lên bầu khí quyển, đóng góp giải pháp cho vấn đề BĐKH toàn cầu.

K.K [TH]

Video liên quan

Chủ Đề