Thế nào là phép lập luận chứng minh các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Văn lập luận chứng minh là thể loại bài viết được làm bằng cách dùng các chứng cứ xác thực, lý lẽ đáng tin cây để khẳng định một quan điểm, ý kiến. Nói cách khác, thể loại văn này yêu cầu người viết phải bớt “cảm xúc cá nhân, cái nhìn chủ quan”. Thay vào đó là các bằng chứng, chân lý đã được mọi người thừa nhận để khẳng định điều mình cần bảo vệ.

Trong văn lập luận chứng minh dẫn chứng có vai trò rất quan trọng. Cụ thể dẫn chứng bao gồm: số liệu được công bố, con người, danh ngôn, nhân vật, tác phẩm hoặc bất kỳ chân lý đã được cộng đồng thừa nhận.

Tuy nhiên, để viết được một bài văn lập luận chứng minh thuyết phục, người viết phải đưa ra các dẫn chứng có giá trị. Tức là những dẫn chứng đó được lựa chọn, thẩm định kỹ càng, tỉ mỉ và cẩn thận. Ngoài ra, dẫn chứng cần đảo bảo 2 yêu cầu trong bài viết:

  • Dẫn chứng phải phù hợp với vấn đề đang viết, phải chính xác, tiêu biểu nhất. Điều này yêu cầu người viết tránh lối sử dụng dẫn chứng tràn lan, không tiêu biểu, khiến vấn đề muốn chứng minh càng “rối hơn”.
  • Dẫn chứng trong bài viết cần được sắp xếp, trình bày hệ thống để thuyết phục điều cần chứng minh. Điều này yêu cầu người viết cần biết chọn lọc, sắp xếp sao cho dễ hiểu và chứng minh được vấn đề cần nói. Tránh việc sắp xếp dẫn chứng lộn xộn, không bổ trợ cho nhau.
Văn lập luận chứng minh yêu cầu học sinh đưa ra lý lẽ, dẫn chứng. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm bài văn lập luận chứng minh lớp 7

Trong môn Ngữ văn lớp 7, lập luận chứng minh được đưa vào giảng dạy. Với các em học sinh đây là một kiến thức khá khó tiếp thu. Lý do ở lứa tuổi này, học sinh hầu hết vẫn viết văn theo “cảm xúc” nhiều hơn là “chứng minh”. Nhưng đây là một kiến thức rất cần thiết để các em phát triển tư duy phân tích, logic… sau này. Dưới đây là chi tiết cách làm bài văn lập luận chứng minh cho học sinh lớp 7.

2.1. Tìm hiểu đề, tìm ý trong của bài văn lập luận chứng minh

Đây là bước rất quan trọng trong cách làm bài văn lập luận chứng minh. Vì chỉ có đọc kỹ đề, vạch rõ ý thì người viết mới tìm được đứng vấn đề cần được chứng minh. Cụ thể khi đọc đề văn dạng này học sinh cần đặt ra các câu hỏi:

  • Đề yêu cầu gì? [Câu hỏi này để xác định đúng yêu cầu chính của đề bài].
  • Chúng ta cần phải chứng minh điều gì? [Câu hỏi này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Lưu ý với các em học sinh, điều cần chứng minh trong đề thường được đưa ra dưới 2 dạng: [1] Luận điểm cho sẵn. [2] Câu nói, câu thơ, câu văn hoặc thậm chí là hình ảnh.
  • Luận điểm của bài là gì? [Trong bài văn lập luận chứng minh luôn có một luận điểm chính xuyên suốt].
  • Lập luận chứng minh theo cách nào? [Thông thường sẽ có 3 cách: [1] Dùng lý lẽ và phân tích lý lẽ, [2] Dùng lý lẽ và dẫn chứng. [3] Kết hợp cả hai cách trên.
Để làm tốt bài văn lập luận chứng minh học sinh cần vạch rõ ý cần chứng minh. Ảnh: Internet

Sau bước tìm hiểu đề, xác định các ý trong bài văn, học sinh tiếp tục bước lập dàn bài. Như tất cả các bài văn khác, bài văn lập luận chứng minh cần 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Trong đó, ở bước này học sinh cần xác định rõ nội dung từng phần. Sau đó triển khai các luận cứ trong từng phần, và đưa dẫn chứng cho mỗi lý lẽ được đưa ra. Cụ thể học sinh cần làm như sau:

Mở bài:

  • Nêu khái quát về vấn đề cần chứng minh.
  • Nêu qua ý nghĩa của vấn đề, tóm tắt ý kiến của mình về vấn đề đó.

Thân bài:

  • Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ.
  • Dùng các lý lẽ được chọn lọc để chứng minh vấn đề.
  • Chọn lựa những dẫn chứng [con số thống kê, câu nói, tác phẩm…] để thuyết phục điều mình chứng minh.
  • Lưu ý việc sắp xếp các luận cứ [lý lẽ và dẫn chứng] sao cho thuyết phục nhất.

Kết bài:

  • Khẳng định một lần nữa tính đúng đắn của vấn đề mình vừa chứng minh.
  • Mở rộng vấn đề [nếu có thể].

2.3. Cách viết bài văn làm theo phương pháp lập luận chứng minh

Sau khi hoàn thành dàn ý, học sinh bắt đầu viết bài để hoàn thiện một bài văn lập luận chứng minh. Ở cách viết, yêu cầu học sinh phải bám sát dàn ý đã làm ở trên. Tùy vào mỗi đề bài, mỗi dàn ý sẽ có các cách viết khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cách làm bài văn lập luận chứng minh thường như sau.

  • Mở bài: Nêu chung về vấn đề, sau đó đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh.
  • Thân bài: Viết từ cái chung đến cái riêng của vấn đề cần chứng minh. Mỗi lý lẽ cần đi kèm dẫn chứng.
  • Kết bài: Khẳng định lại quan điểm, vấn đề đã được chứng minh.
Bước lập dàn ý rất quan trọng trong bài văn lập luận chứng minh. Ảnh: Internet

3. Ví dụ soạn bài văn lập luận chứng minh mẫu

Để minh họa rõ hơn cho cách làm bài văn lập luận chứng minh, Yeutre.vn sẽ đưa ra ví dụ đề thi như sau.

Đề bài : “Hãy chứng minh lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ ‘Lá lành đùm lá rách’ đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống”.

Với đề bài trên học sinh cần xác định các ý chính [vấn đề cần chứng minh] bằng các câu hỏi:

  • Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta điều gì?
  • Lời khuyên đó được thể hiện ra sao trong cuộc sống xưa và nay?
  • Những việc làm cụ thể đã chứng tỏ được đạo lý đó?
  • Suy nghĩ của người viết về đạo lý lá lành đùm lá rách trong tương lai?

Từ các câu hỏi trên tiến hành lập dàn ý cho bài viết như sau.

3.1. Cách làm mở đầu bài văn lập luận chứng minh

  • Dẫn dắt đi thẳng vào vấn đề.
  • Ví dụ: “Trong kho tàng văn học dân gian có nhiều tục ngữ… thể hiện tinh thần thương người như thể thương thân…”

3.2. Thân bài

  • Lá lành đùm lá rách là hình ảnh ẩn dụ.
  • Tục ngữ đó khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ những người khó khăn.
  • Đạo lý thương yêu người khác đã được chứng tỏ trong cuộc sống xưa và nay. Từ xưa có nhiều câu nói như Một miếng khi đói bằng một gói khi no, thương người như thể thương thân… Ngày nay thể hiện qua hình ảnh quyên góp ủng hộ người nghèo, vùng bão lũ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
  • Hơn hết tình yêu thương vượt qua biên giới. Thể hiện ở cách nước Việt Nam ủng hộ các nước khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, bão lũ, thiên tai…
  • Suy nghĩ cá nhân về ý nghĩa của đạo lý sống đó. Đến đây, bạn có thể tham khảo cách làm bài văn nghị luận xã hội để hiểu cách dẫn dắt thuyết phục hơn.
Để làm tốt văn lập luận chứng minh học sinh cần đọc sách báo, cập nhật tin tức nhiều. Ảnh: Internet

3.3. Kết bài

  • Khẳng định đạo lý lá lành đùm lá rách là điều đúng đắn.
  • Mở rộng vấn đề.

Như vậy, bài viết trên chúng tôi vừa hướng dẫn chi tiết cách làm bài văn lập luận chứng minh soạn theo chuẩn chương trình lớp 7. Hy vọng rằng thông tin đó sẽ giúp các em học sinh hiểu và làm được thể loại này một cách tốt nhất. Chúc các em thành công!

Đức Lộc

I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 

1. Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó, em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Trả lời: 

Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt Loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận...

Chứng minh là dùng sự thật [chứng cứ xác thực] để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.

2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn [không được dùng nhân chứng, vật chứng] thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Trả lời: 

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn [không được dùng nhân chứng, vật chứng] thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, lập luận nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.

3. Đọc văn bản [tr.41-41 SGK Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi:

a] Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.

b] Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Trả lời: 

a] Luận điểm đã được nêu ở tên bài Đừng sợ vấp ngã

Những câu mang luận điểm đó.

- Đã bao lần bạn vấp ngũ mà không hề nhớ.

- Vậy xin bạn chớ lo thất bại.

b] Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận.

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

a]  Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận.

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thể chối cãi. Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn  có đánh  bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

Nêu cụ thể năm bằng chứng.

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len.

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa - Cái môn sau làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15 trong 22 học sinh.

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đà từng nếm thất bại vì bị đình chỉ học do thiếu năng lực và ý chí.

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công.

+ Ca sĩ Ca-ru-xô thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh.

*Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”.

[Lưu ý: phải “cố gắng hết mình”].

- Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin. Vì nó đã nói tới những thất bại những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng, ai cũng biết.

- Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới [cần được chứng minh] là đáng tin cậy.

II. LUYỆN TẬP

Đọc văn bản [tr.43 SGK Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi:

a] Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.

b] Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c] Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Trả lời: 

a] - Luận điểm ở tên bài

- Có thể tìm những câu mang luận điểm ấy ở câu văn cuối cùng.

Rõ nhất là ở những câu trong mỗi đoạn phần Thân hài.

[1] Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại [...] suốt đời không bao giờ tự lập được.

[2] Thất bại là mẹ thành công.

[3] Chẳng ai thích sai lầm cả.

b] Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu những luận cứ: 

[1] – Sợ sặc nước thì không biết bơi.

- Sợ nói sai không học được ngoại ngữ.

- Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

[2] - khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh sai.

- Sợ sai thì bạn chẳng dám làm

- Tiêu chuẩn đúng sai.

- Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay.

[3] - Không cố ý phạm sai lầm.

- Có người phạm sai lầm thì chán nản.

- Có kẻ sai lại tiếp tục sai lầm thêm.

- Có người rút kinh nghiệm để tiến lên.

Tất cả những luận cứ trên cả lí lẽ và dẫn chứng đều rất hiển nhiên và đầy sức thuyết phục.

Cách lập luận ở hài này khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể. Vì thế dễ cho người đọc tự thấy mình trong những dẫn chứng đó.

Video liên quan

Chủ Đề