Tại sao an dương vương xuống biển

Hình ảnh An Dương Vương sau khi “tuốt kiếm chém Mị Châu, cầm sừng tê bảy tấc. Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”, chi tiết kì ảo này nói lên thái độ và tình cảm gì của nhân dân đối với An Dương Vương nói riêng và đối với các vị anh hùng dân tộc nói chung trong truyền thuyết?


I. Tiểu dẫn

- Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết là phản ánh lịch sử một cách độc đáo: Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ, kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đậm cảm xúc đời thường.

- Để hiểu đúng truyền thuyết, cần đặt nó trong mối quan hệ với môi trường lịch sử, văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

- Tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội còn lưu giữ quần thể di tích văn hóa chứng minh cho truyền thuyết An Dương Vương xây thành chế nỏ với sự giúp sức của thần Rùa Vàng và mối tình Mị Châu - Trọng Thủy, nguyên nhân dẫn đến cơ đồ đắm biển sâu của nhà nước Âu Lạc.

- Văn bản trích từ truyện Rùa vàng trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái [Những câu chuyện ma quái ở phương Nam] ra đời vào cuối thế kỉ XV.

II. Văn bản [SGK]

1. Dựa trên cốt truyện và phân tích theo các câu hỏi:

a]. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó. Dân gian muốn thể hiện thái độ đánh giá như thế nào về nhà vua?

- An Dương Vương xây Loa thành, chế tạo lẫy nỏ để bảo vệ đất nước, đó là việc làm chính đáng, đúng với trách nhiệm của vua đối với đất nước, hợp với nguyện vọng của nhân dân, do đó, An Dương Vương được thần Kim Quy [Rùa Vàng] giúp đỡ [Rùa Vàng là thần linh, phản ánh nguyện vọng của nhân dân].

- Những chi tiết Rùa Vàng giúp đỡ An Dương Vương: Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây Loa thành; giúp làm lẫy nỏ và cuối cùng đưa nhà vua xuống Thủy cung.

- Yếu tố thần kì thể hiện đánh giá của nhân dân: Nhân dân đề cao công lao của An Dương Vương trong giai đoạn đầu của công cuộc dựng nước và giữ nước.

b]. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào?

- Sau khi thua trận không lâu, Triệu Đà cầu hôn, An Dương Vương đã gả Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy.

- Cả An Dương Vương và Mị Châu đều mất cảnh giác để Trọng Thủy biết được bí mật nỏ thần.

- Trọng Thủy ngầm lấy một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng mà vua và Mị Châu không hề hay biết.

- Trọng Thủy nói dối về phương Bắc thăm cha, trong lời dặn dò đã lộ rõ âm mưu, nhưng vua và Mị Châu vẫn mất cảnh giác.

- Triệu Đà cho quân tiến đánh Âu Lạc, An Dương Vương lại chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần nên dẫn đến thất bại phải bỏ chạy.

- Mị Châu tiếp tục mất cảnh giác, rứt lông ngỗng trong áo gấm làm dấu khiến Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đuổi theo, khiến vua chạy đến bờ biển thì cùng đường.

c]. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái... nhân dân muốn biểu lộ tình cảm gì?

- Nhà vua [người đứng đầu đất nước] đã đứng trên quyền lợi của nhân dân để trừng trị kẻ có tội, cho dù đó là đứa con ruột thịt của mình. Đây là sự lựa chọn quyết liệt, một bên là nghĩa nước một bên là tình cha con. An Dương Vương đã để cái chung trên cái riêng.

- Người có công dựng nước và trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước trên tình nhà. Vì vậy trong lòng nhân dân, An Dương Vương không chết mà theo Rùa Vàng về thủy phủ, bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh.

2. Trình bày ý kiến về hai cách đánh giá đối với nhân vât Mị Châu [mục 2, SGK].

- Quan niệm 1: Mị Châu thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ đối với đất nước.

+ Mị Châu thiếu tinh thần cảnh giác và trách nhiệm đối với quốc gia xã tắc, nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia nên tội đáng chém đầu, không oan ức gì. Dù rằng tình cảm vợ chồng gắn bó nhưng cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc.

+ Việc làm của Mị Châu là một bài học đắt giá. Lông ngỗng có thể rắc đánh dấu bước đường trốn chạy của nàng nhưng Trọng Thủy cũng không thể cứu được Mị Châu.

+ Qua câu chuyện cho thấy, vào thời bấy giờ, cả An Dương Vương lẫn Mị Châu chưa có được những kiến thức về chiến tranh gián điệp nên chưa có tinh thần cảnh giác đầy đủ.

- Quan niệm 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí, nàng không có tội.

+ Trách nhiệm chính trong bị kịch mất nước là do An Dương Vương mất cảnh giác nhưng đánh giá về Mị Châu cũng chưa chính xác.

+ Dù lấy chồng phải theo chồng, nhưng đồng thời nàng cũng phải có nghĩa vụ với quốc gia, xã tắc, nhất là phải có lòng trung với vua, có hiếu với cha... [theo quan niệm phong kiến].

3. Tình cảm, thái độ của nhân dân qua chi tiết máu của Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Người xưa muốn bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật và nhắn gửi điều gì đối với thế hệ trẻ muôn đời sau?

- Đây là chút an ủi cho Mị Châu, thể hiện sự thương cảm, nhân dân muốn giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu, người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ không chủ ý hại vua cha. Nàng chỉ phạm tội do bị lừa dối.

- Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ, trong quan hệ tình cảm phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung, phải biết hy sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

4. Anh [chị] hiểu như thế nào về hình ảnh ngọc trai - giếng nước và cách đánh giá của nhân dân đối với Trọng Thủy?

- Nhân dân Việt Nam rất rộng lượng và tỉnh táo, công bằng trong việc đánh giá các nhân vật. Trọng Thủy là một nhân vật có mâu thuẫn: Với tư cách là một gián điệp, kẻ bội tình, hắn xứng đáng bị lên án; song nhân dân Việt Nam vẫn thương cảm vì thấy Trọng Thủy cũng có tình, nhất là sau khi Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn vì thương nhớ Mị Châu.

- Chi tiết “Ngọc trai biển Đông [thể hiện lòng trung thành, trong sáng của Mị Châu] đem về rửa vào giếng nước Trọng Thủy thì ngọc trai sẽ sáng lên” đã cho thấy cách đánh giá của nhân dân phần nào cảm thương và tha thứ cho Trọng Thủy với tư cách là một chàng rể có tình người.

5. Đâu là cốt lõi lịch sử của truyện? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân ta thần kì hóa như thế nào?

- Cốt lõi lịch sử của câu chuyện là: Thục Phán An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, tổ chức quân đội đánh giặc giỏi, chế tạo được vũ khí tinh xảo khiến cho quân giặc bị thất bại nhiều phen. Nhưng sau đó, nhà vua mất cảnh giác, bị mắc kế giảng hòa, vờ làm thông gia của Triệu Đà nên đã thất bại khiến nước Âu Lạc rơi vào bi kịch.

- Từ cốt lõi thực tế có tính sự thật lịch sử, nhân dân ta đã thần kì hóa bằng các hình tượng:

+ Rùa Vàng [sứ Thanh Giang] giúp nhà vua xây thành, làm lẫy nỏ để đánh giặc giữ nước.    

+ Khi thất trận, chạy đến đường cùng, An Dương Vương lại được Rùa Vàng rẽ nước đưa xuống biển.

+ Máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, ngọc trai biển Đông rửa bằng nước giếng Trọng Thủy thì sáng lên.

Page 2

SureLRN

Tên thật của An Dương Vương là:

An Dương Vương là vị vua lập nên nhà nước:

Ai là người đã giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa?

Thành Cổ Loa được xây có hình dáng như thế nào?

Ý nghĩa của việc xây thành Cổ Loa:

Ý nghĩa của việc chế tạo nỏ thần:

Nguyên nhân dẫn đến việc thất bại của An Dương Vương:

Hành động tuốt kiếm chém đầu Mị Châu của An Dương Vương thể hiện điều gì?

Sai lầm nào của Mị Châu dẫn đến bi kịch nước mất, nhà tan?

Cái chết của nhân vật Trọng Thủy thể hiện điều gì?

Hình ảnh ngọc trai – giếng nước có ý nghĩa gì?

Vì sao An Dương Vương lại kết tình thông gia với kẻ thù?

Ý nghĩa quan trọng nhất của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:

Video liên quan

Chủ Đề