Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ năm 2024

là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…

Quyền sở hữu trí tuệ, theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Đặc điểm và nội dung của quyền sở hữu trí tuệ:

– Sở hữu 1 tài sản vô hình: Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình. Trong đó tài sản vô hình được hiểu là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ, được biểu hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau nhưng có trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi.

– Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: một sản phẩm trí tuệ được tạo ra cần phải qua sử dụng, ứng dụng vào thực tế để định hình được giá trị của nó. Từ đó nhận định được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại để có định hướng và xây dựng phương án bảo hộ phù hợp. Ví dụ một sản chế, cần có thời gian để thử nghiệm thực tế và áp dụng trên thị trường để đánh giá những ưu điểm nó mang lại, từ đó thu hút nhà đầu tư phát triển sản phẩm và cuối cùng là đưa sản phẩm đó đến cộng đồng một cách rộng rãi.

– Bảo hộ có chọn lọc: Theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; cũng có những quy định về các trường hợp không nằm trong diện bảo hộ như: tin tức thời sự đưa tin thuần túy; Văn bản hành chính; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu,... Nên không phải tài sản trí tuệ vô hình nào cũng được bảo hộ mà bắt buộc phải có sự sáng tạo của người tạo ra sản phẩm đó.

– Mang tính lãnh thổ và có thời hạn:

  • Tính lãnh thổ: Được giới hạn. Chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.
  • Thời hạn: Pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu.

– 1 sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác: Như chiếc đầu đĩa CD. Việc bảo hộ độc quyền sáng chế được thực hiện đối với nhiều bộ phận kỹ thuật của chiếc đầu đĩa. Kiểu dáng được bảo hộ bởi các quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Tên của chiếc đầu đĩa được bảo hộ về nhãn hiệu, các đặc điểm kỹ thuật sáng tạo của sản phẩm được bảo hộ bởi một loạt bằng độc quyền sáng chế.

3. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ:

Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:

3.1. Đối tượng quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

3.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.