Thị trường tập trung ở Việt Nam

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo [theo chuẩn 1,9 USD/ngày] giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19.Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 [trên 1.000 trẻ sinh]. Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng. Tiến trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19.

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.

Lần cập nhật gần nhất:14 Tháng 4 Năm 2022

Trong chứng khoán chúng ta tường hay nghe đến từ Index, vậy Index có nghĩa là gì và có vai trò như thế nào?...

Nhiều nhà phân tích tài chính đã nhận định rằng, tình hình căng thẳng chính trị như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến...

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công...

Chúng ta hay được nghe các thông điệp quảng cáo của một số nhà sản xuất hàng công nghệ, điện tử trên thị trường...

Nhà đầu tư phải chú ý thời gian “vùng trũng thông tin”, thời điểm này kết quả kinh doanh quý 2 đâu đó phản...

Bất chấp thị trường đi xuống, hàng chục triệu cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mạnh tay gom từ đầu tháng 7/2021. Trong...

Sau những phiên bán ra mạnh mẽ liệu thị trường sẽ biến động như thế nào và thị trường sẽ giảm trong bao lâu....

Nếu coi mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng 6%/năm là một thước đo, thì mới chỉ qua 6 phiên giao dịch đã có...

Thị trường giao dịch tập trung là thị trường giao dịch được tổ chức tại địa điểm cố định về mặt địa lí. Địa điểm này được gọi là sàn giao dịch chứng khoán, là nơi các thành viên thị trường tiến hành các giao dịch với chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch tại thị trường. 

>>>>> Tham khảo: Chứng khoán là gì?

Thị trường giao dịch tập trung được tổ chức bởi sở giao dịch chứng khoán. Đây là hai hình thức khá giống nhau là không sở hữu chứng khoán, không mua, bán các loại chứng khoán mà chỉ cung cấp các dịch vụ kĩ thuật, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán chứng khoán, giám sát các hoạt động giao dịch để bảo đảm chúng diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. nhưng lại có những khác biệt nhất định. Mặc dù vậy, giữa chúng có những sự khác biệt nhất định, chủ yếu là về địa vị pháp lí và cơ cấu tổ chức. 

Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường giao dịch chứng khoán trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sở giao dịch chứng khoán. Khởi điểm của sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức tự phát của các nhà môi giới chứng khoán tập hợp lại và lập nên. Thủa ban đầu khi mới hình thành, sở giao dịch chứng khoán chỉ là địa điểm giao dịch với những phương tiện thủ công như bảng đen, phấn trắng.

Các thành viên gặp gỡ nhau tại địa điểm này và thực hiện các giao dịch với chứng khoán. Khái niệm sàn giao dịch [floor] xuất phát chính từ yếu tố đó. Sự phát triển về khoa học công nghệ đã tạo ra những đột phá trong lĩnh vực này. Dần dần hệ thống máy tính nối mạng cục bộ đã thay thế các phương tiện và phương thức giao dịch truyền thống. Sở giao dịch chứng khoán hiện đại hiện nay hầu như đã được điện toán hoá hoàn toàn. 

Xét về hình thức sở hữu, hiện nay trên thế giới sở giao dịch chứng khoán có thể có các hình thức sở hữu sau đây: 

Hình thức sở hữu nhà nước 

Theo hình thức này sở giao dịch chứng khoán là pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước do chính phủ thành lập ra, chịu sự quản lí và giám sát chặt chẽ của nhà nước thông qua các cơ quan chuyên ngành của mình [ví dụ: các sở giao dịch chứng khoán Warsaw, Istanbul..]. Ở mô hình này, vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường được thể hiện rất rõ. Mô hình này rất thích hợp trong điều kiện thị trường chứng khoán mới nổi, ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Bởi lẽ ở giai đoạn này, thị trường chứng khoán rất cần sự hỗ trợ của nhà nước để phát triển nhanh. Sở giao dịch chứng khoán sẽ hoạt động vì những mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước đặt ra cho nó mà không nghĩ đến vấn đề lợi nhuận đơn thuần, thông qua đó thúc đẩy các hoạt động giao dịch hiệu quả và với chi phí thấp.

Mặt khác, khi sở giao dịch chứng khoán thuộc sở hữu nhà nước thì nhà nước có thể sẵn sàng can thiệp vào thị trường nếu nhận thấy thị trường phát triển theo hướng bất lợi của nền kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển đúng hướng của thị trường. Tuy nhiên, khi thị trường đã phát triển ở mức độ cao thì sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào các hoạt động chứng khoán ở mô hình này sẽ tạo những hiệu ứng tiêu cực cho thị trường. 

Hình thức sở hữu cổ phần 

Theo hình thức này sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo mô hình công ti cổ phần. Cổ đông là các công ty chứng khoán thành viên, các ngân hàng thương mại, công ti bảo hiểm và các tổ chức khác [ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Australia]. Nhà nước cũng có thể nắm một số cổ phần nhất định trong công ti cổ phần này.

Sở giao dịch chứng khoán theo mô hình công ty cổ phần là một chủ thể kinh doanh nên mục tiêu hoạt động của nó là lợi nhuận. ưu điểm của mô hình này là nó có nguồn kinh phí dồi dào để đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giao dịch, thông qua đó cung ứng các dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho các thành viên thực hiện giao dịch. 

Hình thức sở hữu thành viên 

Theo hình thức này, Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân do các thành viên là các công ti chứng khoán sở hữu [ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lạn…]. Hoạt động của sở giao dịch chứng khoán loại này là phi lợi nhuận và chỉ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của các thành viên. Các thành viên vừa là người sở hữu vừa là người trực tiếp kinh doanh tại sở giao dịch chứng khoán. Chính vì vậy, ưu điểm chủ yếu của mô hình này là các thành viên tiến hành giao dịch với mức phí rẻ hơn rất nhiều.

Trung tâm giao dịch chứng khoán cũng tổ chức thị trường giao dịch tập trung tuy ở mức độ đơn giản hơn. Mô hình này được áp dụng trong giai đoạn quá độ của thị trường chứng khoán khi mới đi vào hoạt động cần thiết phải có sự tham gia tối đa của Nhà nước vào quá trình tổ chức và vận hành của thị trường. Khi thị trường chứng khoán phát triển đến một mức độ nhất định và có đủ điều kiện cần thiết thì trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được chuyển thành sở giao dịch chứng khoán. Các trung tâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam trong những năm qua là những ví dụ điển hình của mô hình này.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những giai đoạn nhất định trên con đường hình thành và phát triển. Khởi đầu được bắt đầu bằng sự ra đời của hai trung tâm: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998. Đây là các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN, kinh phí hoạt động lấy từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Các trung tâm giao dịch chứng khoán này có chức năng và nhiệm vụ về cơ bản giống nhau, đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán và các chức năng nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở hai trung tâm này chính là ở mức độ phân cấp. Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết và giao dịch chứng khoán của các tổ chức phát hành có vốn điều lệ từ 10 tỉ , NĐ trở lên, trong khi ở trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội niêm yết và giao dịch chứng khoán của các tổ chức phát hành có vốn điều lệ từ 5 đến dưới 10 tỉ VNĐ. 

Hoạt động của hai trung tâm này trong thời gian dài đã mang lại những kết quả tích cực, tạo sân chơi công bằng, hiệu quả cho các nhà đầu tư. Mặc dù vậy, mô hình trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu đã không còn phù hợp với điều kiện mới. Chúng chỉ thích hợp với thị trường trong thời kì đầu của sự hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Với hình thức tổ chức là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN, các trung tâm này có những hạn chế nhất định như: tính độc lập của trung tâm giao dịch chứng khoán không cao, công tác quản trị, điều hành còn mang tính hành chính; thẩm quyền về giám sát các hoạt động tại trung tâm còn hạn chế.

Như vậy, việc thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của các trung tâm này là nhu cầu tất yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán trong tương lai và phù hợp với thông lệ thế giới. Chính vì vậy, theo Quyết định số 559/2007/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 và Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức được chuyển thành Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc nâng cấp và thành lập hai sở giao dịch chứng khoán này là bước tiến quan trọng trong tiến trình hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam theo định hướng chiến lược phát triển mà Nhà nước đã định ra. 

Video liên quan

Chủ Đề