Thị trường xi măng năm 2023

Bộ Công Thương: Không cấm người dân mua xăng bằng can, chai nhựa nhưng sẽ xử phạt cây xăng tự phát

Bộ Công Thương cho biết pháp luật chỉ xử lý đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai ...

Hàng loạt cửa hàng xăng dầu đóng cửa, bán nhỏ giọt, Bộ Công Thương 'cầu cứu' Bộ Công an, Tài chính, GTVT

Theo Bộ Công Thương, nếu không có gì thay đổi lớn thì trong kỳ điều hành ngày 11/11 tới, những chi phí kinh doanh xăng dầu phát sinh sẽ được ...

Giá lợn hơi giảm đến 3.000 đồng/kg tại nhiều địa phương

Hôm nay [5/11], giá lợn hơi tiếp tục giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg tại nhiều địa phương, dao động trong khoảng 50.000 - 56.000 đồng/kg. Dự báo giá lợn hơi ...

  • Ngành xi măng đang cố gắng giảm lượng clinker trong xi măng, nhưng hiện vẫn khó thực hiện được.

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng [Bộ Xây dựng], tiêu thụ xi măng ở thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu giảm do áp lực cạnh tranh gay gắt về giá và giá nhiên liệu than tăng quá cao. Tháng 7, tiêu thụ sản phẩm xi măng ở mức 5,95 triệu tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,85 triệu tấn, xuất khẩu ở mức 1,1 triệu tấn.  

Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu sản phẩm xi măng là 18,15 triệu tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc, Philippines là hai thị trường xuất khẩu xi măng, clinker chính của Việt Nam đều giảm nhập khẩu sản phẩm từ các nhà cung cấp Việt Nam. 

Xuất khẩu giảm, hoạt động sản xuất xi măng trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành này đang phải đứng trước 3 thách thức lớn gồm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cân đối cung cầu và vấn đề môi trường. Than là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất, chiếm 56% giá thành sản xuất. Giữa tháng 8, giá than nhập khẩu tăng lên mức 210 - 220 USD đẩy giá thành sản xuất tăng cao. Nhiều dây chuyền sản xuất đứng trước nguy cơ dừng hoạt động, nhà thầu bị thua lỗ hoặc dừng thi công. Các nhà máy đưa ra giải pháp giảm tỷ lệ clinker trong xi măng hay sử dụng thêm phế thải để thay thế nhưng không dễ thực hiện.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Thách thức lớn thứ hai Hiệp hội Xi măng nhắc tới là tình trạng mất cân đối cung - cầu. Hiện tổng công suất thiết kế của ngành xi măng từ 107 triệu tấn đến 123 triệu tấn, nhưng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa chỉ ở mức hơn 50 - 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm. Điều này dẫn đến tình trạng các công ty cạnh tranh nhau về địa bàn, giá cả, số lượng, càng sản xuất càng thua lỗ.

Thông tin từ hiệp hội đề cập nhiều công ty xi măng đều đang sản xuất vượt công suất thiết kế, để đáp ứng đủ nguyên liệu đầu vào như: đá vôi, đất sét… thì các nhà máy phải tăng vượt mức khai thác. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường không ủng hộ nên thủ tục liên quan đến khai thác đá vôi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ngành xi măng cũng đang đầu tư thu gom rác thải, phế thải, bùn thải… để vừa sản xuất xi măng vừa bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại về thủ tục và việc tìm kiếm nguồn rác thải để sản xuất xi măng cũng không đơn giản.

Cầu nội địa hồi phục, nhưng dưới 65 triệu tấn, cộng với tình trạng dư cung, khiến cạnh tranh tiêu thụ trong ngành xi măng vẫn tiếp diễn theo chiều gay gắt trong giai đoạn 2022 - 2023

Dự báo tình trạng dư cung và cạnh tranh gay gắt trong ngành xi măng vẫn sẽ tiếp diễn trong giai đoạn 2022-2023

Ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”, do dư thừa nguồn cung xi măng khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa và thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn. Báo cáo mới nhất của VnDirect nhận định.

Trong khi nhu cầu xi măng nội địa hiện nay chỉ đạt dưới 65 triệu tấn thì quy mô công suất toàn ngành đã lên tới gần 107 triệu tấn [thực tế có thể sản xuất khoảng 120 - 130 triệu tấn thành phẩm nếu điều chỉnh tỷ lệ trộn phụ gia]. Điều này dẫn đến tình trạng dư cung trầm trọng [đặc biệt tại khu vực miền Bắc] và ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu của xi măng Việt Nam.

Ngành lại đang có tới 41/87 dây chuyển sản xuất có công suất dưới 1 triệu tấn/năm, chiếm 21% tổng sản lượng toàn ngành. Quy mô tối thiểu để một nhà máy xi măng đạt được hiệu quả kinh tế là 2 triệu tấn/năm và mỗi doanh nghiệp phải có công suất tối thiểu 5-10 triệu tấn/năm để đảm bảo hiệu quả trong dài hạn thông qua việc tiết kiệm chi phí.

Quy mô công suất của nhiều dây chuyền còn nhỏ, và tình trạng dư cung kéo dài là những lý do chính hạn chế khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành.

Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã nâng các rào cản gia nhập ngành xi măng, đặc biệt chỉ cấp phép cho những dự án lớn [trên 2 triệu tấn/năm] nhằm giảm bớt tình trạng phân mảnh của thị trường. Tuy nhiên trong ngắn hạn việc cấp phép xây dựng nhà máy mới sẽ khiến tình trạng dư cung thêm nghiêm trọng.

Thực tế, năm 2021, nhu cầu tiêu dùng xi măng nội địa đã giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch với các đợt giãn cách kéo dài.

Số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam [VNCA], sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa năm 2020 đạt 62,1 triệu tấn, giảm 4,3% so với năm trước.

Dù vậy, nhờ xuất khẩu tăng cao trên 46 triệu tấn, nên ngành vẫn cán mức tiêu thụ khoảng 108 triệu tấn. Và thị trường xuất khẩu là “phao cứu sinh”, giúp giải quyết tình trạng dư cung trầm trọng ngành xi măng Việt Nam trong suốt giai đoạn 2017-2021. Sản lượng xuất khẩu trên 46 triệu tấn trong năm 2021 cũng là kỷ lục của ngành này kể từ khi xuất khẩu.

Mặc dù sản lượng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lại không cao khi tỷ trọng sản phẩm bán thành phẩm – clinker thường xuyên ở mức cao, chiếm 63% tổng sản lượng xuất khẩu năm 2021. Theo VNCA, xuất khẩu clinker sẽ làm giảm ít nhất 30-35% giá trị sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không được hưởng lợi từ phần giá trị gia tăng của xi măng thành phẩm.

Tuy nhiên, VnDirect kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa năm 2022-2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ và sản lượng tiêu thụ đạt 66,5 triệu tấn trong năm 2022 và ở năm 2023 là 69,8 triệu tấn, tăng lần lượt là 6% và 5% so với cùng kỳ.

Dự báo này dựa trên cơ sở giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20-30% so với giải ngân thực tế năm 2021 và nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội và TP.HCM sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 với lần lượt 40-60% so với cùng kỳ.

Rủi ro của ngành xi măng trong năm 2022 cũng được chỉ ra là giá bán thép xây dựng và xi măng đã tăng lần lượt 15% và 7% so với đầu năm. Với việc thường chiếm tới 15-20% chi phí xây dựng, tiến độ tại các dự án xây dựng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, từ đó nhu cầu xi măng thực tế có thể thấp hơn dự kiến.

Trong khi đó, giá than nhiệt tiếp tục duy trì ở mức cao do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài hơn dự kiến sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành suy giảm mạnh trong năm 2022.

Nguyên liệu than đầu vào đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá bán tăng. Theo VNCA, than là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất, thường chiếm khoảng 35-40% giá thành sản xuất xi măng, mà có tới 66% lượng than phải nhập khẩu, do đó giá thành sản xuất xi măng tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào giá than trên thị trường quốc tế.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] mới đây cũng đã thông báo nhiều nhà máy nhiệt điện đã phải dừng hoặc giảm phát vì thiếu than [thiếu 1,4 triệu tấn so với hợp đồng đã ký trong quý I/2022], gây ra rủi ro thiếu điện trong quý II/2022. Do nguồn than được ưu tiên cho nhiệt điện nên rất có thể việc huy động than cho các nhà máy xi măng tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn.

Theo Thế Hải [Báo Đầu tư]

//baodautu.vn/canh-tranh-tieu-thu-xi-mang-van-rat-gay-gat-trong-giai-doan-2022---2023-d164985.html

Chủ Đề