Thiếu chất đạm cơ thể sẽ bị bệnh gì

Những chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất,… rất quan trọng, có tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu bạn không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể sẽ yếu ớt, khả năng miễn dịch kém, tăng nguy cơ mắc bệnh tật và luôn cảm thấy mệt mỏi,... Do đó, hãy lưu ý đến những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể dưới đây để kịp thời bổ sung trước khi chúng có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

1. Những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể

- Rụng tóc: Rụng tóc là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu phát hiện tóc của bạn đang rụng quá nhiều, thậm chí bạn có thể gom tóc rụng thành từng nắm sau khi thức dậy hoặc sau khi gội đầu thì đây là một dấu hiệu bất thường. Rụng tóc quá nhiều cũng có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết về tình trạng thiếu sắt, canxi,... và một số dưỡng chất khác. Bạn có thể đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, thực hiện xét nghiệm máu,… để tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời điều trị.

Rụng tóc quá nhiều cũng có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết về tình trạng thiếu sắt

- Cảm giác bỏng rát trong miệng: Nếu miệng của bạn có hiện tượng khô, tê, gần giống như bị bỏng thì đừng nên chủ quan. Rất có thể đây là hội chứng miệng bỏng rát do thiếu các loại vitamin nhóm B.

- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, chẳng hạn như bạn bị thiếu ngủ, bạn bị bệnh, hay đang gặp phải một vấn đề tâm lý nào đó. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể cơ thể bạn đang bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là tình trạng thiếu vitamin D.

- Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, luôn giúp tinh thần bạn tỉnh táo hơn, vui vẻ hơn và đặc biệt còn giúp cơ thể hấp thụ một lượng vitamin D đáng kể. Do vậy, chúng ta có thể thấy nhiều trường hợp ở trong nhà quá lâu, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong điều kiện thời tiết mùa đông thiếu ánh nắng,… thường khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, uể oải.

- Da và môi bị khô: Hiện tượng da khô, môi khô có thể do thời tiết hanh khô gây ra. Tuy nhiên, nếu không phải lý do thời tiết thì rất có thể tình trạng da khô, môi khô là do thiếu vitamin A. Vitamin A là một loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì của các mô trên bề mặt trong cũng như ngoài cơ thể.

Khô da, khô môi có thể là do thiếu dinh dưỡng

- Chốc mép [lở mép]: Thông thường chốc mép là do bạn bị khô da và tình trạng này có thể được cải thiện nếu bạn sử dụng kem dưỡng môi. Nếu thấy tình trạng chốc mép ở hai bên khóe miệng, dễ gây kích ứng và có thể trở thành sẹo và dù bạn thoa kem dưỡng cũng không cải thiện thì rất có thể bạn đang bị thiếu sắt hoặc vitamin B.

- Viêm lưỡi: Tình trạng đau lưỡi, viêm lưỡi [bề mặt lưỡi trở nên trơn nhẵn hơn, mất gai lưỡi hoặc thậm chí loét lưỡi, có hiện tượng sưng lưỡi] rất có thể là do bạn đang bị thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B, nhất là vitamin B3, B9 và B12.

- Mụn trứng cá hay nổi mẩn: Tình trạng mụn trứng cá hoặc nổi mẩn có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như các vấn đề về gan, vấn đề về nội tiết,… Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo sự thiếu kẽm thường gặp ở những người thường xuyên ăn các đồ ăn chế biến sẵn, hoặc uống bia rượu.

- Vết bầm tím trên da: Collagen rất quan trọng trong việc gắn kết các mô, cơ quan, đặc biệt là các tế bào da. Vitamin C lại là yếu tố cần thiết đối với sự hình thành các sợi collagen. Nếu bạn bị thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và hoạt động của collagen và từ đó tăng nguy cơ xuất hiện nhiều vết bầm tím trên da.

- Lợi hay bị chảy máu và vết thương trên da lâu lành: Đây cũng là một biểu hiện thiếu vitamin C. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này là người hay hút thuốc, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

- Một số vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, thường xuyên khó ngủ nếu không phải do ăn quá no thì rất có thể đây là sự mất cân bằng vitamin và khoáng chất gây ra. Do đó, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn của mình để dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.

2. Làm thế nào để loại bỏ những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể

Để cơ thể luôn khỏe mạnh và không bị thiếu dinh dưỡng, bạn nên tham khảo những gợi ý dưới đây:

Ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Lưu ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng

Để tránh bị thiếu chất, bạn nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng thực phẩm. Không chỉ ăn cơm mà bạn nên ăn khoai, ngô,… đây là những loại thực phẩm giúp bạn bổ sung chất xơ, hỗ trợ chống táo bón rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, đừng chỉ ăn thịt lợn, thịt bò mà hãy thêm cá. Hoặc có thể bổ sung đạm có nguồn gốc từ thực vật như các loại ngũ cốc nguyên hạt hay các loại đậu.

Nên uống sữa để bổ sung canxi, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Ăn đa dạng các loại rau củ quả để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ cho cơ thể để tăng cường sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa.

Nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.

Không nên ăn mỡ động vật, hạn chế đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đồng thời không nên uống rượu bia, nước ngọt có ga.

Trong trường hợp, cơ thể bạn có vấn đề về sức khỏe, bạn cần áp dụng một chế độ ăn đặc biệt, phù hợp với thể trạng của mình và tốt nhất hãy nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Thăm khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn khoa học, bạn cũng nên thường xuyên thăm khám sức khỏe để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có vấn đề bất thường, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp.

Mọi thắc mắc về dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể và những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến tổng đài 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.

Bị táo bón, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch là những tác hại có thể gặp khi cơ thể thiếu chất xơ. Vậy làm thế nào để biết cơ thể thiếu chất xơ? Khi cơ thể thiếu chất xơ thì làm sao?

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người và cần bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày. Mỗi ngày, cơ thể cần được cung cấp từ 20 - 30g chất xơ. Tuy nhiên, thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn khiến cơ thể không nhận đủ lượng chất xơ cần thiết.

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ dễ bị thiếu chất xơ nhất như trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, người lớn tuổi đã mất khả năng nhai, hoặc những người bị thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường, ... cần được lưu ý và quan tâm chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.

Cũng như các chất đạm, chất béo, chất đường bột, ... chất xơ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Vậy nếu cơ thể thiếu chất xơ sẽ dẫn đến những tác hại gì?

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Thiếu chất xơ, cơ thể sẽ rất dễ bị táo bón và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Táo bón vừa là tác hại vừa là dấu hiệu của việc thiếu chất xơ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Trong cơ thể, chất xơ thực hiện nhiệm vụ đào thải cholesterol. Vì vậy, nếu thiếu chất xơ thì lượng cholesterol trong máu sẽ bị tích tụ lại và làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu nói riêng, các bệnh tim mạch nói chung.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Vì vậy, khi cơ thể thiếu chất xơ do chế độ ăn nhiều carbohydrate và ít chất xơ, sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Cơ thể thiếu chất xơ có thể gây ra một số bệnh lý về tim mạch

Để phòng ngừa những tác hại của việc thiếu chất xơ, bên cạnh theo dõi các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn, chúng ta cần quan tâm và để ý nhận biết dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ. Từ đó tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ nếu thiếu, đồng thời đảm bảo cơ thể luôn nhận đầy đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, đường bột và xơ.

  • Nhanh thấy đói: Một chế độ ăn giàu chất đạm nhưng không đủ chất xơ sẽ khiến cơ thể nhanh đói. Chất xơ khiến cơ thể cảm thấy no lâu hơn vì cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Nếu chỉ mới ăn xong và bạn lại cảm thấy đói thì có thể là bữa ăn trước đó chưa cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết.
  • Tăng cân nhanh chóng hoặc khó giảm cân: Như đã đề cập ở trên, khi ăn ít chất xơ, cơ thể sẽ nhanh đói, vì vậy khiến chúng ta tìm đến thức ăn nhiều hơn, dẫn đến kết quả là tăng cân nhanh chóng hoặc rất khó giảm cân.
  • Đầy hơi, táo bón: Nếu đi ngoài dưới 3 lần/tuần và phân cứng, khô, đại tiện khó, có thể là bạn đang bị táo bón do cơ thể thiếu chất xơ. Ngoài ra, bạn còn có thể bị đầy hơi và một số triệu chứng của hệ tiêu hóa khác. Táo bón cũng do thiếu nước hoặc cơ thể ít vận động, tuy nhiên, cần theo dõi trong các bữa ăn gần đây của bạn có nhiều chất xơ không để kịp thời bổ sung và cải thiện chứng táo bón.
  • Đường huyết thay đổi: Lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định là nhờ quá trình tiêu hóa chất xơ diễn ra trong thời gian dài, khi bạn cung cấp đủ hoặc nhiều chất xơ cho cơ thể. Khi đường huyết ổn định, cơ thể nhận đủ năng lượng để hoạt động, tâm trạng được cân bằng và cân nặng được kiểm soát. Khi cơ thể thiếu chất xơ, lượng đường được chuyển hóa từ thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm nhiều chất đường bột sẽ nhanh chóng vào máu và làm tăng đường huyết.

Nhanh thấy đói là một trong các dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu chất xơ

Nhận thấy cơ thể đang thiếu chất xơ thông qua các dấu hiệu nêu trên, bạn cần nhanh chóng bổ sung và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm là nguồn cung chất xơ dồi dào có thể kể đến như:

  • Rau củ: Rau mồng tơi, cải, súp lơ, cà rốt, cà chua, ... là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao nên có mặt trong mỗi bữa ăn để giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi, khắc phục và phòng tình trạng táo bón.
  • Trái cây: Táo, lê, chuối, bưởi, quýt, cam, ... là những loại quả không chỉ giàu chất xơ mà còn cung cấp nhiều vitamin. Khi cơ thể thiếu chất xơ, hãy tăng cường các loại quả, trái cây tươi, bạn có thể ăn vào bất kỳ lúc nào hoặc vào những bữa ăn phụ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, bên cạnh rau củ vào bữa chính. Nguồn vitamin và khoáng chất từ trái cây sẽ không chỉ cải thiện các dấu hiệu của việc thiếu chất xơ mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn.
  • Các loại hạt và ngũ cốc: Đậu lăng, đậu đỏ, hạt chia, ... là những loại thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đưa các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám vào các bữa ăn sẽ giúp khắc phục tình trạng táo bón và các vấn đề khác do cơ thể thiếu chất xơ gây ra, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch.

Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày, thường xuyên vận động và tập luyện sẽ phòng ngừa và khắc phục chứng táo bón, đầy hơi.

Tuy nhiên, nếu trước đây bạn không có thói quen ăn rau củ quả và đang gặp vấn đề của việc thiếu chất xơ thì bạn không nên bổ sung một lúc quá nhiều các loại thực phẩm này. Bạn nên đưa các loại rau củ quả vào bữa ăn một cách từ từ và tăng dần cho đến khi mỗi ngày tiêu thụ khoảng 25g chất xơ.

Cơ thể thiếu chất xơ có thể dẫn đến nhiều tác hại như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ... thể hiện qua những dấu hiệu như nhanh đói, hay bị táo bón, đường huyết và mỡ máu thay đổi, tăng cao.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề