Thịt gái là gì

Em ăn anh nhé, được không?

Được, được em ơi! Ăn anh đi mà. Anh năn nỉ đấy!

Source: Pinterest

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao những cơn bão lớn lại được đặt theo tên của phụ nữ mà không phải tên đàn ông không? Vì cũng giống như bão lốc, phụ nữ luôn đến với sức công phá siêu nhiên, khi ra đi thì cuốn theo hết tài sản, ô tô, nhà cửa, tiền bạc, sức khỏe, tâm trí… của cánh đàn ông, chỉ để lại một đống hoang tàn và… rất nhiều nước. Nước mắt, nước miếng hay nước gì thì còn tùy trường hợp. Nhưng không phải tất cả phụ nữ trên đời này đều có khả năng phi thường và chết người ấy. Và đàn ông giờ cũng đủ khôn để không bị hại đến thừa sống thiếu chết như thế. Vậy thì ai? Ai mới là người thực sự có khả năng làm đàn ông điêu đứng đến thế? Chào mừng bạn đến với thế giới của maneaters — những cô nàng “ăn thịt” đàn ông.

Maneater, em là ai?

Nàng vốn được coi là phiên bản nữ của một womanizer — những gã sát gái và tay chơi thứ thiệt. Gã womanizer có thể thay người yêu như thay quần chip mỗi ngày thì nàng maneater cũng có thể đổi bạn chung giường ngay khi nàng mua một bộ đồ lót ren mới. Gái xinh, gái có quyền. Nàng không những xinh, nàng còn duyên, còn đẹp, còn mặn mà, còn tự lập được về tài chính, còn kiểm soát được tình cảm và lí trí của mình. Nói ngắn gọn, nàng có giá, và thường, nàng single. Nhưng cần phân biệt cho rõ. Đó là có hai loại phụ nữ single. Một sẽ single theo kiểu Jennifer Aniston, người luôn phát cuồng lên vì việc tìm được ai đó để hẹn hò, luôn gào lên “Tội nghiệp tôi quá!” khi phát hiện ra anh chàng đó đang lén lút biến mình thành con lừa. Và đến năm năm sau thì nàng vẫn còn nhớ như in về câu chuyện mình bị lừa dối bởi một gã đểu, chính xác đến từng chi tiết. Đời nàng, về cơ bản là sống vì đàn ông.

Hai, nàng sẽ single theo kiểu Cameron Diaz. Nàng xinh đẹp, lộng lẫy và luôn biết cách biến mình thành tâm điểm của sự chú ý bất cứ nơi đâu mình xuất hiện. Nàng không ngại tự trả tiền cho vài shot whisky của mình ở bar dù có cả tá đàn ông sẵn sàng mua lại cả quán bar đó tặng nàng. Đời nàng, về cơ bản là cảm hứng sống của đàn ông. Nàng tồn tại trên đời đã là một kiệt tác. Và chẳng có gì ngạc nhiên, khi nàng có thể “thao túng” đàn ông một cách xuất sắc đến vậy.

Tôi có một người bạn, thông minh, xinh đẹp và khéo léo đến nỗi quái vật mắt xanh trong bạn thò đầu ra phát nào thì sẽ bị đánh cho phù mỏ phát đấy. Không ai ghét được nàng, kể cả là ả phụ nữ khó tính và hay săm soi nhất. Vẻ ngoài mong manh, ánh nhìn lúc nào cũng bảng lảng hơi nước ấy là sự che đậy hoàn hảo cho một ngọn núi lửa ở bên trong. Nhu cầu sex của nàng cao, cực cao. Nhưng nàng lại chẳng cam kết yêu đương với bất kỳ chàng trai nào cả. Nàng bảo “Sex cũng giống như đi qua một cái cầu ấy. Không có “đối tác” tốt thì nên có cái tay tốt. Để làm gì ý hả? Để tự giúp mình “qua cầu” chứ làm gì. Haha!”. Tư tưởng là vậy, nên với nàng, một người đàn ông giàu có đẹp trai và đôi bàn tay nõn nà của nàng cũng không khác nhau là mấy. Trừ việc không thể đưa đàn ông đi làm móng mỗi tuần, tất nhiên.

Source: Pinterest

Danh sách bạn chung giường của nàng dài như sớ, one-night stands thì không thể đếm nổi. Đàn ông biết, nàng là người “chén xong thì giải tán”, nhưng vẫn tha thiết lao vào. Dưới chân nàng là bao nhiêu những món quà tặng đắt tiền, những nhà, những xe, những chuyến du lịch ở resort, khách sạn năm sao hoành tráng, những chuyến shopping ở nước ngoài và một chiếc thẻ visa không hạn mức. Nhưng nàng đáp trả tất cả với vẻ thờ ơ lãnh đạm thường thấy. Và những người đàn ông ấy cứ thế lướt qua đời nàng, không ai dừng lại được lâu quá một tuần. Vì sao ư? Cuộc sống của nàng đã đủ lấp lánh rồi, và đàn ông chỉ như thứ trang sức để điểm tô thêm cho sự lấp lánh ấy thôi.

Maneater, đơn giản là nàng chẳng cần nhìn thái độ người đàn ông nào để sống hết! Nàng sống cho mình, và vũ trụ xoay quanh nàng.

Nàng có thực sự đáng sợ?

Có lẽ, với những người phụ nữ khác, thì những kẻ thích “ăn thịt” đàn ông này cần phải biến mất ngay khỏi trát đất. Hoặc giả có cái máy tẩy não của những người đàn ông mặc áo đen [Men In Black] cũng được. Bấm tạch một cái, và nàng lại quay trở lại là một tờ giấy trắng nguyên sơ như ban đầu. Và nàng sẽ được tái tạo một kí ức mới, một tính cách mới, một cách phản ứng và đối xử với đàn ông mới mà không gây bất cứ mối đe dọa nào cho những người phụ nữ ngoài giới maneater. Nhưng có thực là nàng đáng sợ và đáng ghét đến thế? Có thật nàng chỉ nhìn đàn ông như những loại beefsteak, nay nàng chọn ribeye, mai nàng chén sirloin, miễn là nàng thấy ngon mắt và có hứng?

Source: Pinterest

Thực ra, sâu thẳm trong con người của maneater, nàng thực sự sợ hãi sự gần gũi và tình yêu. Tất nhiên, nàng không sợ sex. Ngược lại là khác. Nhưng nàng sợ cam kết, sợ ôm ấp thủ thỉ yêu thương sau khi “xong việc”, sợ về nhà gặp gỡ gia đình, giới thiệu họ hàng… Tại sao nàng sợ? Không ai biết được nguyên nhân chính xác. Có thể vì một mối quan hệ tình cảm đổ vỡ trong quá khứ và nàng là nạn nhân đã biến nàng thành một người như thế. “Ăn thịt” đàn ông, đơn giản chỉ để giải khuây và… trả thù, ở một mức độ nào đó. Cũng có thể nàng thích “yêu như đàn ông”, không cần tình cảm, không cần lí do. Thứ nàng cần chỉ là địa điểm, và nàng thấy thích. Vậy là đủ. Hoặc cũng có thể, nàng là hóa thân ngàn kiếp của Đát Kỷ, mang trái tim lạnh đầy thủ đoạn của loài hồ ly, đến thế giới để “ăn thịt” đàn ông, hòng thỏa mãn nhục cảm của mình. Có rất nhiều nguyên nhân khiến một nàng maneater ra đời. Và không hiểu sao, lúc nào nàng cũng rất đẹp, rất quyến rũ, rất đàn bà, rất thế này và thế kia. Nàng vĩnh viễn là một bài toán mà không một người đàn ông nào có thể có được lời giải chính xác.

Vậy nàng đáng-để-sợ, hay đáng-để-yêu?

Khi phụ nữ ý thức được đẹp cũng là một thế mạnh [cực mạnh là khác], và trí tuệ cũng là một thế mạnh không kém, nàng đã xứng đáng để yêu rồi. Khi nàng còn cố gắng, nỗ lực để khiến mình ngày càng đẹp và biết sống hơn, khéo léo hơn, thông minh hơn, thì có lẽ chẳng ai có thể từ chối được nàng. Suy cho cùng, ở sâu thẳm trong mỗi người phụ nữ, đều đã ít nhất một lần mơ ước mình có thể trở thành một maneater, được đàn ông săn đón, được là trung tâm của thế giới, được yêu đến cùng cực, được chiều chuộng nâng niu, được quyền lựa chọn người đàn ông xứng đáng nhất để ở bên mình.

Cái chính là, nàng có thể kiểm soát được ham muốn ấy ở mức “đủ dùng” hay không?

Chứ đàn ông, ai chả phát điên lên khi có nàng nào đó vừa vuốt ve mơn trớn, vừa thủ thỉ bên tai mình rằng:

  • Em ăn anh nhé, được không?
  • Được, được, em ơi. Ăn anh đi mà, anh năn nỉ đấy!

#khuccamhuyen #onmenandwomen #decodeawoman #maneater

[Giả sử tôi không phải người Việt Nam nhưng biết nói tiếng Việt]

Cuộc tình nào rồi cũng chia tay, mùa xuân nào rồi cũng cạn ngày. Những cánh đào cuối cùng rụng xuống cũng là lúc anh giáo tôi khăn gói quả mướp trở lại trường, trở về với căn phòng và chốn bếp nhỏ nhoi của mình. Buổi sớm tôi đủng đỉnh ra chợ sắm sửa cho bữa ăn đầu năm, bữa ăn khởi đầu cho hơn 600 bữa ăn một mình nữa. Không ai ngờ được những chuyện kinh hoàng sẽ xảy ra.

Mọi chuyện mua sắm vẫn bình thường cho đến khi tôi đặt chân vào khu bán thịt. Những hàng thịt ê hề, những cô hàng [bà hàng] đon đả mời chào.

Anh ơi ăn thịt đi!”.Tôi giật mình. Tôi có phải là giống thú vật nanh máu gì đâu mà cô ta bảo tôi ăn đống thịt sống này?!

Chưa kịp hoảng hồn thì một giọng khác lấn tới: “Anh ơi mông em đi!”. Tôi đánh rơi những thứ đồ trong tay, huy động hết năng lực ngôn ngữ để cố hiểu câu nói của cô hàng thịt. Rõ ràng “mông” là danh từ, nhưng trong câu này, ở chỗ đó chắc chắn chỉ có thể là động từ. Cô ta bảo tôi “mông” cô ta nghĩa là gì? Hay “mông” cũng chuyển nghĩa như kiểu cặp tương ứng danh từ – động từ trong tiếng Việt [cuốc – cái cuốc, cày – cái cày…].Thế có nghĩa cô ta bảo tôi làm gì đó với mông của cô ta hay sao??? Sao tôi có thể làm thế ở chốn đông người này?!

Hồn tôi còn chấp chới thì một tiếng sấm ngọt ngào chạy thẳng vào óc: “Anh ơi thịt em đi!” Không chịu nổi, thế này thì không thể nào chịu nổi nữa rồi! Tôi vò đầu bứt tai, tại sao cô hàng thịt lại bảo tôi giết cô ta?! Hay “thịt” là “ấy ấy ấy”? Thế thì còn khủng khiếp hơn nữa!!! Tôi không thể làm được những chuyện đó ở chốn đông người giữa ban ngày!!! Thật! [hehe]

Tôi chạy ra góc chợ ngồi khóc rấm rứt rồi lôi giấy bút lúc nào cũng ở trong túi ra ghi lại ba cái câu khủng khiếp vừa rồi. Và tôi nhận ra điều gì đó…

“Mỗi từ đều chứa trong mình một cấu trúc nghĩa gồm nhiều loại nghĩa khác nhau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái, nghĩa liên hội… Nghĩa của từ được cố định trong các từ điển nhưng đối với từng cá nhân, từ tuy vẫn giữ lõi cấu trúc nghĩa chung khái quát, thì những điểm thực tế, cụ thể sẽ khác nhau bởi mỗi cá nhân là khác nhau trong các trải nghiệm sống và trải nghiệm ngôn ngữ.

Nhưng người ta giao tiếp với nhau không phải bằng các từ mà bằng các câu, sự kết hợp của các từ theo các cấu trúc, quy tắc ngữ pháp nhất định. Nghĩa của câu không đơn thuần là phép cộng cơ học nghĩa của các từ được chứa trong nó. Nghĩa của câu phải là một kết quả của phép siêu tổng cộng: nghĩa của các từ, nghĩa của ngữ cảnh, nghĩa của cấu trúc câu… kết hợp và biến đổi nhau trong một chỉnh thể. Nghĩa của mỗi từ về cơ bản là giữ nguyên, nhưng rất rất nhiều trường hợp nó bị nghĩa của các từ khác, nghĩa của cấu trúc của cả câu tác động, làm thay đổi, biến chuyển, nhiều khi thành một thứ hoàn toàn khác!

Trong câu “Anh ơi ăn thịt đi!” thì người bán hàng không mong muốn khách hàng thực hiện hành động “ăn” [tức cho miếng thịt vào miệng, nhai và nuốt] mà là hành động “mua”. Từ “ăn” bị thay đổi nghĩa hoàn toàn, trở thành cái vỏ để gọi ra hành động trao đổi hàng hoá. Hai nghĩa này tưởng như không hề liên quan đến nhau, tưởng như chỉ là một sự thay thế lâm thời.

Ra chợ mua hàng tức là người ta khởi đầu cho một chuỗi hành động tiêu biểu có thể xảy ra kế tiếp như sau: mua hàng – cất giữ – chế biến – ăn. Bản thân chuỗi các hành động này được gọi là một khung hành động. Về cơ bản, sống là tiếp nhận và thực hiện các khung hành động chung của tập thể.

Mời khách mua hàng “ăn” sản phẩm tức là người bán hàng đang đề cập đến hành động thụ hưởng trong tương lai của khách hàng, cái mục đích cuối cùng của hoạt động mua bán. Đó là hành động báo trước [không phải dự đoán vì hẳn nhiên nó sẽ diễn ra] và kêu gọi, cổ vũ người mua hàng thực hiện nhanh mua bán để hoàn thành khung hành động.

Lấy một hành động bộ phận [ở đây là hành động cuối cùng, hành động nổi trội nhất, là kết quả hướng tới của chuỗi] để thay thế, gợi lên cả chuỗi hành động, đó chính là tư duy hoán dụ trong giao tiếp [hoán dụ bộ phận – toàn thể].

Còn hai câu “Anh ơi mông em đi” và “Anh ơi thịt em đi” thực chất là các trường hợp tỉnh lược câu. Có thể khôi phục hai câu này như sau: “Anh ơi, anh mua thịt mông do em bán đi”,“Anh ơi, anh mua thịt do em bán đi”. Bản thân ngôn ngữ có nguyên tắc tiết kiệm: dùng ít kí hiệu nhất để biểu đạt nhiều ý nghĩa nhất có thể. Và trong giao tiếp cũng có đòi hỏi này, cộng với xu hướng luôn luôn sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn [hiểu theo nghĩa đi ra ngoài những chuẩn tắc thông thường] để tạo tính sinh động, sáng tạo cho lời nói.

Con người sống trong vô vàn các trường [field] ý nghĩa đan bện vào nhau bởi những nút [node] kí hiệu. Để gọi lên một trường ý nghĩa nào đó người ta không cần phải nói ra toàn bộ các kí hiệu ngôn ngữ có trong trường mà chỉ chọn ra những kí hiệu tiêu biểu nhất. Đây là những kí hiệu nổi trội mà sự xuất hiện của nó có khả năng kéo lên những kí hiệu khác không được đề cập, và do đó làm hiện hình toàn bộ trường ý nghĩa đó. Chính vì thế mà các phát ngôn trong giao tiếp đời thường rất hay xảy ra hiện tượng tỉnh lược. Nó phục vụ cho khả năng giao tiếp nhanh chóng hiệu quả, mà sâu xa hơn là để tiết kiệm năng lượng tư duy. Dùng một số kí hiệu để thay thế cho một mạng lưới kí hiệu tạo ra trường ý nghĩa, đó là hoán dụ. [HOÁN DỤ! LẠI LÀ HOÁN DỤ!]

Như vậy các kí hiệu [cụ thể là kí hiệu ngôn ngữ] có giá trị, nhưng giá trị của nó phụ thuộc mạnh vào các kí hiệu khác trong cùng hệ thống và vào áp lực cấu trúc chung của hệ thống. Sự tỉnh lược kí hiệu trong sử dụng thể hiện tư duy hoán dụ của con người, tuân theo cơ chế tiết kiệm năng lực tư duy, tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu lực giao tiếp.”

Tôi bừng tỉnh và vỡ oà vui sướng. Vất mẩu giấy, tôi chạy lại phía những cô hàng thịt và hét toáng lên: “ANH MUỐN MÔNG EM! ANH MUỐN THỊT EM!

[Tình huống đi chợ giả định trên đây sẽ không xảy ra với người Việt vì đơn giản là tất cả chúng ta đều“hiểu” mà chẳng cần phải làm công việc phân tích như tôi vừa làm. Bởi chúng ta sống chung trong một trường văn hoá [đặc biệt là ngôn ngữ] mà bản thân nó là một hệ thống các quy ước chung của cộng đồng. Mỗi chúng ta đều khác biệt, nhưng chúng ta sống được với nhau vì xét cho tới cùng chúng ta cũng đều như nhau cả thôi!]

Chủ Đề