Thời gian thử thách án treo là gì

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Toà án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải đi chấp hành hình phạt tù.

Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Toà án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định trong 8 trường hợp như sau:

1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

6. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

7. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

8. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Vậy, trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày nào thì chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến có hai quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lại. Vì Nghị quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo không hướng dẫn trường hợp này nên thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lại là phù hợp với quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự và hướng dẫn của Nghị quyết.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù Nghị quyết không hướng dẫn nhưng vận dụng theo tinh thần của trường hợp thứ 4 và trường hợp thứ 5 thì trường hợp Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần đầu.

Do đó, Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đọc./.

Án treo là một hình phạt đối với người bị kết án. Người được hưởng án treo về nơi người đó làm việc hoặc nơi người đó cư trú và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ của người được hưởng án treo?

Theo Khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.

Nghĩa vụ của người được hưởng án treo?

Người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong quá trình thi hành án, nhằm đảm bảo cơ quan quản lý người thi hành án giám sát và theo dõi người đang thi hành án, cụ thể như sau:

- Người được hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật thi hành án hình sự 2019. Theo đó, người hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu tập đối với các trường hợp: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án treo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án. Người được hưởng án treo, người đại diện của người được hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ”.

- Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

- Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.

- Chấp hành quy định về vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo tại Điều 92 Luật thi hành án hình sự 2019.

- Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

- Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật thi hành án hình sự 2019 thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

Đang chấp hành án treo có được đi làm?

Pháp luật quy định về việc lao động, học tập của người hưởng án treo được tiếp tục làm việc, tạo điều kiện cho họ án vừa cải tạo, vừa hòa nhập với cộng đồng, đảm bảo quyền lợi của người bị kết án. Theo Điều 88 Luật thi hành án hình sự 2019 thì người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.

Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp là cán bộ, công chức,…không được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm; người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, người được hưởng án treo nếu bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 2015 “khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội”. “Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo".

Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.

Việc giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú được quy định tại Điều 3 Thông tư số 64/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an khi bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú và có lý do chính đáng mà phải thay đổi nơi cư trú, thuộc một trong các trường hợp sau: a] Đang sinh sống cùng gia đình mà gia đình chuyển cư trú sang nơi khác; b] Chuyển đến nơi cư trú với vợ hoặc chồng sau khi kết hôn; chuyển nơi cư trú khác sau khi ly hôn; c] Chuyển đến nơi cư trú cùng cha, mẹ, ông, bà, con để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp cha, mẹ, ông, bà, con bị bệnh hiểm nghèo mà không có người khác chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc trường hợp già yếu không nơi nương tựa; d] Chuyển đến nơi cư trú khác để đảm bảo việc công tác, học tập; đ] Không còn nơi cư trú vì bị giải tỏa, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa; e] Buộc phải bán nhà để khắc phục hậu quả hoặc đảm bảo cuộc sống; g] Vì lý do dịch bệnh hoặc đảm bảo yêu cầu về quốc phòng an ninh; h] Các trường hợp khác do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định.

Nơi cư trú chuyển đến phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, ổn định lâu dài. Việc giải quyết thay đổi nơi cư trú của người chấp hành án phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án và việc ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng của người chấp hành án.

Án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào?

Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP về trường hợp người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo do cố ý vi phạm nghĩa vụ có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.

Vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên đối với trường hợp người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép được xác định như sau:

- Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo bỏ đi khỏi nơi cư trú không xin phép, cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 87, Điều 91 và Điều 92 của Luật Thi hành án hình sự lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, nhắc nhở lần 01 và triệu tập người này để tiếp tục thi hành án nhưng họ vẫn không có mặt theo giấy triệu tập nên cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm điểm vắng mặt và lập biên bản kiểm điểm vắng mặt. Trường hợp này được xác định là vi phạm nghĩa vụ lần 01.

- Căn cứ Điều 93 của Luật Thi hành án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triệu tập người được hưởng án treo nhưng người này vẫn không có mặt nên bị lập biên bản nhắc nhở lần 02. Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục triệu tập người được hưởng án treo nếu người này vẫn không có mặt thì lập biên bản xác nhận sự vắng mặt. Trường hợp này được coi là vi phạm nghĩa vụ lần 02.

Cũng tại Nghị quyết trên quy định, người đang hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo thì sẽ không cho hưởng án treo. Và cả 02 trường hợp này, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự, có nghĩa là ‘tù treo” chuyển thành “tù giam”.

Thời gian thử thách của án treo được tính từ khi nào?

Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 1/HĐTP ngày 18/10/1990, thì thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo; nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo.

Thời gian thử thách của án treo là bao lâu?

ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.” Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.”

Án treo bao lâu được giảm án?

- Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

Án treo điều bao nhiêu?

Tức khi bị cáo có đủ 3 điều kiện sau đây thì được hưởng án treo: 1/ khi bị xử phạt tù không quá 3 năm; 2/ căn cứ vào nhân thân của người phạm tội; và 3/ các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo [bắt buộc], chứ không phải có thể cho hưởng án treo [tùy ...

Chủ Đề