Thời hạn của đơn thuốc hướng thần

Xin chào tổng đài tư vấn! Cho tôi hỏi về vấn đề em gái tôi bị bệnh tâm thần phải sử dụng thuốc hướng thần trong những ngày điều trị ngoại trú. Vậy trong trường hợp này tôi có thể xin cấp thuốc cho em tôi trong thời hạn là bao nhiêu lâu? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Tư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về thời hạn cấp phát thuốc đối với người bị bệnh tâm thần; chúng tôi xin tư vấn cho bạn cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định như sau:

“Điều 9. Kê đơn thuốc hướng thần, thuốc tiền chất

1. Đơn thuốc “H” được sử dụng để kê thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và được làm thành 03 bản, trong đó: 01 Đơn thuốc “H” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh; 01 Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

2. Đối với bệnh cấp tính: Kê đơn với số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 [mười] ngày.

3. Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày [bệnh mạn tính]: Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 [ba mươi] ngày.

4. Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:

a] Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa;

b] Người đại diện người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú chịu trách nhiệm lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của trạm y tế xã [mẫu sổ theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho từng chuyên khoa];

c] Người kê đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không.”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp kê đơn thuốc hướng thần đối với người bệnh tâm thần, động kinh được thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa. Bên cạnh đó, người kê đơn thuốc sẽ có quyền quyết định đối với từng trường hợp người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Em gái bạn bị bệnh tâm thần phải sử dụng thuốc hướng thần trong những ngày điều trị ngoại trú. Do đó, trong trường hợp này việc xin cấp thuốc cho em gái bạn được thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa, pháp luật không có quy định cụ thể về số ngày được kê đơn.

Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận:

Trường hợp em gái bạn phải sử dụng thuốc hướng thần điều trị bệnh tâm thần thì việc xin cấp thuốc được thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa.

Trên đây là bài viết về vấn đề thời hạn cấp phát thuốc đối với người bị bệnh tâm thần. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Mua thuốc bên ngoài có được bảo hiểm y tế chi trả?

Quyền lợi trong trường hợp bệnh viện không cung ứng đủ thuốc

Nếu bạn còn vướng mắc về vấn đề thời hạn cấp phát thuốc đối với người bị bệnh tâm thần; bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Opioids sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân, AIDS và bệnh nhân mắc bệnh đe dọa tính mạng.

  1. Luật dược 2016.
  2. Thông tư số 20/2017/TT_BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư Quy định chi tiết một số điều của luật dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của chính phủ vềthuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
  3. Thông tư số 52/2017/TT-BYT 29 tháng 12 năm 2017 và thông tư số18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định vềkê đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Chi tiết cho kê đơn thuốc gây nghiện [Narcotic Drug] như sau:

A. ĐẢM BẢO ĐỦ OPIOIDS CHO NGƯỜI BỆNH

I. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành, cơ sở khám bệnh chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc:

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm:

Thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan có liên quan trên địa bàn về danh sách các cơ sở cấp, bán thuốc gây nghiện.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm:

a] Nhận lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh trả lại và xử lý thuốc theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TTBYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

b] Cơ sở bán lẻ thuốc gây nghiện phải bán thuốc gây nghiện cho người bệnh khi có đơn thuốc “N” được kê đơn theo quy định tại điều 7 và 8 Thông tư này.Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuốc tỉnh không có cơ sở bán thuốc gây nghiện cho người bệnh thì khoa dược của bệnh viện phải cung cấp thuốc gây nghiện cho người bệnh ngoại trú trên địa àn theo giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quản lý giá thuốc để đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người bệnh.

II. Nhân viên y tế

Điều 7. Kê đơn thuốc gây nghiện

  1. Đơn thuốc “N” được sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh và được làm thành 03 bản: 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 01 Đơn thuốc “N” lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh; 01 Đơn thuốc “N” [có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh] lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc. Trường hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
  2. Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 [bảy] ngày.
  3. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh [trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có đủ năng lực hành vi dân sự] viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo thông tư này, được lập thành 02 bản như nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản giao cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
  4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được biết.

Điều 8. Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS

  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDSthì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặcngười đại diện của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiệntheo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 [ba mươi] ngày, phải ghi đồng thời 03 đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 [mười] ngày [ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị].
  2. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDSgiai đoạn cuối nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo. Thông tư này, kèm theo bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng điều trị để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh điều trị nội trú kê đơn thuốc; mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 [mười] ngày.

Thời hạn mua, lĩnh thuốc opioids

Điều 11. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc

  1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
  2. Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
  3. Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 [một] đến 03 [ba] ngày của mỗi đợt điều trị [nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ].

B. TRẢ LẠI THUỐC DO KHÔNG SỬ DỤNG HOẶC SỬ DỤNG KHÔNG HẾT

Điều 12. Trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết

  1. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất do không sử dụng hoặc sử dụng không hết cho cơ sở đã cấp hoặc bán thuốc. Cơ sở lập biên bản nhận lại thuốc như sau:

a] Đối với cơ sở cấp thuốc lập biên bản nhận lại thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản được lập thành 02 bản [01 bản lưu tại nơi cấp, 01 bản giao cho người trả lại thuốc].

b] Đối với cơ sở bán lẻ thuốc lập biên bản nhận lại thuốc theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

  1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhận lại để riêng, bảo quản và xử lý theo đúng quy định tại Luật dược 2016.

C. LƯU ĐƠN TÀI LIỆU VỀ THUỐC OPIOIDS

Điều 13. Lưu đơn, tài liệu về thuốc

  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu Đơn thuốc “N”, giấy Cam kết sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh và Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 [hai] năm, kể từ ngày kê đơn.
  2. Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất lưu toàn bộ Đơn thuốc “N”, Đơn thuốc “H”, thời gian lưu 02 [hai] năm, kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng.
  3. Khihết thời hạn lưu tài liệu về thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc tiền chất, cơ sở thành lập Hội đồng hủy tài liệu theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Tài liệu hủy bao gồm: Đơn thuốc “N”; Đơn thuốc “H”; Cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh; Biên bản nhận lại thuốc gây nghiện; Giấy xác nhận người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện của Trạm y tế xã, phường, thị trấn [nếu có].

D. TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH

  1. Làm giấy cam kếtvề việc sử dụng thuốc gây nghiện của người bệnh [theo mẫu tại phụ lục 3].
  2. Phải trả lại opioids khi bệnh nhân không sử dụng, hoặc không sử dụng hết. Người nhận thuốc lập biên bản trả lại thuốc. Biên bản được lập thành 02 bản [01 bản lưu tại nơi cấp, 01 bản giao cho người trả lại thuốc].

Video liên quan

Chủ Đề