Vi sao nội bài tập thể chất là phương tiện cơ bản trong GDTC

Hình thức bài tập thể chất là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó, hình thức buổi tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó.

 * Cấu trúc bên trong của BTTC: Bao gồm các quá trình khác nhau của hoạt động chức năng cơ thể trong khi thực hiện bài tập thể chất có liên quan lẫn nhau và phối hợp lẫn nhau, trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: khi chạy mạch đập khác với khi cử tạ.

 * Cấu trúc bên ngoài: Là hình dạng có thể nhìn thấy được, biểu hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian và lực tác động tạo thành bài tập

Bạn đang xem nội dung Bài giảng Các phương tiện giáo dục thể chất, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ

Chương 3CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤTCHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Phương tiện là công cụ để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, phương tiện trả lời câu hỏi bằng cái gì Trong GDTC để giải quyêt các nhiệm vụ đặc thù của TDTT người ta sử dụng một nhóm phương tiện đặc trưng đó là: * Bài tập thể chất. * Các nhân tố môi trường tự nhiên * Các yếu tố vệ sinhI. BÀI TẬP THỂ CHẤT1. Khái niệm: 2. Nội dung và hình thức của bài tập thể chất 3. Kỹ thuật bài tập thể chất:4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập thể chất.5. Phân loại bài tập thể chất.I. BÀI TẬP THỂ CHẤT Khái niệm:Bài tập thể chất là những hành động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách co ý thức, có chủ đích được sử dụng phù hợp với quy luật GDTC để giải quyết các nhiệm vụ của GDTC. Dấu hiệu bản chất nhất của BTTC là sự lặp lại, chỉ có sự lặp lại nhiều lần một hành động vận động nào đó mới có thể hình thành KX vận động và làm phát triển các tố chất thể lực.I. BÀI TẬP THỂ CHẤT* Nguồn gốc của BTTCBTTC ra đời từ thời cổ xưa nó gắn liền với lao động. Nhân tố quan trọng nhất làm nảy sinh BTTC là điều kiện sống vật chất và hoạt động của con người mà trước hết là lao động. Hoạt động lao động hầu hết các BTTC có liên hệ trực tiếp đến các động tác của lao động, ngoài lao động ra thì các hoạt động quân sự, tôn giáo, cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của BTTC. Trong xã hội nguyên thuỷ các bài tập mang tình thực dụng trực tiếp, các bài tập nảy sinh và đáp ứng nhu cầu của lao động gọi là những bài tập tự nhiên [ giống những động tác trong lao động] Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì BTTC mất dần tính thực dụng trực tiếp và các bài tập tự nhiên dần dần được thay thế bằng những bài tập phân tích. Bài tập phân tích là những bài tập được sáng tạo ra để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục giáo dưỡng và chữa bệnhI. BÀI TẬP THỂ CHẤT Sự khác nhau giữa bài tập thể chất với lao động chân tay: Mặc dù BTTC được hình thành từ cơ sở lao động và có những điểm đồng nhất như diễn biến sinh lý, sinh hoá trong cơ thể nhưng hai hiện tượng này không có cùng bản chấtI. BÀI TẬP THỂ CHẤTSự khác nhau giữa BTTC và lao động chân tayLAO ĐỘNG CHÂN TAYBÀI TẬP THỂ CHẤT* Lao động là quá trình con người tác động vào tự nhiên cải tạo tự nhiên bắt tự nhiên phải đáp ứng nhu cầu của con người.* Phát triển thể chất thông quan lao động chỉ mang tính tự phát.* Mục đích là tạo ra của cải vật chất.* Lao động nặng nhọc thường gây bệnh nghề nghiệp.* Tạo ra những phát minh mới, phương pháp mới để cải tạo thiên nhiên* BTTC tác động vào phần tự nhiên của con người nhằm cải tạo phần tự nhiên [ sự phát triển hình thái và chức năng].* Tác động vào cơ thể theo quy luật của GDTC.* Mục đích: là tạo nên sức khoẻ cho con người.Có thể chữa được một số bệnh nghề nghiệp* Tạo ra những tố chất thể lực mới mà bẩm sinh di truyền không thể có đượcI. BÀI TẬP THỂ CHẤT 2. Nội dung và hình thức của bài tập thể chất: a. Nội dung: Nội dung của BTTC bao gồm những động tác tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể khi thực hiện các bài tập đó * Về mặt tâm lý: * Về mặt sinh lý học:. *Về mặt sư phạm:I. BÀI TẬP THỂ CHẤT2. Nội dung và hình thức của bài tập thể chất:b.Hình thức của bài tập thể chất:Hình thức bài tập thể chất là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó, hình thức buổi tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó. * Cấu trúc bên trong của BTTC: Bao gồm các quá trình khác nhau của hoạt động chức năng cơ thể trong khi thực hiện bài tập thể chất có liên quan lẫn nhau và phối hợp lẫn nhau, trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: khi chạy mạch đập khác với khi cử tạ. * Cấu trúc bên ngoài: Là hình dạng có thể nhìn thấy được, biểu hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian và lực tác động tạo thành bài tậpI. BÀI TẬP THỂ CHẤTc. Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của BTTC:Hình thức và nội dung có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định. Nội dung đi trước hình thức, vì để đạt được mục đích trong một bài tập nào đó thì phải thay đổi nội dung, sau đó hình thức mới thay đổi sao cho phù hợp, ví dụ thay đổi tốc độ thì biên độ và tần số động tác cũng thay đổi.Mặt khác hình thức cũng ảnh hưởng tới nội dung nếu hình thức bài tập không phù hợp có thể sẽ cản trở việc thực hiện nội dung, Trong thực tế có những bài tập khác nhau nhưng hình thức lại tương tự như nhau như chạy và đi bộ hoặc những bài tập có nội dung giống nhau nhưng hình thức lại khác nhau ví dụ chạy và bơi có cùng vùng cường độ I. BÀI TẬP THỂ CHẤT3. Kỹ thuật bài tập thể chất:Khái niệm: Kỹ thuật bài tập thể chất là cách thức thực hiện động tác mà nhờ cách thức đó nhiệm vụ vận động được giải quyết với hiệu quả tương đối cao Khi phân tích kỹ người ta chia thành: * Nguyên lý kỹ thuật: Là một tổng thể những khâu những đặc tính trong cấu trúc động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động theo một cách thức nhất định, nếu thiếu một khâu nào đó thì nhiệm vụ vận động không được hoàn thành ví dụ: trong nhảy xa gồm chạy đà, dậm nhảy, trên không và rơi xuống đất * Khâu cơ bản của kỹ thuật: Là phần quyết định quan trọng nhất của phương thức thực hiện nhiệm vụ vận động. * Chi tiết kỹ thuật: Là những đặc điểm thứ yếu của động tác không làm ảnh hưởng đến cơ chế cơ bản của kỹ thuật động tác. Chi tiết kỹ thuật phụ thuộc vào đặc điểm hình thái và chức năng cơ thể của VĐV I. BÀI TẬP THỂ CHẤT* Các giai đoạn [Các pha] của động tác: Là các phần động tác được chia theo những dấu hiệu nào đó, phần này nối tiếp phần kia theo thời gianTrong thực tế có một số bài tập không có chu kỳ chia thành 2, 3 giai đoạn và cũng một số bài tập được chia thành nhiều giai đoạn hơn [ nhảy ngựa ]. - Giai đoạn chuẩn bị: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giai đoạn chủ yếu, giai đoạn này thường là những động tác theo hướng ngược lại hướng chuyển động cơ bản hoặc là những động tác kế tiếp nhau dưới dạng chạy đà hoặc quay tròn ví dụ: Tay cầm vợt đưa ra sau ngược chiều... - Giai đoạn cơ bản: Giai đoạn chủ yếu gồm các động tác nhằm trực tiếp giải quyết các nhiệm vụ vận động. Theo quan điểm động lực học thì sử dụng lực đúng hướng, đúng chỗ đúng thời điểm. - Giai đoạn kết thúc: Có thể chậm dần một cách tích cực hoặc tiêu cực để giữ thăng bằng cho cơ thể.I. BÀI TẬP THỂ CHẤT4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập thể chất. * Bản thân bài tập: Các bài tập khác nhau về cấu trúc LVĐ, độ phức tạp, tính mới lạ sẽ gây ra phản ứng khác nhau cho cơ thể ví dụ: bài tập bơi khác bài tập đi bộ phản ứng cơ thể sẽ khác nhau* Đặc điểm cá nhân người tập: Cùng một bài tập 1500m nhưng những người có lứa tuổi, giới tính, trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm lý và trình độ tập luyện khác nhau sẽ chịu sự tác động khác nhau * Đặc điểm điều kiện bên ngoài: Như thời tiết địa điểm, điều kiện vệ sinh, phòng tập, chất lượng dụng cụ sẽ làm thay đổi hiệu quả tác dụng của bài tập.* Phương pháp tập luyện: Phương pháp tập luyện khác nhau phản ứng cơ thể cũng khác nhau I. BÀI TẬP THỂ CHẤT5. Phân loại bài tập thể chất. Khái niệm: Phân loại BTTC là sự sắp xếp các bài tập thành các nhóm theo các dấu hiệu nhât định, trong mỗi nhóm có sự giống nhau về những tính chất cơ bản nhât.Trong các tài liệu chuyên môn ta thường thấy BTTC được phân thành các nhóm lớn như: Thể dục, thể thao, trò chơi và du lịch. Đó là sự phân loại theo hệ thống phương tiện, phương pháp GDTC đã được hình thành trong lịch sử xã hội của loài người. I. BÀI TẬP THỂ CHẤT* Bài tập thể chất có thể phân theo mục đích sử dụng trong huấn luyện TDTT * Một trong cách phân loại hiện nay được công nhận và phổ biến rộng rãi trong thực tiễn là cách phân loại theo tố chất vận động * Trong sinh cơ học người ta chia thành 3 loại* Trong sinh lý học người ta chia thànhII. Ý NGHĨA PHƯƠNG TIỆN CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ YẾU CÁC YẾU TỐ VỆ SINH1. Các nhân tố của môi trường tự nhiênCác yếu tố của nhân tố môi trường tự nhiên như ánh sáng, nước, không khí, cũng là những phương tiện không kém phần quan trọng để củng cố sức khoẻ, tôi luyện cơ thể và nâng cao khả năng hoạt động thể lực của con người.* Bổ sung làm tăng cường và hợp lý hoá tác động của BTTC như tập luyện trong điều kiện giầu ô xy, ven rừng, bãi biển* Sử dụng như một phương tiện độc lập để tôi luyện cơ thể [ dùng những thủ pháp để nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể ] nâng cao tính ổn định của cơ thể trước những thay đổi đột ngột của thời tiết.

File đính kèm:

  • CHuong 3 PHUONG TIEN GDTC.ppt

*BTTC tác động vào phần tự nhiên của con người nhằm cải tạo phần tự nhiên [ sự phát triển hình thái và chức năng].

* Tác động vào cơ thể theo quy luật của GDTC

* Mục đích : là tạo nên sức khoẻ cho con người. Có thể chữa được một số bệnh nghề nghiệp

* Tạo ra những tố chất thể lực mới mà bẩm sinh di truyền không thể có được

Tuy nhiên trong một số trường hợp lao động chân tay có sự kết hợp với BTTC mà đạt được mục đích của GDTC thì được coi là phương tiên bổ trợ cho quá trình GDTC. Trong trường hợp này LĐCT không có mục đích chính là tạo ra của cải vật chất, song chúng không thể thay thế hoàn toàn cho các phương tiện BTTC.

Theo sự phân tích trên không phải bất cứ hoạt động nào cũng được coi là BTTC. Để hiểu sâu bản chất của BTTC cũng như định hướng đúng đắn trong việc sử dụng và lựa chọn BTTC chúng ta cần đi sâu phân tích nội dung và hình thức của BTTC.

Nội dung của BTTC bao gồm những động tác tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể khi thực hiện các bài tập đó.

Những quá trình này diễn ra rất phức tạp và đa dạng ví dụ : như thông khí phổi, mạch đập, huyết áp… và có thể xem xét từ các góc độ khác nhau về mặt tâm lý, sinh lý và góc độ sư phạm Về mặt tâm lý: BTTC là những động tác tự ý là những hành động có chủ đích, có ý thức liên quan nhiều  đến quá trình tâm lý như biểu tượng vận động, tư duy, xúc cảm khi thực hiện bài tập, nói một cách khác BTTC muốn đạt được mục đích con người phải tư duy tích cực, xác định được phương hướng hành động và điều khiển động tác với sự nỗ lực ý chí như vậy về mặt tâm lý nội dung của BTTC là quá trình nhận thức cảm xúc và ý chí.

Về mặt sinh lý học: BTTC là những sự biến đối các chức năng sinh lý của cơ thể khi thực hiện bài tập làm cho cơ thể chuyển lên mức hoạt động cao hơn so với trạng thái yên tĩnh. Những biến đổi sinh lý trong hoạt động sẽ kích thích quá trình hồi phục và thích nghi sau đó. Ví dụ: khi cơ thể hoạt động với công xuất tối đa thì thông khí phổi có thể tăng lên 30l, lưu lượng của tim tăng 10l, Vo2max có thể tăng lên 20l tương ứng với quá trình đó quá trình đồng hoá và dị hoá cũng tăng lên.

Khi xem xét BTTC dưới góc độ sư phạm thì điều quan trọng không hẳn chỉ là những biến đổi sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể mà là xem xét tác động của cơ thể và sự hình thành các KNKX vận động cũng như sự tác động đến hành vi nhân cách người tập. Điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của BTTC đó đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra.

Hình thức bài tập thể chất: Là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó, hình thức buổi tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó. Trong triết học hình thức được hiểu là phương thức tồn tại của nội dung là kết cấu của nội dung cho nên hình thức của BTTC là kết cấu bên trong và bên ngoài của nó.

Cấu trúc bên trong của BTTC: Bao gồm các quá trình khác nhau của hoạt động chức năng cơ thể trong khi thực hiện bài tập thể chất có liên quan lẫn nhau và phối hợp lẫn nhau, trong từng trường hợp cụ thể . Ví dụ : khi chạy mạch đập khác với HĐ cử tạ.

Cấu trúc bên ngoài : Là hình dạng có thể nhìn thấy được, biểu hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian và lực tác động tạo thành bài tập.

Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của BTTC: Hình thức và nội dung có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định. Nội dung đi trước hình thức, vì để đạt được mục đích trong một bài tập nào đó thì phải thay đổi nội dung, sau đó hình thức mới thay đổi sao cho phù hợp, ví dụ thay đổi tốc độ thì biên độ và tần số động tác cũng thay đổi. Mặt khác hình thức cũng ảnh hưởng tới nội dung nếu hình thức bài tập không phù hợp có thể sẽ cản trở việc thực hiện nội dung, Ví dụ 2 người có tốc độ bơi như nhau nhưng người nào có kỹ thuật hoàn thiện sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn và thành tích tốt hơn. Vì vậy hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện để thực hiện nội dung tốt.

Trong thực tế có những bài tập khác nhau nhưng hình thức lại tương tự như nhau như chạy và đi bộ hoặc những bài tập có nội dung giống nhau nhưng hình thức lại khác nhau ví dụ chạy và bơi có cùng vùng cường độ.

Như vậy tác động của bài tập thể chất đối với cơ thể mang tính chất cụ thể trong từng trường hợp. Tuỳ thuộc vào nội dung và hình thức mỗi buổi tập TDTT mà tác động đến con người ít hay nhiều. Mặt khác bài tập cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người nếu sử dụng không đúng quy luật.

Lý luận TDTT

Video liên quan

Chủ Đề