Thông tin người tiêu dùng là gì

Người tiêu dùng theo quy định của pháp luật gồm những ai? Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng gồm những nội dung gì? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Người tiêu dùng là ai?

Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp [bên bán].

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận.

4. Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

  • Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận;
  • Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;
  • Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;
  • Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi của bên bán xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Các hành vi bị cấm

Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định các hành vi sau là hành vi bị cấm:

  • Bên bán lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về Hàng hóa, dịch vụ; Uy tín, khả năng kinh doanh; Nội dung, đặc điểm giao dịch.
  • Bên bán quấy rối người tiêu dùng.
  • Bên bán ép buộc người tiêu dùng.
  • Bên bán thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Bên bán yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước.
  • Lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
  • Bên bán lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
  • Bên bán kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

Trên đây là nội dung Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất đối với chất lượng hàng hóa

Tôi muốn tìm hiểu thêm về khái niệm bí mật cá nhân của người tiêu dùng trong quy định pháp luật? Bảo vệ thông tin người tiêu dùng được quy định như thế nào? Nếu có các hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin người tiêu dùng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như sau:

"1. Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
a] Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;
b] Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;
c] Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;
d] Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;
đ] Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Bí mật cá nhân của người tiêu dùng

Bí mật cá nhân của người tiêu dùng được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

"1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP định nghĩa về “bí mật cá nhân của người tiêu dùng” như sau:

"11. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng."

Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 giải thích từ ngữ "sự riêng tư" như sau:

"10. Sự riêng tư [Privacy] là trạng thái hay tình trạng một mình hoặc tách biệt, không bị ảnh hưởng, không bị người khác để ý, do bản thân lựa chọn trong phạm vi quyền hạn của họ; không bị can thiệp hoặc xâm phạm; không bị công khai hoặc để lộ ra, được bảo vệ để không bị nhận biết ở nơi công cộng."

Tuỳ thuộc vào tính chất, lĩnh vực mà bí mật cá nhân của người tiêu dùng có thể được quy định tại nhiều nơi nhưng nhìn chung các quy định này đều hướng đến không được làm lộ các thông tin này nếu không có sự đồng ý của họ.

Vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như sau:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;
b] Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;
c] Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;
d] Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;
đ] Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng."

Và căn cứ vào điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là áp dụng với cá nhân nếu là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề