Thông tư hướng dẫn nghị định số 135 2023 nđ-cp

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 135/2020/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TUỔI NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 135/2020/NĐ ngày 18tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu [Nghị định số 135/2020/NĐ-CP] đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí [gọi tắt là người lao động].

2. Cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Điều 3. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 50 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam cho đến khi đủ 57 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 55 tuổi vào năm 2035.

2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

2029

53 tuổi

2030

53 tuổi 4 tháng

2031

53 tuổi 8 tháng

2032

54 tuổi

2033

54 tuổi 4 tháng

2034

54 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu hướng dẫn tại Điều 3 của Thông tư này tại thời điểm nghỉ hưu, gồm:

  1. Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
  1. Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  1. Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

2. Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

50 tuổi 3 tháng

2021

45 tuổi 4 tháng

2022

50 tuổi 6 tháng

2022

45 tuổi 8 tháng

2023

50 tuổi 9 tháng

2023

46 tuổi

2024

51 tuổi

2024

46 tuổi 4 tháng

2025

51 tuổi 3 tháng

2025

46 tuổi 8 tháng

2026

51 tuổi 6 tháng

2026

47 tuổi

2027

51 tuổi 9 tháng

2027

47 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

52 tuổi

2028

47 tuổi 8 tháng

2029

48 tuổi

2030

48 tuổi 4 tháng

2031

48 tuổi 8 tháng

2032

49 tuổi

2033

49 tuổi 4 tháng

2034

49 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

50 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2021.

2. Các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định như sau:

  1. Người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì lấy mốc tuổi theo điểm a khoản 2 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 3 của Thông tư này.
  1. Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì lấy mốc tuổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 4 của Thông tư này.

4. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản khác thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chỉnh theo.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp báo cáo về Bộ Quốc phòng [qua Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị] để xem xét, giải quyết./.

Chủ Đề