Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, các nhiệm vụ chi ngân sách trong 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng bổ sung cho các địa phương 936,5 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 27,19 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.

Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, đồng thời, chủ động quản lý, điều hành, sử dụng ngân quỹ nhà nước đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách các cấp.

Thông qua công tác kiểm soát chi, trong 4 tháng đầu năm, hệ thống KBNN đã đề nghị các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thiện, bổ sung hồ sơ thanh toán theo quy định 438.410 món chi với tổng số tiền 52.459 tỷ đồng. Số thực từ chối thanh toán là 2.327 món chi với tổng số tiền 159 tỷ đồng.

Đặc biệt, để nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính nhà nước, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN, trong 4 tháng đầu năm, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện 15.394 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 308.775 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính trên 13.292 tỷ đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách trên 3.478 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 8.852 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 961,9 triệu đồng); số tiền đã thu hộp ngân sách trên 2.359 tỷ đồng.

Công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Đáng chú ý, trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, qua tổng hợp số liệu báo cáo của 112 đơn vị, tính đến hết năm 2021, cả nước có 85.020 dự án đã hoàn thành cần thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư công theo quy định với giá trị tổng mức đầu tư được duyệt trên 1.709.426 tỷ đồng. Thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, cơ quan thẩm tra quyết toán ở các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tập đoàn, tổng công ty đã loại ra khỏi giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán 9.399 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán.

Triển khai nhiều giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 4/2022, Bộ Tài chính tiết kiệm kinh phí hoạt động thường xuyên 5,8 tỷ đồng, gồm: chi hoạt động 5,4 tỷ đồng; tiết kiệm mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc 412 triệu đồng.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính tiết kiệm kinh phí hoạt động thường xuyên 68 tỷ đồng, gồm: chi hoạt động quản lý hành chính 67 tỷ đồng; tiết kiệm mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc 978 triệu đồng.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Chính phủ đề ra, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức điều hành dự toán NSNN chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Tiếp tục cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng thống nhất quy trình, tập trung đầu mối kiểm soát và thanh toán các khoản chi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi, quản lý thu NSNN.

Đồng thời, Bộ sẽ rà soát, ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công. Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động để tinh gọn đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải và trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Cùng với đó, Bộ tiến hành rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Ban hành kịp thời tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật...

VH


Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính xác định, quản lý, sử dụng tài sản công là một trong những lĩnh vực trọng tâm thực hiện trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ.

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập

Tiết kiệm, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài sản công

Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công

Quản lý tài sản công để liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập như thế nào?

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tài chính đã đề ra các chỉ tiêu thực hiện trong quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai đồng bộ Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.

Đồng thời, tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị; Xây dựng phương án xử lý phù hợp và kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý trụ sở cũ các đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới đảm bảo quy định và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công của các đơn vị thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; hạn chế mua xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tổ chức mua sắm tài sản theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và công khai, minh bạch; Xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản và công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế ở từng cơ quan, đơn vị, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản.

Tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết theo đúng các trường hợp pháp luật quy định, có Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo các yêu cầu quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản hướng dẫn nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản. Bộ Tài chính kiên quyết chấm dứt, thu hồi tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định pháp luật. Đồng thời, thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước sau khi dự án kết thúc theo đúng quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát, lãng phí tài sản.

Kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản

Để thực hiện các chỉ tiêu đề ra, Bộ Tài chính đã xác định các giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Trước hết, hướng dẫn, quy định các nội dung về quản lý, sử dụng và xử lý tài sản trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan.

Cùng với đó, Bộ Tài chính xác định tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và từng bước nâng cấp Cơ sở dữ liệu tài sản ngành Tài chính, đảm bảo phù hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia và yêu cầu quản lý đặc thù của các đơn vị trực thuộc; Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, cập nhật thông tin tài sản công vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định.

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện việc mua sắm tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền và quy định về mua sắm tập trung của Nhà nước. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc xử lý, thu hồi các diện tích đất không đúng quy định của pháp luật; sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lãng phí, kém hiệu quả, bỏ hoang hóa và đất lấn chiếm trái quy định tại các đơn vị trong ngành Tài chính; tiếp tục chủ động tháo gỡ các vướng mắc và những tồn tại trong thực hiện phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất...

Giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại tại các đơn vị; Tận dụng, khai thác có hiệu quả tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại hiện có, chỉ đầu tư xây dựng, mua sắm mới khi thực sự cần thiết và bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Kiên quyết thu hồi, xử lý theo quy định đối với những trường hợp trang bị tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Rà soát, điều chuyển tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu; thu hồi nộp ngân sách các khoản thu phát sinh từ sử dụng tài sản không đúng quy định.

Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị ban hành quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng; quy định cụ thể về định mức tiêu hao xăng, dầu, mở sổ theo dõi lịch trình hoạt động của từng xe ô tô, tàu, thuyền và các phương tiện khác. Đặc biệt, không sử dụng xe ô tô công đưa đón cán bộ không có tiêu chuẩn từ nơi ở tới nơi làm việc và ngược lại, sử dụng xe ô tô công vào việc riêng trái quy định; tăng cường sử dụng xe ô tô chung khi đi công tác nhiều người hoặc sử dụng phương tiện công cộng khi không cần thiết phải đi xe ô tô riêng; tổ chức sử dụng hợp lý, tiết kiệm xe ô tô công trong các chuyến đi công tác cơ sở, phục vụ hội nghị.

Để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính sẽ tăng cường công tác đấu thầu rộng rãi, công khai mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; Tập trung chỉ đạo, xử lý ngay các trường hợp mua sắm tài sản có sử dụng vốn nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, làm rõ và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan. Bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm tài sản; hạn chế tối đa việc chỉ định thầu trong mua sắm tài sản.

Cùng với các giải pháp nêu trên, công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện công tác mua sắm tài sản cũng được Bộ Tài chính đẩy mạnh để có chỉ đạo, điều hành sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hiệu quả, tránh lãng phí dự toán đã được giao; chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự toán mua sắm theo đúng tiến độ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán chi mua sắm của đơn vị không thực hiện đúng tiến độ, không có khả năng giải ngân sang các đơn vị có nhu cầu, có khả năng thực hiện nhưng chưa được bố trí dự toán mua sắm trong năm.

In bài viết

quản lý tiết kiệm chống lãng phí sử dụng tài sản công

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

    Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc tại Bộ Tài chính

  • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

    Sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp

  • Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

    Trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp gắn với giám sát, kiểm tra trong cổ phần hóa, thoái vốn

Tin nổi bật

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc tại Bộ Tài chính

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Tách giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp gắn với giám sát, kiểm tra trong cổ phần hóa, thoái vốn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Tìm giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Tháo gỡ vướng mắc trong xác định giá trị cổ phần khi thoái vốn, cổ phần hóa