Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu 2023

Ảnh minh họa

Ngày 20/7, Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA] cảnh báo lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy vào năm 2023 bởi hiện thế giới chỉ dành 2% quỹ hỗ trợ phục hồi sau đại dịch COVID-19 vào các dự án năng lượng sạch.

Các nước đã phân bổ hơn 16.000 tỷ USD khắc phục hậu quả do đại dịch COVID-19, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo theo dõi phục hồi bền vững của IEA cho thấy, chỉ có 380 tỷ USD được dành để triển khai các dự án năng lượng sạch.

Cơ quan này cho rằng, nếu chính phủ các nước hiện thực hóa kế hoạch chi tiêu như trên, lượng khí thải carbon trên toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2023 và tiếp tục tăng trong những năm sau đó.

Theo IEA, các phương án đầu tư do Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới [G20] công bố dự kiến đáp ứng 60% khoản chi cần thiết để đạt được các mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 20% do các nước bị tác động mạnh bởi dịch COVID-19 ưu tiên dành ngân sách cho phúc lợi xã hội và y tế khẩn cấp hơn là đầu tư bền vững.

Nhìn chung, IEA cho rằng, tất cả các quốc gia đều đang bỏ lỡ cơ hội dành công quỹ và quỹ tư nhân cho các dự án “xanh” mang lại lợi ích về cả kinh tế, sức khỏe và khí hậu.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết khoản đầu tư của thế giới vào năng lượng sạch hiện nay không những chưa đạt mức cần thiết để tiến tới mục tiêu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này, mà còn không đủ để ngăn lượng khí thải toàn cầu tăng lên mức cao mới.

IEA hối thúc chính phủ các nước tăng cường chi tiêu ngân sách và nhanh chóng triển khai chính sách hiệu quả nhằm thực hiện các cam kết theo Hiệp định Paris, trong đó có việc các nước phát triển hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển.

Tháng Sáu vừa qua, IEA công bố báo cáo cho thấy, để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, thế giới cần đầu tư cho năng lượng sạch mỗi năm tăng ít nhất gấp 7 lần, từ mức chưa đầy 150 tỷ USD trong năm 2020 lên mức hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Mặc dù các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại để phòng dịch đã khiến lượng khí thải carbon giảm vào năm ngoái, song nồng độ CO2 trong khí quyển lại tiếp tục gia tăng. Báo cáo của IEA công bố tháng Tư vừa qua dự báo lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ tăng gần 5% lên mức 33 tỷ tấn.

Thời gian gần đây, khu vực Bắc Mỹ hứng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục trong khi nhiều khu vực Bắc Âu đối mặt với lũ lụt chưa từng thấy. Điều này chứng tỏ tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề hơn bao giờ hết đến các nền kinh tế phát triển./.

Biến đổi khí hậu được xem là nguyên nhân khiến tần suất, cường độ và thời gian của các đợt nắng nóng diễn ra khắc nghiệt ở nhiều quốc gia - Ảnh: THE GUARDIAN

Trong 3 tháng qua, mưa bão gây ngập lụt nghiêm trọng tại Bangladesh, trong khi các đợt nắng nóng khắc nghiệt hoành hành tại nhiều khu vực ở Nam Á và châu Âu. Hạn hán kéo dài đang đe dọa đẩy hàng triệu người lâm vào nạn đói ở Đông Phi. 

Theo các nhà khoa học, phần lớn nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng thời tiết này là do biến đổi khí hậu.

Ngày 28-6, một nhóm các nhà khoa học về khí hậu đã công bố nghiên cứu làm rõ vai trò của biến đổi khí hậu đối với từng hiện tượng thời tiết trong 20 năm qua. 

Nghiên cứu xác nhận những cảnh báo tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu thay đổi thế giới, đồng thời nêu rõ những thông tin chưa nắm bắt được. 

Đối với mưa bão và nắng nóng cực đoan, các nhà nghiên cứu đã hiểu rõ hơn cường độ của các hiện tượng này đang thay đổi như thế nào do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa thực sự hiểu rõ về tác động của biến đổi khí hậu đối với cháy rừng và hạn hán.

Hiện tại nguy cơ xảy ra một đợt nắng nóng gay gắt cao gấp 3 lần và mức nhiệt độ đỉnh điểm cao hơn khoảng 1 độ C so với thời kỳ chưa ghi nhận tình trạng biến đổi khí hậu. 

Đợt nắng nóng trong tháng 4 vừa qua đã khiến nhiệt độ tại Ấn Độ và Pakistan lên tới hơn 50 độ C. Đợt nắng nóng trong tháng 6 này trải dài từ châu Âu đến Mỹ cho thấy tần suất các đợt nắng nóng đã tăng mạnh.

Trong khi đó tuần trước, Trung Quốc chứng kiến ngập lụt nghiêm trọng sau nhiều ngày mưa lớn. Bangladesh cũng trong tình cảnh tương tự. Nhìn chung, mưa bão gây ngập lụt nghiêm trọng đang diễn ra thường xuyên hơn và để lại hậu quả ngày càng lớn.

Đối với các nhà khoa học, việc xác định biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng hạn hán khó khăn hơn. 

Theo nghiên cứu trên, một số khu vực đang trải qua thời kỳ khô hạn kéo dài. Tình trạng nhiệt độ ấm lên ở miền tây nước Mỹ đang đẩy nhanh quá trình tan băng. 

Mặc dù chưa xác định được hạn hán ở Đông Phi có liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu hay không, các nhà khoa học cho rằng tình trạng sụt giảm lượng mưa vào mùa xuân ở khu vực này có liên quan mật thiết đến hiện tượng các vùng biển ở Ấn Độ Dương ấm lên. Điều này khiến lượng mưa giảm nhanh khi qua Ấn Độ Dương trước khi vào khu vực khô nóng này.

Các đợt nắng nóng và khô hạn làm trầm trọng thêm nạn cháy rừng, đặc biệt là những vụ cháy rừng quy mô lớn.

Trên quy mô toàn cầu, tần suất xảy ra các cơn bão lớn không tăng, nhưng bão lốc trở nên thường xuyên hơn ở khu vực Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương.

Chủ Đề