Thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi

Tẩy giun cho trẻ là một việc làm quan trọng và rất cần thiết, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên cũng cần tuỳ theo độ tuổi của bé mà chọn loại thuốc phù hợp. Vậy thuốc tẩy giun cho bé 2 tuổi nên dùng loại nào? Đâu là biện pháp Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi hiệu quả nhất? 

Các mẹ nên biết rằng giun chính là một loại ký sinh trùng thường sống ở đường ruột. Có nhiều loại giun khác nhau như giun tóc, giun móc, giun kim, giun đũa, sán lá… Trong đó tỷ lệ bị nhiễm giun đũa và giun sán ở nước ta là rất cao. 

Trẻ 2 tuổi và dưới 2 tuổi nếu bị giun kéo dài sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng do giun ăn hết, từ đó gây chậm lớn và còi xương, thậm chí còn tăng nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh khác. Chính vì thế các mẹ phải tẩy giun định kỳ cho con để bảo vệ sức khoẻ con.  

Thuốc tây tẩy giun cho bé 2 tuổi

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi, ví dụ như:

- Thuốc tẩy giun Fugacar: loại này có tác dụng diệt giun nhanh và có thể diệt được nhiều loại giun khác nhau, giá thành lại rẻ. Mỗi hộp 1 viên nén và chỉ dành cho bé hơn 2 tuổi.

- Thuốc Albendazol: thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của các ấu trùng cũng như giun trưởng thành bằng cách liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, qua đó ức chế sự trùng hợp hóa các tiểu quản thành các vi tiểu quản của bào tương là những bào quan cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng.

Thuốc Albendazol 400mg.

- Thuốc Zelcom Hàn Quốc dạng Siro: các mẹ có thể dùng thuốc này để tẩy giun định kỳ cho bé. Sản phẩm có thể tiêu diệt nhiều loại giun phổ biến ở trẻ, giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt hơn. Đặc biệt do là dạng siro có hương vị thơm ngon nên rất dễ uống.

Thuốc Zelcom Hàn Quốc dạng Siro.

- Thuốc tẩy giun Vermox: Đây là thuốc nhập từ Úc, có công dụng ngăn không cho giun hấp thu đường từ ruột, vì thế khiến giun bị chết đói và được đào thải ra ngoài. Liều dùng chỉ cần 1 viên uống bất cứ lúc nào trong ngày cũng được.

Thuốc tẩy giun Vermox.

Lưu ý các thuốc tẩy giun cho bé 2 tuổi trên đây tuy có hiệu quả nhưng thường tiềm ẩn các tác dụng phụ, chính vì thế cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Không nên tự ý cho con dùng bởi nếu không may bé bị dị ứng với thành phần của thuốc sẽ rất nguy hiểm, không tốt cho bé.

Xem thêm: Cách tẩy giun cho trẻ 3 tuổi an toàn

Bài thuốc dân gian tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi

Các chuyên gia cho rằng đa phần các loại thuốc tẩy giun hiện nay thường dành cho bé ít nhất từ 2 tuổi trở lên, còn các bé dưới 2 tuổi hệ tiêu hoá còn kém nên chưa được khuyến khích. Do đó để giúp con hết giun nhanh và an toàn thì mẹ có thể tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi bằng một số loại thực phẩm tự nhiên ngay sau đây:

- Tẩy giun bằng cà rốt: chiết xuất tinh dầu cà rốt được chứng minh có khả năng tẩy giun cho trẻ rất tốt. Vì vậy để con mau hết giun và phòng tránh giun mẹ nên cho bé uống nước ép, ăn chín hay sống cà rốt hàng ngày đều được.

- Hạt bí ngô: đây được xem là mẹo tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi khá hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Trong hạt bí ngô chứa rất nhiều acid amin, carbohydrate, acid béo không bão hòa cùng nhiều vitamin [như B, C, D, E, K]… vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mà còn giúp điều trị giun sán rất hiệu quả. Vì thế để diệt giun cho con dưới 2 tuổi mẹ hãy nghiền bột hạt bí ngô rồi cho con ăn hàng ngày.

- Đu đủ chín: để tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi các mẹ cũng có thể cho con ăn đu đủ chín mỗi ngày, nhưng nhớ là ăn vào buổi sáng lúc dạ dày đói để diệt giun tốt. Trong đu đủ có nhiều men papain thường được dùng điều chế làm thuốc trị giun, vì thế các mẹ có thể yên tâm cho con sử dụng mà không cần phải dùng bất cứ loại thuốc nào.

Ngoài ra để trị giun cho bé dưới 2 tuổi các mẹ có thể dùng tỏi, bồ công anh, trâm bầu, rau sam… đều được.

Tham khảo:

>>> Vì sao cần tẩy giun cho trẻ

            Rất nhiều mẹ  có con hơn 1 tuổi đã thấy trong phân con mình có giun và lo lắng bởi vì trước giờ họ chỉ nghe nói tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi chứ dưới 2 tuổi thì chưa từng được nghe. Để giải đáp thắc mắc cho các mẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tẩy giun cho trẻ.   

            1.Các triệu chứng gợi ý tới nhiễm giun

- Đau bụng, rối loạn tiêu hoá, chậm tăng cân, ăn kém, biếng ăn, nhiễm trùng tiết niệu tái phát, hay đại tiện ra giun, ngứa hậu môn.

- Nhìn thấy giun [giun kim], quấy khóc nhiều về đêm…

            2. Khi nào bắt đầu tẩy giun cho trẻ?

       Theo Quyết định 6437 của Bộ Y tế,10/2018:

- Khi đủ 12 tháng tuổi là bắt đầu tẩy giun.

- Hoặc sớm hơn khi có chỉ định của BS, có các triệu chứng gợi ý nhiễm giun như đã nói ở trên.

            3.Tần suất tẩy giun như thế nào là hợp lí?

- Miền Bắc:1lần/6tháng

- Miền Trung và miền Nam: 1lần/1năm.

- Đối với các vùng tỉ lệ cao hoặc thấp hẳn, trạm y tế địa phương sẽ có hướng dẫn cụ thể.
            4. Dùng thuốc như thế nào?

Với thuốc tẩy giun, bố mẹ có thể tự mua ở hiệu thuốc và dùng theo hướng dẫn của dược sĩ và đọc HDSD đi kèm. Tốt nhất là xin chỉ định từ trạm y tế xã phường hoặc bác sĩ Nhi khoa.

      * Các loại thuốc được dùng theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi:  Albendazole 200mg [zentel]hoặc Mebendazole 500mg [Fugacar]liều duy nhất sau ăn.

- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất sau ăn.

          *Chú ý:

- Các loại thuốc  nên dùng sau bữa ăn tối, không cần nhịn ăn uống .Với một số loại giun, với bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể cho dùng nhắc lại sau 1 tháng.

- Thuốc dạng viên nên khi cho trẻ dùng thì nghiền nhỏ thuốc, pha với nước, sữa, nước quả cho con uống.

            5. Tác dụng phụ

- Nhẹ: đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

- Vừa - nặng: nổi ban, mề đay, khó thở, sốc phản vệ [hiếm].

Cha mẹ cần theo dõi 48 giờ sau khi con uống thuốc tẩy giun. Nhớ chụp lại ảnh loại thuốc tẩy giun đã dùng [vỏ hộp thuốc] để cho bác sĩ xem khi cần đến.

           Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé, cha mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:

- Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.

                    Hàng ngày nên tập thói quen rửa tay thường xuyên cho bé 

- Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

- Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.

- Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.

- Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.

Khoa Nhi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý cách sử dụng thuốc cho trẻ để đạt hiệu quả cao.

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun, trong đó có các loại thuốc phổ biến sau:

  • Mebendazole: Dùng loại dạng 500 mg. Viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương giúp trẻ dễ uống càng tốt. Uống một lần duy nhất 500mg/ngày và thường được uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
  • Albendazole: Dùng loại viên nén 400 mg. Uống một lần duy nhất 400 mg/ngày và cũng thường được uống vào buổi sáng.
  • Pyrantel : Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng. Trẻ uống 1 liều duy nhất.

Chu trình của giun với môi trường xung quanh

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời

Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng / lần.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề