Thương binh hạng 2/4 là gì

Làm sao biết thương binh hay bệnh binh

xin chào. tôi có một điều muốn nhờ anh chị, mong trợ giúp.

tôi là con trai ba tôi,ba tôi có giấy chứng nhân trong đó ghi tỉ lệ thương tật là 55% chức vụ là dân quân và được hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.300.000vnd. vậy ba tôi là thương binh loại mấy, như thế nào mới gọi là thương binh hang 2 .va bệnh binh hạng 2.có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về điều này không

và có thêm vấn đề là tôi có thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật nghĩa vụ quân sự hay không

Không biết thương binh loại A và thương binh loại B có khác nhau không ạ? Nếu khác thì tổng đài có thể giúp tôi phân biệt không? Xin cảm ơn!

Tư vấn chế độ chính sách:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 hiện hành chỉ quy định về thương binh loại B mà không còn quy định về thương binh loại A. Vấn đề này chỉ còn được quy định tại Thông tư liên bộ số 104 – LB/QP năm 1965 [đã hết hiệu lực]; cụ thể:

“A.  Những trường hợp quân nhân được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương.

1. Theo điều 7 của  Điều lệ, thì thương binh chia làm hai loại: thương binh loại A  và thương binh loại B.

Thương bị loại A:

Thương bị loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập.

a] Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì chiến đấu với địch:

– Bị thương trong chiến đấu với địch; tiêu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng;

– Bị thương do địch tra tấn trong lúc bị giam cầm, nhưng vẫn biểu thị trung thành và dũng cảm;

– Bị thương do địch gây nên trong lúc đang làm nhiệm vụ, hoặc bị địch ám hại, được cấp trung đoàn hoặc cấp Trung ương trở lên xác nhận.

b] Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập:

– Bị thương vì cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân đang trong cơn nguy hiểm;

– Bị thương trong một số trường hợp tập luyện quân sự có tính chất nguy hiểm như tập quân sự có tính chất nguy hiểm như tập nhảy dù, lái máy bay, diễn tập chiến đấu… mà thể hiện tinh thần dũng cảm;

– Bị thương trong khi dò mìn, thử các loại vũ khí, đạn, thuốc nổ…

Thương binh loại B:

Thương binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.

a] Bị thương trong tập luyện quân sự là bị thương trong giờ tập luyện quân sự [kể cả tập thể dục thể thao] ở thao trường hoặc doanh trại, theo chương trình, kế hoạch của đơn vị [bao gồm thời gian đi và về từ đơn vị đến thao trường và cả thời gian ôn luyện];

b] Bị thương trong công tác là bị thương trong khi đang thi hành nhiệm vụ do đơn vị phân công [kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc từ đơn vị đến nơi làm việc], hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ nghiên cứu, phát minh, cải tiến kỹ thuật phục vụ lợi ích chung, phục vụ chiến đấu bất ký ở đâu và trong thời gian nào, nếu được cấp chỉ huy từ đại đội trở lên xét và xác nhận.

Ví dụ:

– Đang ngồi làm việc tại doanh trại, bị sụt trần nhà rơi xuống mà bị thương;

– Được đơn vị cử đi mít tinh, biểu tình mà bị thương;

– Nghiên cứu, chuẩn bị học cụ, khí tài ngoài giờ làm việc mà bị thương;

– Trên đường đi công tác mà bị thương..

c] Bị thương trong học tập là bị thương trong khi đang học tập quân sự, chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức trong doanh trại hoặc ngoài doanh trại, được đơn vị quy định [kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi học tập].

d] Bị thương trong lao động xây dựng và sản xuất là bị thương trong thời gian lao động theo kế hoạch của đơn vị [kể cả lao động giúp dân cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi lao động].

Những trường hợp bị thương khác như bị thương ngoài giờ hành chính [ví dụ hết giờ làm việc, đi chơi bị tai nạn…] hoặc bị thương trong giờ làm việc tại nơi làm việc tại doanh trại, nhưng không do yêu cầu của nhiệm vụ [ví dụ: trong giờ làm việc, tự ý bỏ đi làm việc riêng, đùa nghịch rồi bị tai nạn; trên đường đi công tác tự tạt ngang hoặc dừng lại để giải quyết việc riêng mà bị tai nạn…] hoặc bị thương không phải do công tác [ví dụ: đi phép, đi nghỉ mát bị đỗ xe ô tô..] thì không được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương, mà chỉ được hưởng khi ốm đau.

2. Các trường hợp bị thương thuộc loại A và loại B phải do thủ trưởng cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập, tỉnh đội hoặc cấp tương đương trở lên xét và cấp giấy chứng nhận bị thương”.

Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172

Như vậy, thương binh loại A và thương binh loại B có sự khác biệt khá rõ ràng. Thương binh loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập. Còn thương binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.

Tuy nhiên, hiện này: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Thương binh hạng 1/4 chết tại gia đình do vết thương tái có được xét liệt sĩ

Thân nhân có thể hưởng đồng thời tuất thương binh và tuất liệt sĩ không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Mục lục bài viết

  • 1. Nội dung tư vấn
  • 2.Thủ tục thực hiệnhưởng mai táng phí, trợ cấp một lần
  • 3.Chế độ tử tuất cho thương binh tỷ lệ thương tật từ 30%?
  • 4.Hồ sơ, thủ tụcgiải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần
  • 5. Thủ tục giải quyết chế độ

1. Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến bộ phận tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê . Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 6, Nghị định 236-HĐBT , thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng như sau:

''- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.

- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.

- Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.''

Như bạn trình bày, bố bạn là thương binh hạng 4 là mất sức lao động từ 21% đến 40%. Mẹ bạn năm nay đã hơn 60 tuổi. Như vậy căn cứ quy định tại Điều 32, Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng về chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết như sau:

''1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

a] Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;

b] Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

c] Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

d] Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;

đ] Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

e] Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

3. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.''

Như vậy, trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% mới được hưởng trợ cấp hàng tháng. Trong trường hợp này, bố bạn là thương binh hạng 4 thì mẹ bạn sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí 1 lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

2.Thủ tục thực hiệnhưởng mai táng phí, trợ cấp một lần

Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH

Điều 39. Hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần

Thủ tục thực hiện như sau:

- Hồ sơ bao gồm:

+ Bản khai của đại diện thân nhân [kèm biên bản ủy quyền] hoặc người tổ chức mai táng [Mẫu TT1 ban hành kèm Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ];

+ Giấy chứng tử;

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định.

3.Chế độ tử tuất cho thương binh tỷ lệ thương tật từ 30%?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 31,Nghị định 31/2013/NĐ-CPngày 9 tháng 4 năm 2013 thì những người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần. Còn trong trường hợp của bố bạn tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật ở mức 30%, nên theo nội dung tại Mục 10 Phụ lục II,Nghị định 20/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ thì bố bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức 1.268.000 đồng.

Về chế độ tử tuất của bố bạn thì theo quy định tại khoản 1 Điều 32,Nghị định 31/2013/NĐ-CPthì khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí bằng 10 lần mức lương tối thiểu chung [khoản 2 Điều 63,“Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”]; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi tức là 3 lần 1.268.000 đồng tương đương với 3.804.000 đồng. Việc thân nhân của thương binh được nhận trợ cấp hàng tháng chỉ được áp dụng đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên [khoản 2 Điều 32,Nghị định 31/2013/NĐ-CP].

Như vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn chỉ được hưởng mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu chung tương đương với 11.500.000 đồngvà trợ cấp một lần bằng 3 lần trợ cấp hàng tháng của bố bạn trước khi qua đời tương đương với 3.804.000 đồng.

4.Hồ sơ, thủ tụcgiải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần

Điều 40. Hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần

1. Hồ sơ

a] Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần [Mẫu TT1];

b] Bản sao Giấy chứng tử;

c] Hồ sơ của người có công với cách mạng;

d] Quyết định trợ cấp [Mẫu TT2].

2. Thủ tục

a] Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử.

Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập [Mẫu TN] của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b] Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân [bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng] và gửi các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

c] Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a, b Khoản này;

d] Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.

5. Thủ tục giải quyết chế độ

1. Cá nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

Trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được xác nhận liệt sĩ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, chi trả khoản tiền chênh lệch đối với thân nhân đủ điều kiện.

Trân trọng cảm ơn./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề