Tiêm vacxin sau bao lâu thì có tác dụng

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Nguồn: SKĐS

Đã gần 2 năm tính từ ngày đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Do vậy, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đẩy nhanh công cuộc tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Tuy đã triển khai được một thời gian với số lượng vắc xin lớn, nhưng có không ít người biết sau tiêm vắc xin Covid bao lâu thì an toàn, sau bao lâu cơ thể được kháng thể bảo vệ.

1. Sau khi tiêm bao lâu thì an toàn

Sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra các kháng thể và số lượng sẽ tăng lên theo thời gian kể từ 12 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Kể từ 1 tháng sau khi mũi tiêm thứ 2, khả năng phòng ngừa dịch bệnh của cơ thể sẽ đạt hiệu quả tối ưu, tuy nhiên hiệu quả của mỗi loại vắc xin là khác nhau, thông thường dao động trong khoảng 60 - 95%.

Từ trước đến nay, kể cả các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh đã được nghiên cứu trước đó cũng không thể bảo vệ cơ thể 100%. Việc đã tiêm phòng nhưng vẫn nhiễm phải Covid-19 là điều có thể xảy ra và không cho thấy công tác tiêm chủng đã thất bại. Hơn nữa, người đã tiêm phòng vẫn có khả năng lây truyền và phát tán dịch bệnh cho người khác. Vì thế, sau khi tiêm phòng, vẫn cần phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Vắc xin không bảo vệ người tiêm tuyệt đối khỏi các nguồn lây nhiễm

Ngoài ra, hiệu quả của từng loại vắc xin là khác nhau và ở mỗi người là khác nhau. Do đó, sau khi tiêm vắc xin không nên lơ là mà vẫn cần phải tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh như trước đây. Hơn nữa, các biến chủng của Covid-19 đang thích ứng và tiên hóa với tốc độ nhanh còn có thể

2. Sau khi tiêm vắc xin nên ăn gì và kiêng gì

Trong vòng 14 ngày kể từ khi tiêm vắc xin, bạn tuyệt đối không được sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau tiêm:

  • Rượu, bia: nguyên nhân là do chúng có thể làm ức chế hệ miễn dịch, làm cơ thể mất nước, thiếu nước. Hơn nửa, bia rượu còn gây nhầm lẫn cho cơ thể trong việc phản ứng với vắc xin.

  • Chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ: xúc xích, gà rán, hamburger, khoai tây chiên,... là những thực phẩm có hại đối với cơ thể sau khi tiêm vắc xin và cả lúc bình thường cũng vậy. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể gây ra những tác hại cho sức khỏe.

Ăn nhiều đồ dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc xin, tùy thuộc vào cơ địa từng người mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau như: sốt nhẹ, đau nhức toàn thân,... Triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào sức đề kháng thể trạng của từng người, tuy nhiên nên bổ sung các thực phẩm có lợi sau để cơ thể hồi phục sau tiêm là vô cùng quan trọng:

  • Bổ sung nước đầy đủ: nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người, giúp máu lưu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

  • Bổ sung vitamin A: đây là loại vitamin có vai trò quan trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Những thực phẩm giàu vitamin A bạn nên bổ sung như: gấc, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh.

  • Bổ sung vitamin C, D, E: Vitamin C, E có tác dụng như những chất chống oxy mạnh, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó, vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc,… Nguồn thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, sữa,...

Nhiều người nói sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không nên ăn trứng, đây là điều hoàn toàn sai lệch

3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin

Việc tiêm chủng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 hiệu quả. Sau khi tiêm xong, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, tuy nhiên cần phân biệt chúng với các dấu hiệu bất thường khác để tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.

Tác dụng phụ thường gặp

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ bắt đầu hình thành hàng rào bảo vệ gây ra các tác dụng phụ. Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp những dấu hiệu sau đây:

  • Vùng da xung quanh vị trí tiêm trên cánh tay có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ và gây cảm giác đau đớn.

  • Đau đầu, đau cơ, mỏi khắp người, buồn nôn, ớn lạnh, sốt,...

Để giảm khó chịu sau khi tiêm, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau;

  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng bên cánh tay tiêm.

  • Bổ sung thật nhiều nước như oresol.

  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu sốt trên 38.5. Chườm ấm hoặc lau người nếu sốt nhẹ dưới 38.5.

  • Mặc những trang phục thoáng mát, dễ chịu.

Ngoài ra, ở một số loại vắc xin, mức độ của tác dụng phụ ở mũi tiêm thứ 2 có thể nặng hơn và tần suất cũng nhiều hơn mũi tiêm đầu. Nhưng cũng có nhiều người sau khi tiêm xong không hề xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Ngoài ra, sau khi tiếp vắc xin nếu thấy một trong các dấu hiệu sau hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc liên hệ đội cấp cứu lưu động:

  • Ở vùng miệng: có cảm giác tê tê quang ở môi và lưỡi.

  • Ở vùng da: xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban, càng ngày càng lan rộng, da chuyển thành màu đỏ thậm chí là màu tím, hoặc da bị chảy máu, xuất huyết dưới da.

  • Ở họng: cảm giác khô rát, căng cứng, ngứa ngáy, khó nói chuyện.

  • Thần kinh: đau đầu dai dẳng và dữ dội; ngủ gà, hôn mê, co giật; chóng mặt, say xẩm mặt mày, mệt mỏi bất thường,...

  • Tim mạch: có cảm giác hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực kéo dài.

  • Đường ruột: Buồn nôn, đau quặn, tiêu chảy.

  • Hô hấp: Khó thở, thở rít, thở khò khè.

  • Toàn thân: Đau dữ dội ở một hay nhiều nơi mà không do chấn thương nào cả, sốt cao trên 39 độ mà không đáp ứng thuốc hạ số.

Sốt cao trên 39 độ kèm các biểu hiện bất thường khác cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời

Sau khi đọc xong bài viết này chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc sau tiêm bao lâu thì an toàn. Thông thường, sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 12 ngày cơ thể sẽ sinh sáng thể, còn sau khi tiêm mũi 2 được được 1 tháng trở lên vắc xin sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, vắc xin không bảo vệ tuyệt đối cơ thể khỏi các nguồn lây bệnh, do vậy không nên vì đã tiêm vắc xin mà chủ quan, cần thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5K mà Bộ Y tế đã đề ra để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề