Tiền sản giật sau sinh là gì năm 2024

Hậu sản giật là gì? Đó là tình trạng xảy ra sau khi người mẹ sinh em bé và dấu hiệu khó phát hiện vì đa phần trường hợp bị hậu sản giật không có triệu chứng nào trong suốt thai kỳ trước đó. Khi bị hậu sản giật, người mẹ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm vô cùng. Do đó, dù vui mừng sau khi mẹ tròn con vuông, bản thân người mẹ và các thành viên trong gia đình phỉ chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của sản phụ để đảm bảo không xảy ra tình huống xấu.

Hậu sản giật là gì?

Phụ nữ sau khi sinh con gặp phải chứng rối loạn tăng huyết áp có thể dẫn đến hậu sản giật sau sinh. Tình trạng hậu sản giật này xảy ra 48 giờ sau sinh, hoặc thậm chí có thể đến sáu tuần sau khi sinh.

Bên cạnh tăng huyết áp, sản phụ bị hậu sản giật còn xuất hiện tình trạng tăng protein quá mức trong nước tiểu cần được cấp cứu và chữa trị kịp thời mới không gặp nguy hiểm.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hau_san_giat_la_gi_cach_phong_tranh_hau_san_giat_hieu_qua_3_5f2e5a6cce.png) So với tiền sản giật, hậu sản giật có khả năng xảy ra thấp hơn.

Cơn sản giật có bốn giai đoạn, bao gồm xâm nhiễm, giật cứng, giật giãn cách và hôn mê. Khi sản phụ xuất hiện cơn co giật dễ gặp biến chứng xuất huyết não khiến sau đó rơi vào hôn mê sâu, kéo dài và tử vong.

Các cơn sản giật do hậu sản giật diễn ra liên tiếp không thể kiểm soát, gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan quan trọng như gan và thận, đặc biệt là não sẽ dễ bị hủy hoại. Bên cạnh đó, hậu sản giật còn khiến mạch máu bị thuyên tắc, lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan giảm, gây hoại tử cơ quan.

Không ít trường hợp sản phụ bị những cơn sản giật mạnh gây tử vong do tự cắn vào lưỡi làm mất máu, hoặc tử vong do máu chảy ngược vào thanh quản gây ngạt thở.

Chưa kể, hậu sản giật còn khiến sản phụ đột quỵ do máu không cung cấp đủ hay không đến các cơ quan, khiến cơ quan đó không hoạt động.

Biến chứng hậu sản giật

Có thể nói, hậu sản giật là bệnh lý phức tạp, gây nguy hiểm tính mạng của người mẹ. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của hậu sản giật sau sinh:

  • Phù phổi và khó thở do dịch lỏng tích tụ xung quanh phổi;
  • Đột quỵ do lưu lượng tuần hoàn máu đến não bộ bị gián đoạn, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng;
  • Động kinh, lên cơn co giật không kiểm soát, bị mất ý thức/lú lẫn;
  • Hình thành cục máu đông, gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của nhiều cơ quan cũng như gây hoại tử ở một số bộ phận nhất định;
  • Có thể mắc hội chứng HELLP (chứng tán huyết hay tế bào hồng cầu bị phá vỡ), men gan tăng cao, lượng tiểu cầu giảm;
  • Nguy cơ bị suy tim, rối loạn nhịp tim, dày thất trái, suy gan, suy thận cùng một số biến chứng về tim mạch;
  • Suy thận cấp, suy gan.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hau_san_giat_la_gi_cach_phong_tranh_hau_san_giat_hieu_qua_2_f66fddbcaa.jpg) Những biến chứng hậu sản giật đều vô cùng nguy hiểm.

Những biến chứng hậu sản giật đều vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Do đó, để không xảy ra hậu quả đáng tiếc, tốt nhất bạn nên ngăn ngừa hậu sản giật bằng cách điều trị. Điều này rất quan trọng, vừa không gây nguy hiểm tính mạng, bên cạnh đó cũng tránh bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, gây suy giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ.

Chẩn đoán hậu sản giật

Như có đề cập ở trên, biểu hiện của hậu sản giật không rõ ràng. Sau khi sinh, sản phụ bận rộn chăm sóc con nên dễ dàng bỏ qua những biểu hiện nhỏ.

Các yếu tố sau đây giúp chẩn đoán sản phụ có khả năng gặp hậu sản giật sau sinh hay không:

  • Huyết áp cao (từ 140/90mmHg trở lên);
  • Protein niệu dương tính;
  • Buồn nôn;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Thị lực giảm sút, nhìn mờ, mắt trở nên mẫn cảm với ánh sáng;
  • Đau bụng thượng vị;
  • Lượng nước tiểu giảm;
  • Tăng cân không kiểm soát (1 - 2kg/tuần);
  • Sưng, phù mặt, tay, chân…;
  • Phù nề;
  • Men gan tăng bất thường.

Điều trị hậu sản giật

Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, hậu sản giật sau sinh có thể được điều trị bằng nhiều cách.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hau_san_giat_la_gi_cach_phong_tranh_hau_san_giat_hieu_qua_a865897876.jpg) Tập trung điều trị tăng huyết áp và đưa huyết áp về mức bình thường (< 140/90mmHg).

Điều trị nội khoa

  • Tập trung điều trị tăng huyết áp và biến chứng kèm theo (nếu có), đưa huyết áp về mức bình thường (< 140/90mmHg). Nếu sản phụ từng bị tiền sản giật khi mang thai chưa được điều trị, hoặc có điều trị không hiệu quả thì việc đầu tiên là đưa huyết áp về trị số có thể chấp nhận được.

Không vội đưa ngay huyết áp về trị số bình thường để tránh làm ảnh hưởng tới tưới máu não. Tuy nhiên, cần dần đưa huyết áp về bình thường mới không kéo theo biến chứng hậu sản giật.

  • Thuốc lợi tiểu không nên lạm dụng, sản phụ bị suy tim, phù phổi, suy thận và có lượng nước tiểu dưới 400ml/24 giờ vẫn cần dùng thuốc lợi tiểu.
  • Có thể dùng Magie sulfat để tăng tưới máu tử cung, chống phù não; đồng thời phối hợp với thuốc an thần để chống co giật. Nhiều trường hợp sản phụ được khuyên dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Trường hợp xuất hiện cơn co giật, thai phụ lưu ý nằm nghiêng về một phía, tránh hít phải đờm dãi. Nếu người mẹ không bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm truyền magie sulfat liên tục, với tốc độ 3g/giờ và thường xuyên kiểm tra nồng độ Mg trong máu.
  • Nếu huyết áp tăng cao hơn 140mmHg, sau khi thăm khám bác sĩ có thể sẽ chỉ định thai phụ dùng thuốc hạ huyết áp.

Lưu ý, tiêm truyền magie sulfat vẫn tiếp tục đến khi hết sản giật. Khi lượng nước tiểu bài tiết đạt trên 100 - 200ml/giờ thì ngừng lại. Cách điều trị này cũng áp dụng cho các cơn tiền sản giật hay sản giật muộn.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hau_san_giat_la_gi_cach_phong_tranh_hau_san_giat_hieu_qua_1_c6f41101d2.jpg) Sản phụ cũng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên thời gian đầu sau sinh.

Theo dõi chăm sóc sức khỏe

Trong thai kỳ, mẹ bầu phải chú ý giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất… Sau khi sinh, những việc này cũng cần tiếp tục duy trì, các thành viên trong gia đình nên hỗ trợ sản phụ trong việc chăm sóc mẹ và bé sơ sinh.

Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần được chuyên gia y tế theo dõi sức khỏe thường xuyên thời gian đầu sau sinh, bao gồm:

Tiền sản giật sau sinh nên ăn gì?

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, thai phụ khi bị tiền sản giật nên ăn các thực phẩm như: gạo lức, mỳ, ngô, khoai, sắn,.... Với các thực phẩm giàu đạm, thai phụ có thể ăn các nguồn đạm động vật ít béo, giàu canxi và sắt cho bà bầu như thịt nạc, cá nạc, tôm, cua,....

Làm sao để biết mình bị tiền sản giật?

Dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai thường gặp.

Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu);.

Nhức đầu dữ dội;.

Thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng;.

Đau bụng trên, thường là phía bên phải dưới xương sườn;.

Buồn nôn và nôn;.

Lượng nước tiểu giảm;.

Hậu sản giật sau sinh là gì?

Sản giật sau sinh: sản giật sau sinh là tình trạng tiền sản giật sau sinh nặng kèm theo co giật. Sản giật sau sinh có thể gây tổn thương không hồi phục nhiều cơ quan quan trọng như não, mắt, gan và thận. Phù phổi: phù phổi là tình huống đe dọa tính mạng khi dịch tích tụ đầy trong hai phổi.

Tiền sản giật trong tiếng Anh là gì?

Tiền Sản Giật - Preeclampsia - Tiếng Anh Sản Phụ Khoa - YouTube.