Tiền thưởng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân

 

Thủ tục Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” [B-BYT-276921-TT]
Trình tự thực hiện Bước 1: Các đơn vị tổng hợp hồ sơ của các cá nhân đề nghị khen thưởng. Hồ sơ được gửi về Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng [Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế].

Bước 2: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tiêu chuẩn trình trình Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng ký Quyết định.

Các trường hợp không được khen thưởng [không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật]. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng thông báo cho đơn vị đề nghị khen thưởng biết trong vòng 10 ngày sau khi nhận hồ sơ.

Bước 3: Gửi Quyết định cho các đơn vị.

Cách thức thực hiện Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế
Thành phần số lượng hồ sơ 1. Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách được đề nghị khen thưởng

2. Danh sách trích ngang đề nghị xét tặng và Bản khai thành tích cá nhân

* S lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định, Bng công nhận và Huy hiệu
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu số 11: Tờ trình về việc xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân"

Mẫu số 12: Danh sách đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", "Vì sự nghiệp dân s"

Mẫu số 13- Báo cáo thành tích cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Dân số" cho cá nhân.

Thông tư số 02/2011/TT-BNV 
Yêu cầu, điều kiện thực hiện I. Tiêu chuẩn của Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân”:

1. Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân” là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Y tế để ghi nhận công lao của các cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và chỉ tặng thưởng một lần cho mỗi cá nhân.

2. Đối tượng xét tặng:

a] Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác trong ngành Y tế.

b] Cá nhân ngoài ngành Y tế.

c] Người nước ngoài.

3. Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Y tế:

Phải có thời gian công tác trong ngành Y tế từ đủ 20 năm trở lên. Cá nhân có thời gian làm việc từ đ 24 tháng trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, X-Quang, Giải phẫu bệnh, Pháp y, Pháp y tâm thần, phục vụ người nhiễm HIV hoặc bệnh nhân AIDS, trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc công tác tại tuyến y tế cơ sở thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng biên giới và hải đảo theo quy định hiện hành của Chính phủ được xét trước thời hạn quy định 5 năm.

4. Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân ngoài ngành Y tế và người nước ngoài: Có thành tích xuất sắc đột xuất có tác động rõ rệt đến việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành Y tế, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao, bao gồm:

a] Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công lao trong việc quản lý, chỉ đạo góp phần thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

b] Người tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường.

c] Người có đóng góp lớn về vật chất, tinh thần cho ngành Y tế.

d] Người nước ngoài có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

đ] Cá nhân đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống; hiến bộ phận cơ thể người hoặc hiến xác sau khi chết.

e] Cá nhân có thành tích xuất sắc khác: Có hành động dũng cảm hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống và khc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

5. Đối với người nước ngoài phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a] Đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 4 Điều này.

b] Có một nhiệm kỳ công tác tham gia các cơ quan, tổ chức hoặc các dự án về DS-KHHGĐ tại Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao.

6. Đối với những cá nhân do luân chuyển cán bộ, thay đổi tổ chức bộ máy mà thời gian làm công tác DS-KHHGĐ bị ngt quãng thì thời gian tính số năm công tác được cộng dồn.

Thông tư số 20/2011/TT-BYT 
Cơ sở pháp lý 1. Luật thi đua khen thưởng 

2. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng 

3. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP 

4. Thông tư số 02/2011/TT-BNV 

5. Thông tư số 20/2011/TT-BYT 

Mẫu đơn, tờ khai ở thủ tục này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 12/2019/TT-BNV.
Yêu cầu, điều kiện ở thủ tục này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 38/2018/TT-BYT.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Ngành y tế Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước tiến vượt bậc với nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến nhằm đổi mới, nổ lực vượt qua khó khăn, thử thách nhất là trong công cuộc phòng, chống dịch Covid – 19. Trong đó, đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế là những người lính xung kích trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh, góp phần quan trọng tạo nên kết quả khả quan mà nhiều quốc gia phát triển có nền y tế hiện đại cũng chưa đạt được. Các thế hệ ngành y luôn thấm nhuần tinh thần và noi gương truyền thống của cha ông với những tấm gương sáng ngời trong các cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Hàng trăm chiến sĩ áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh trên chiến trường để dành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc.

Vinh danh những chiến sĩ áo trắng đã góp phần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trên mặt trận chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhà nước ta ghi nhận và trao tặng phần thưởng cao quý, đó là Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”.

Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng một lần cho cá nhân đạt nhiều thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ. Trường hợp cá nhân có thời gian công tác trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần. X-Quang, Giải phẫu bệnh, Pháp y, Pháp y tâm thần, Hồi sức, cấp cứu – chống độc, Nhi, Y học cổ truyền; người chăm sóc người nhiễm HIV, người bệnh AIDS; người trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc người công tác tại y tế tuyến xã thuộc vùng kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thì mỗi năm công tác tại chuyên ngành, địa bàn được quy đổi thành 01 năm 02 tháng.

Cá nhân ngoài ngành y tế và người nước ngoài có thành tích xuất sắc đột xuất tác động rõ rệt đến việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành y tế, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao, bao gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ban, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan thông tấn, báo chí, lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công lao trong việc quản lý, chỉ đạo góp phần thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; người có đóng góp lớn về vật chất, tinh thần cho ngành y tế; người nước ngoài có đóng góp nổi bật cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; cá nhân có hành động dũng cảm hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thảm họa góp phần thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” của Bộ trưởng Bộ Y tế còn được truy tặng cho cá nhân là người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác.

Năm 2020, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vinh dự có 15 cá nhân được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” vì đã đạt nhiều thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Phòng Tổ chức cán bộ
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Video liên quan

Chủ Đề