Tiếng mẹ đẻ của bạn là gì bằng tiếng anh

Dần dần, họ đánh mất sự lưu loát trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và ngừng truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

Gradually, they may lose fluency in their native tongue and stop passing it down to the next generation.

Bạn đã học Tiếng Anh nhiều năm nhưng chưa thể giao tiếp thành thạo? Bạn cảm thấy khó khăn khi phải diễn đạt điều bạn muốn nói bằng Tiếng Anh? Bạn sử dụng Tiếng Anh còn ấp úng và không tự nhiên? Hay Bạn đang thiếu tự tin mỗi khi phải nói Tiếng Anh?… Có phải đó là những vấn đề nhức nhối đang làm bạn đau đầu?

Không chỉ có mỗi bạn mà là đối với rất nhiều người học Tiếng Anh, bạn không cần phải quá lo lắng vì đó là chuyện hết sức bình thường. Hãy quên đi những vấn đề và tập trung sự chú ý của bạn vào điều bạn thật sự mong muốn. Nếu bạn chỉ tập trung vào những khó khăn và than phiền, bạn sẽ càng khó khăn hơn, đơn giản vì điều đó chỉ làm bạn lo lắng hay chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc mà thôi. Nhưng nếu bạn dồn hết tâm trí cho mục tiêu của bạn – những điều mà khi thành hiện thực sẽ làm bạn thật sự hạnh phúc, bạn sẽ tràn đầy động lực và nhiệt huyết để có thật nhiều năng lượng cho việc học Tiếng Anh. Vậy mong muốn của bạn là gì?

Bạn muốn nói Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ ư? Đây là điều hoàn toàn có thể đạt được. Hãy tập nói như khi bạn học tiếng mẹ đẻ, hãy học như một đứa trẻ, đó là cách học tự nhiên nhất và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chính bạn. Và bây giờ hãy cùng nhau khám phá những tips có thể giúp bạn chinh phục kỹ năng nói Tiếng Anh:

1/ Tâm thế: “Vượt qua nỗi sợ hãi và kiên trì đến cùng”

Trước khi bắt đầu bất cứ việc gì, nếu bạn có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý thì bạn sẽ thực hiện điều đó tốt hơn rất nhiều. Phần đông người học Tiếng Anh hay mắc phải một triệu chứng sợ hãi: sợ mắc lỗi, sợ bị chỉ trích, sợ bị chê bai, sợ thất bại. Chính vì nỗi sợ này mà họ rất ngại nói hay giao tiếp bằng Tiếng Anh, nhưng họ lại quên rằng nếu không có sự luyện tập, nếu không nói ra thì làm sao có thể nâng cao trình độ, làm sao có thể lưu loát thành thạo Tiếng Anh. Mỗi lúc sợ hãi, đó là điều tốt, đó là dấu hiệu giúp bạn nhận biết bạn cần phải làm điều gì đó. Hãy mặc kệ người khác, bạn phải làm điều bạn cần làm, sự phê phán chỉ trích của người ta đâu có quan trọng bằng sự tiến bộ của bạn. Hãy biến điều đó thành động lực để tiến lên, hãy luôn nhớ đến mục tiêu của bạn, cảm giác tuyệt vời khi bạn đạt được nó, rồi bạn sẽ nhận ra rằng không ai, không trở ngại nào có thể ngăn cản bạn. Nếu bạn không thể làm được đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sự yếu hèn. Nên nhớ rằng bất kỳ thiên tài nào cũng từng có lúc kém cỏi, tài năng của họ phải qua sự rèn luyện không ngừng. Vì thế, hãy cứ cảm thấy sợ hãi, nhưng dù sao vẫn cứ hành động, không bao giờ bỏ cuộc, thách thức tất cả khó khăn, rồi cuối cùng bạn sẽ làm được.

2/ Học từ vựng: “Cần bao nhiêu từ vựng để có thể giao tiếp tốt?”

Bước đầu tiêmn, bạn cần được trang bị nền tảng từ vựng cơ bản qua việc nghe và đọc, rồi mới có thể giao tiếp được, nhưng bao nhiêu thì mới đủ? Tiếng Anh có khoảng trên 750,000 từ vựng các loại, tuy nhiên, chỉ có khoảng 2500 – 3000 từ vựng phổ biến nhất, trong đó chỉ có khoảng 700-800 từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp, kể cả khi trò chuyện, điện thoại, thuyết trình hay đàm phán,…Vì vậy hãy tập trung vào nhóm từ phổ biến này trước tiên, nếu mỗi ngày bạn học 10 từ thì chưa đầy 3 tháng là bạn sẽ học hết 700-800 từ.

Nhưng phải học như thế nào lại là một vấn đề khác. Phần lớn người học đã quen với việc dịch từ Tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ hay ngược lại, nên khi giao tiếp họ cũng dịch. Nhưng vấn đề là việc dịch sẽ mất thời gian, làm bạn không thể nào theo kịp tốc độ nói của đối phương, bạn hiểu được câu này nhưng lại không nghe được câu tiếp theo, người nghe cũng sẽ rất khó chịu và không đủ kiên nhẫn để đợi bạn dịch xong mới trả lời. Giao tiếp đòi hỏi phản xạ nhanh và sự tương tác tốt.

Vì vậy khi học từ mới hãy học bằng hình ảnh thay vì dịch. Ví dụ: khi học từ “car”, hãy nhìn vào chiếc ôtô hay tưởng tượng trong đầu hình ảnh của nó nhiều lần cho đến khi cách phát âm của từ “car” đã gắn với hình ảnh cái xe. Lần sau khi bạn muốn nói đến cái xe hay được nghe về nó, bạn có thể hiểu và phản xạ ngay lập tức. Cách học này có thể giúp bạn giao tiếp với tốc độ tự nhiên hơn rất nhiều lần.

3/ Dừng việc học ngữ pháp theo cách truyền thống

Hầu hết chúng ta đang được học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ các công thức hay cấu trúc. Nhưng điều này lại là một trở ngại khi giao tiếp. Bởi theo thói quen, khi bạn muốn nói một điều gì đó, bạn phải nghĩ xem cần phải dùng cấu trúc ngữ pháp nào, cách dùng như thế nào, dùng có đúng hay không….điều đó làm phản xạ của bạn rất chậm và không thể nói tự nhiên. Vì vậy hãy quên mấy công thức ngữ pháp đi.

Nhiều người lại hỏi nếu không học cấu trúc ngữ pháp thì làm sao nói thành câu được? Vậy các bạn có cần học ngữ pháp để nói tiếng mẹ đẻ không? Khi chưa vào lớp Một các bạn đã có thể nói mà đâu cần học các công thức ngữ pháp, người bản xứ cũng vậy. Vì thế thay vì nhớ các cấu trúc, hãy nhớ những mẫu câu, ví dụ đơn giản cụ thể nào đó. Đọc thật nhiều là cách có thể giúp bạn giỏi ngữ pháp mà không cần học công thức.

4/ Sự lưu loát và Phát âm chuẩn là 2 câu chuyện hoàn toàn khác:

Chúng ta luôn muốn khi nói vừa phải giống với người bản xứ vừa phải nói lưu loát, vì vậy khi nói, não bộ phải xử lý 2 việc cùng một lúc. Đó là lựa chọn, sắp xếp từ ngữ phù hợp thật nhanh và chính xác để nói sao cho lưu loát, vừa phải điều khiển các cơ miệng, lưỡi, môi để phát âm cho chuẩn. Vì thế ban đầu sẽ rất khó khăn cho người học. Để dễ dàng hơn, chúng ta có thể chia ra làm 3 giai đoạn học:

  • Bước 1: Luyện nói lưu loát

Hãy để Cách phát âm chuẩn sang một bên, đừng quan tâm đến điều đó mà chỉ tập trung vào việc nói sao cho tự nhiên, thoải mái và lưu loát nhất có thể, thậm chí với giọng địa phương hay tiếng mẹ đẻ cũng được. Lúc này não bộ của bạn sẽ chỉ phải luyện tập công việc lựa chọn từ ngữ phù hợp rồi sắp xếp chúng thành câu để nói ra sao cho càng nhanh càng tốt, càng lưu loát càng tốt.

  • Bước 2: Luyện phát âm

Sau khi bạn đã có thể nói lưu loát, trôi chảy tự nhiên, thì mới nên bắt đầu luyện phát âm và hãy chỉ tập trung vào điều này. Để luyện phát âm, bạn cần phải nghe rồi sau đó nhại lại, bắt chước lại sao cho càng giống người bản xứ càng tốt. Bạn cũng cần luyện đọc to thật nhiều lần để có thể quen với âm chuẩn. Phát âm chuẩn sẽ giúp bạn nói tự nhiên hơn, dễ nghe hơn, dễ hiểu hơn với mọi người, đặc biệt là người bản xứ.

  • Bước 3: Kết hợp cả phát âm và nói lưu loát

Đến lúc này, phản xạ của bạn đã tương đối tốt, cách phát âm cũng đã được cải thiện, bây giờ bạn chỉ cần phối hợp cả hai với nhau để có thể nói vừa đúng giọng chuẩn lại vừa tự nhiên, lưu loát và trôi chảy.

5/ Bốn kỹ năng phối hợp

4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết có thể bổ trợ cho nhau, vì thế chúng ta không nên bỏ qua phương pháp này để nâng cao Tiếng Anh một cách toàn diện cũng như cải thiện khả năng giao tiếp:

  • Đọc nhanh: việc luyện đọc nhanh sẽ giúp bạn từ bỏ thói quen dịch và chuyển sang suy nghĩ bằng Tiếng Anh, việc này giúp phản xạ của bạn nhanh hơn, suy nghĩ nhanh hơn, và lại có thể vừa học ngữ pháp mà không cần học thuộc các công thức.
  • Viết: viết nhiều giúp bạn tăng tốc độ lựa chọn từ ngữ, sắp xếp thành câu và đặc biệt là tư duy logic trong suy nghĩ, điều này sẽ giúp bạn diễn đạt ý tốt hơn khi nói, đồng thời cũng giúp người nghe dễ hiểu thông điệp bạn muốn truyền tải hơn.
  • Nghe: luyện nghe nhiều giúp bạn cảm thấy dễ hiểu hơn khi giao tiếp với người khác, nhất là người bản xứ. Ngôn ngữ giao tiếp khác biệt rất nhiều so với trong văn viết, vì thế cần tiếp xúc nhiều với nó để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất như cách người bản xứ giao tiếp. Khi nghe, bạn cũng có thể cố gắng nhại lại để theo kịp dần tốc độ nói của họ, điều này giúp bạn nói nhanh và trôi chảy hơn, lại có thể hiểu Tiếng Anh kể cả khi đối phương nói nhanh.
  • Luyện nói to và nhanh: việc nói to rõ ràng giúp bạn tự tin hơn và cũng giúp bạn dễ nhận ra lỗi trong cách phát âm để có thể sửa chữa. Luyện nói nhanh khi tự luyện nói sẽ giúp rèn suy nghĩ bằng Tiếng Anh của bạn nhanh hơn, bạn cũng quen dần hơn với tốc độ nói của người bản xứ.

6/ Tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh và đắm chìm trong đó:

  • Tự luyện nói

Điều này cũng giống như việc tự luyện võ trước khi lên võ đài, bạn cần thành thục các động tác, tư thế. Tự luyện nói sẽ vô cùng thoải mái, bạn không bị sức ép từ đối tượng giao tiếp, vì thế đây là cách để bạn tự sửa mình. Đừng thất vọng khi bạn có nói sai, vì điều đó chẳng ảnh hưởng đến ai cả, hãy nhận ra và sửa lại. Bạn có thể tự tin nói thật to, thật rõ ràng, hãy ghi âm lại để tự sửa cách phát âm và âm điệu của mình. Hãy luyện tập suy nghĩ bằng Tiếng Anh khi nói, cố gằng từ bỏ thói quen dịch. Dần dần bạn sẽ thấy mình tiến bộ lên đáng kể. Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi luyện nói để làm quá trình trở nên tự nhiên nhất có thể.

  • Kết bạn với người bản xứ, đến những môi trường có thể nói Tiếng Anh: CLB Tiếng Anh, trung tâm Tiếng Anh,…hay đơn giản bạn có thể đến những nơi nhiều khách du lịch và chủ động làm quen bắt chuyện với họ, bạn có thể làm hướng dẫn viên cho họ
  • Skype: bạn có thể tạo những nhóm để cùng luyện nói với nhau qua Internet
  • Các kênh Tiếng Anh [HBO, CNN,…], phim Tiếng Anh, radio, mp3, video,…

Cuối cùng, sự nỗ lực quyết tâm là điều không thể thiếu trong suốt quá trình học. Bạn phải có một lý do đủ lớn cho việc học Tiếng Anh, một mục tiêu xứng đáng để phấn đấu. Hãy nghĩ về điều đó và cảm giác sung sướng khi đạt được, rồi bạn sẽ thấy Tiếng Anh không thể nào cản trở bạn đạt được ước mơ đó. Đó là liều thuốc tinh thần giúp bạn duy trì động lực và nhiệt huyết trong suốt quá trình, đó là lý do để bạn không bao giờ bỏ cuộc, là lý do để bạn nỗ lực không biết mệt mỏi mỗi ngày. Vấn đề không phải nằm ở cách làm NHƯ THẾ NÀO [HOW?], có nhiều phương pháp dẫn đến thành công. Điều quan trọng là TẠI SAO [WHY?] bạn phải làm điều đó, bạn có dám làm không thôi? Một khi bạn đã quyết tâm làm đến cùng, bạn sẽ tìm ra con đường.

Chủ Đề