Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào

Điểm mặt 8 tác động của tiếng ồn lên sức khỏe con người

1. Hậu quả của tiếng ồn lên tim mạch

Gia tăng cường độ tiếng ồn thực sự có thể khiến tim bạn đập loạn nhịp. Tim đập không đều có thể dẫn đến mạch máu bị tắc, đột quỵ hay thậm chí là suy tim. Tiếng ồn làm cho con người cảm thấy bị kích thích, cáu gắt và gây tăng huyết áp.

Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn không chỉ phụ thuộc vào độ to của âm thanh. Bên cạnh đó, loại âm thanh gây nên tiếng ồn cũng tạo nên những cảm nhận khác nhau cho con người [Chẳng ai than phiền về tiếng sóng vỗ rì rào đánh vào bờ phải không nào?].

Hậu quả của tiếng ồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của âm thanh:

  • Cường độ tiếng ồn [độ to của âm thanh]
  • Loại âm thanh

2. Hậu quả của tiếng ồn lên khả năng nghe

Bạn biết rằng: Tai của bạn sẽ cảm thấy “khó ở” khi bị oanh tạc bởi những tiếng ồn, chẳng hạn như tiếng búa khoan của nhà kế bên. Nhưng có thể bạn không biết cơ chế thực sự là tại sao. Sâu bên trong tai của bạn có khoảng 10.000 tế bào lông có nhiệm vụ biến âm thanh thành các tín hiệu đưa lên não. Tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều có thể hủy hoại hoàn toàn những tế bào lông này.

Đó là lí do có một loại điếc riêng biệt gọi là “điếc tiếng ồn”. Điều này đặc biệt tác động xấu đến trẻ em. Trong những giai đoạn đầu đời thì khả năng nghe là vô cùng quan trọng để đứa trẻ học hỏi và giao tiếp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nghe kém: Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh?

3. Hậu quả của tiếng ồn lên não bộ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra là tiếng ồn còn có ảnh hưởng sâu xa hơn đến bên trong não. Tiếng ồn tác động đến các đầu dây thần kinh kết nối đến tai, gây ra hiện tượng viêm. Quá trình viêm này hoàn toàn có thể lan đến bộ não. Có nhiều bằng chứng cho rằng nghe kém có liên quan đến giảm nhận thức hay sa sút trí tuệ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sa sút trí tuệ ở người trẻ có gì khác so với người lớn tuổi?

4. Hậu quả của tiếng ồn lên tâm trạng

Tưởng tượng ngồi trong phòng làm việc với tiếng còi báo cháy reo lên suốt ngày. Chẳng cần phải nói ra cũng biết bạn sẽ có một tâm trạng u ám trong ngày hôm đó. Điều này sẽ xảy ra khi bạn phải làm việc ở một nơi mà tiếng ồn là một điều không thể tránh khỏi.

Sự lo âu, cáu gắt trở nên tồi tệ hơn trong môi trường tiếng ồn. Tiếng ồn kích thích cơ thể sản sinh ra một chất gọi là corticol. Chất này còn gọi là hormon gây stress.

5. Hậu quả của tiếng ồn lên hệ miễn dịch

Một cách gián tiếp, chất lượng sống của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Bạn vẫn còn nhớ hormon gây stress chứ? Nó làm tăng huyết áp và tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra nó còn khiến khả năng chống chọi lại bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.

Do đó, tiếng ồn có thể gián tiếp khiến cho bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hay cảm lạnh hơn. Một số bệnh lý mãn tính khác như tiểu đường, loét dạ dày cũng chịu tác động bởi các tác nhân gây stress.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tổng quan về hệ miễn dịch và chủng ngừa

6. Hậu quả của tiếng ồn lên sự tập trung

Bạn cần sự tĩnh lặng, yên bình để có thể tập trung học tập. Nếu môi trường xung quanh quá ồn ào, bộ não phải cố gắng lọc bỏ các âm thanh tạp ra để bạn có được sự tập trung. Vì phải làm thêm những công việc ngoài ý muốn này nên bộ não mất đi nguồn năng lượng quý báu cho những hoạt động quan trọng khác, đó là tập trung và giải quyết vấn đề.

Khi làm bài test về trí nhớ, những người làm việc trong không gian ồn ào sẽ ghi nhớ từ kém hơn. Họ cảm thấy mệt mỏi và kém năng động hơn so với những người khác.

7. Hậu quả của tiếng ồn lên giấc ngủ

Hậu quả này là khá rõ ràng. Quá nhiều tiếng ồn sẽ gây xao nhãng và kích thích bộ não. Điều này dẫn đến việc khó thư giãn và khó đi vào giấc ngủ hơn. Và dù có ngủ được thì tiếng ồn bên ngoài đặc biệt khiến chất lượng giấc ngủ kém đi nhiều. Những hệ quả khác đó là bạn dễ mệt mỏi, uể oải sau giấc ngủ.

Ngủ không ngon còn có liên quan đến các bệnh lý khác như tiểu đường, béo phì và tim mạch.

8. Hậu quả lên khả năng sinh sản

Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn thậm chí có thể tác động đến khả năng sinh sản của nam giới. Đã có nghiên cứu cho thấy nam giới tiếp xúc với tiếng ồn ở mức độ thấp [chẳng hạn như của máy lạnh] trong 8 năm có nhiều khả năng được chẩn đoán vô sinh hơn. Ngoài ra, tiếp xúc với tiếng ồn nhiều trong buổi đêm cũng có liên hệ với sẩy thai, sinh non, và dị tật bẩm sinh.

Tác hại của tiếng ồn

Tiếng ồn có thể gây ra những rối loạn cơ thể gồm: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, nhược dương, rối loạn giấc ngủ, giảm, ham muốn tình dục, thay đổi chức năng miễn dịch, dị dạng thai nhi…

Tác hại của tiếng ồn

Mục lục

  • 1 Nguồn phát sinh tiếng ồn
    • 1.1 Do nguồn gốc thiên nhiên
    • 1.2 Do nguồn gốc nhân tạo
  • 2 Tác động đến sức khỏe
    • 2.1 Con người
    • 2.2 Động vật hoang dã
  • 3 Giảm thiểu tiếng ồn
  • 4 Luật pháp
    • 4.1 Việt Nam
    • 4.2 Quy định của WHO
  • 5 Tham khảo

Nguồn phát sinh tiếng ồnSửa đổi

Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu do 2 nguyên nhân cơ bản.

Do nguồn gốc thiên nhiênSửa đổi

Do hoạt động của núi lửa và động đất.Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân thứ yếu, chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn và chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất. Mặt khác đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra một cách ngẫu nhiên.

Do nguồn gốc nhân tạoSửa đổi

Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn.

Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể.

Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không nhỏ. Nên có biện pháp di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu tiếng ồn.

Hơn nữa, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là một nguồn góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn không nhỏ.

Hoạt động công nghiệp và sản xuất thì việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất, của một số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.

Trong sinh hoạt, việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm mà được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu.

Một số nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khác như: Các cuộc biểu tình, các sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao [trường bắn, karting...]. Nguồn từ động vật như tiếng chó sủa, tiếng heo, vịt kêu từ các hộ chăn nuôi. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm, như tiếng nhạc bật lớn, la hét, tiếng ồn máy cắt, báo động vô tình, pháo hoa. Đặc biệt tiếng điện thoại di động ở những nơi công cộng, bao gồm phòng học, hội nghị cũng là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn.

Video liên quan

Chủ Đề