Tiếng sáo diều được miêu tả như thế nào

Đọc hiểu lớp 5 Tiếng sáo diều - Đề số 1

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới:

Tiếng sáo diều

Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...


Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn


Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?

a. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.

b. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.

c. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác dịnh những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”.
Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?


Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần

Đúng / Sai

Buổi chiều, khi trời nổi gió to

Đúng / Sai

Buổi sáng, khi trời mát mẻ

Đúng / Sai


Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?

a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.

b. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

c. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng:

Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Câu 5: Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều ....Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết những điều mình nhận ra khi nghe tiếng sáo diều:

Câu 6: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả?

Câu 7: Từ nào viết đúng chính tả

a. giục giã

b. dục dã

c. rục rã

d. giục rã

Câu 8: Xác định CN - VN trong câu sau

Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Câu 9: Dấu phẩy trong câu sau được dùng để làm gì?

Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người.

Câu 10: Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm với tác dụng liệt kê

ĐÁP ÁN THAM KHẢO:

Câu
1

2

3

7

Đáp án

C

Đ/S/S

A, C

A

Câu 4: tâm hồn.

Câu 8:

Tiếng sáo diều [chủ ngữ] /vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức [vị ngữ]
Hoặc:

Tiếng sáo diều [chủ ngữ] /vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi [vị ngữ 1]/,gợi về một miền kí ức [vị ngữ 2]

Câu 9: Dấu phẩy trong câu trên dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu.

Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu, lưu ý đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.

Video liên quan

Chủ Đề