Tổ hợp tác La tổ chức có tư cách pháp nhân

Hợp tác xã không phải là một doanh nghiệp mà chỉ là một tổ chức kinh tế tập thể. Việc hợp tác xã có tư cách pháp nhân hay không sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi. 

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã theo quy định tại Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Thành lập hợp tác xã

Việc thành lập hợp tác xã được quy định chi tiết tại Luật Hợp tác xã. Đôi nét cơ bản về việc thành lập hợp tác xã như sau:

Một là, hợp tác xã được thành lập từ các sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình; pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã. Sáng lập viên sẽ tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã thảo luận về dự thảo điều lệ; phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên. Hội nghị thông qua điều lệ. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên thì trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định các nội dung quan trọng  khác của hợp tác xã.

Hai là, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các giấy tờ quy định của pháp luật và mang nộp hồ sơ tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chờ nhận kết quả.

Ba là, cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc] và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã thành viên theo quy định pháp luật.

Tư cách pháp nhân của hợp tác xã

Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân, nó đáp ứng đầy đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015.

Một là: Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan. Như đã trình bày một cách khái quát nhất về thủ tục thành lập thì hợp tác xã được thành lập dựa trên những quy định chung nhất của Bộ luật dân sự 2015 và cụ thể hóa bởi Luật hợp tác xã 2012.

Hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

– Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Hợp tác xã năm 2012;

– Tên của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã;

– Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật Hợp tác xã.

Hai là: Hợp tác xã được thành lập dựa trên sáng kiến của sáng lập viên hợp tác xã; được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và được công bố công khai.

Ba là: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ngay tại định nghĩa về hợp tác xã quy định ở khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 đã khẳng định điều này. Bên cạnh đó, tại Điều 7 Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức; hoạt động của hợp tác xã cũng nhấn mạnh việc tự chủ; tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Cuối cùng là nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Hợp tác xã khi đã được thành lập hợp pháp thì đương nhiên có thể tự mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Hợp tác xã cùng với các hình thức tổ chức kinh tế khác; ngày càng thể hiện vai trò của mình trong việc thể hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Việc có tư cách pháp nhân giúp cho hợp tác xã phát huy tính độc lập, tự chủ; tạo ra lợi thế trong việc tham gia các giao dịch cũng như các hoạt động kinh doanh thương mại.

Trên đây là những tư vấn của LAWKEY. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự

1.Căn cứ pháp lý:

+ “Bộ luật dân sự năm 2015”

+ Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 110 “Bộ luật dân sự 2015”:

“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”.

Điều 1 Nghị định 151/2007 quy định:

“Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.

Bộ luật dân sự và Nghị định 151/2007/NĐ-CP đều không đưa ra khái niệm tổ hợp tác mà chỉ đưa ra các tiêu chí, điều kiện để trở thành tổ hợp tác: Khi 3 cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm và việc hợp tác được xây dựng trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp, xã phường thị trấn.

Cách xác định tư cách chủ thể tổ hợp tác phải là chủ thể có đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác tại UBND cấp xã/phường.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.Mục đích tham gia tổ hợp tác của tổ viên và mục đích xây dựng tổ hợp tác thành chủ thể của quan hệ dân sự

Tổ hợp tác là hình thức hợp tác đơn giản, có khả năng áp dụng rộng rãi, liên kết những người dân có hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường, cùng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn. Do đó, các tổ viên tham gia tổ hợp tác hiện nay mới chỉ dừng lại trong việc tìm một “tổ chức” có tư cách pháp lý để hội, họp trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các tổ viên. Trong khi đó chính sách phát triển kinh tế tập thể của Đảng, Nhà nước được nhà lập pháp đã thể chế hóa Tổ hợp tác thành một chủ thể trong giao dịch dân sự – liên kết đơn giản nhằm tạo tiền tề, điều kiện cho việc phát triển, mở rộng và “nâng” tổ hợp tác thành các chủ thể có tổ chức cao hơn như Hợp tác xã, Doanh nghiệp.

3. Tổ viên tổ hợp tác

Theo quy định Điều 110 “Bộ luật dân sự 2015” tổ viên của tổ hợp tác là:

“Những người cùng góp công sức trong việc tham gia sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.

 Khoản 1 Điều 7 Nghị định 151/2007 về điều kiện kết nạp tổ viên như sau:

“a] Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;

b] Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.”

 Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại quy định việc bầu, thay đổi tổ trưởng phải thông báo với UBND cấp xã/phường nơi chứng thực hợp đồng hợp tác. Đối với việc kết nạp mới, thay đổi, chấm dứt tổ viên thì vấn đề thông báo không đặt ra. Điều này cho thấy sự chưa công khai tư cách thành viên gây khó khăn trong việc xác định một cá nhân có phải là tổ viên của tổ hợp tác trên thực tế.

Tổ viên tổ hợp tác có các quyền quy định tại Điều 116 “Bộ luật dân sự năm 2015” và Điều 8 Nghị định 151/2007/NĐ-CP, đồng thời có các nghĩa vụ tại Điều 115 “Bộ luật dân sự năm 2015” và Điều 9 Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

4.Về vấn đề tài sản:

Theo quy định Điều 114 Bộ luật dân sự về tài sản của Tổ hợp tác:

 “1. Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tổ hợp tác.

2. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thoả thuận.
3. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý. “

Điều 19 Nghị định 151/2007 quy định:

 “1. Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:

a] Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;

b] Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;

c] Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;

d] Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị, trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác.

2. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

3. Tài sản của tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ và ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận”.

Pháp luật quy định các nguồn hình thành tài sản của Tổ hợp tác, chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Tổ hợp tác. Tài sản của tổ hợp tác được hình thành từ nguồn đóng góp của tổ viên, phần trích lại từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn, từ tài sản được tặng, cho. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Công tác tài chính của tổ hợp tác phải đảm bảo tính công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra.

Tuy nhiên, do pháp luật không “pháp định” về vốn góp của tổ hợp tác mà chỉ là số vốn tự kê khai, thông báo trong hợp đồng hợp tác chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã/phường nên việc xác định tài sản của tổ hợp tác có nhiều cách xác định khác nhau. Theo đó, “việc khai” tài sản đóng góp vào Tổ hợp tác chỉ là khai cho có mà không có tài sản chung đóng góp thực. Thực tiễn cho thấy tổ hợp tác gần như không có riêng, tài sản, tư liệu sản xuất vẫn thuộc sở hữu, quản lý của các tổ viên theo nguyên tắc của ai thì người đó sở hữu, quản lý, sử dụng. Tài sản của Tổ hợp tác rất ít, chỉ là “quỹ” để các Tổ hợp tác sinh hoạt hoặc cho 1 số tổ viên vay hoặc số vốn là của riêng một tổ viên đưa ra để kinh doanh. Chính lý do này thực tế đã làm cho tổ hợp tác gặp khó khăn trong việc xác lập các giao dịch dân sự, cũng như thừa nhận tư cách chủ thể của Tổ hợp tác. Điều này cũng thể hiện thông qua khó khăn của Tổ hợp tác tiếp cận việc vay vốn do không có tài sản để thế cho khoản vay khi nhân danh tổ hợp tác vay vốn.

5. Quyền của tổ hợp tác

Căn cứ Điều 12 Nghị định 151/2007/NĐ-CP Tổ hợp tác có các quyền sau:

+ Được lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.

+ Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết.

+ Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

+ Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện ghi trong hợp đồng hợp tác.

+ Được ký kết các hợp đồng dân sự.

+ Được quyết định phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của Tổ hợp tác.

+ Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái quy định của pháp luật

6. Vấn đề xác lập giao dịch và đại diện trong giao dịch

“Bộ luật dân sự 2015” tiếp tục thừa nhận Tổ hợp tác là một chủ thể trong các quan hệ dân sự và không có tư cách pháp nhân. Điều này thể hiện trong cơ chế chịu trách nhiệm về tài sản được quy định tại khoản 2, Điều 117, khoản 3, Điều 120 “Bộ luật dân sự 2015”:

 “Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình”.

Tuy nhiên, “Bộ luật dân sự 2015” cũng quy định trong những điều kiện nhất định tổ hợp tác có thể chuyển đổi thành các hình thức thích hợp có tư cách pháp nhân [hợp tác xã, doanh nghiệp]. Điều 12, Nghị định 151/2007/NĐ-CP quy định các quyền của tổ hợp tác có phạm vi rất rộng tạo điều kiện thuận lợi để tổ hợp tác tham gia vào các quan hệ dân sự.Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật dân sự thì tổ trưởng do các thành viên bầu ra sẽ là người đại diện cho tổ hợp tác xác lập các giao dịch. Giao dịch do tổ trưởng xác lập sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác nói chung, các tổ viên nói riêng.

Video liên quan

Chủ Đề