Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Bài 2. Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng 3/5 cạnh đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Giải:

Chiều cao của hình bình hành ABCD bằng:

15 x 3/5 = 9 (cm)

Diện tích hình bình hành ABCD bằng:

15 x 9 = 135 (cm2)

Đáp số: 135cm2.

Bài 3. Có một miếng đất hình bình hành cạnh đáy bằng 32m, người ta mở rộng miếng đất bằng cách tăng độ dài cạnh đáy thêm 4m được miếng đất hình bình hành mới. Có diện tích hơn diện tích miếng đất ban đầu là 56m2. Hỏi diện tích của miếng đất ban đầu là bao nhiêu?

Giải:

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Miếng đất sau khi mở rộng có diện tích hơn diện tích ban đầu là 56m2. Phần tăng thêm là diện tích một hình bình hành có cạnh đáy là 4m và có chiều cao bằng chiều cao của miếng đất ban đầu.

Chiều cao của miếng đất ban đầu bằng:

56 : 4 = 14 (m)

Diện tích của miếng đất ban đầu:

32 x 14 = 448 (m2)

Đáp số: 448 m2.

Bài 4. Có một miếng đất hình bình hành, cạnh đáy bằng 48m, chiều cao kém cạnh đáy 12m, trên miếng đất người ta trồng rau, mỗi mét vuông thu hoạch được 2kg rau. Hỏi số rau thu hoạch trên miếng đất là bao nhiêu?

Giải:

Chiều cao của miếng đất là:

48 – 12 = 36 (m)

Diện tích của miếng đất:

48 x 36 = 1728 (m2)

Số rau thu hoạch trên miếng đất:

2 x 1728 = 3456 (kg)

Đáp số: 3456kg

Bài 5. Tính diện tích hình chữ nhật AKCH biết hình bình hành ABCD có diện tích bằng 28cm2.

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Giải:

Chiều cao AH của hình bình hành ABCD là:

28 : 7 = 4 (cm)

Độ dài cạnh HC hình chữ nhật AKCH là:

7 – 2 = 5 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật AKCH là:

5 x 4 = 20 (cm2)

Đáp số: 20cm2

Bài 6. Tìm diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BMNC, biết hình chữ nhật BMNC có chu vi bằng 18cm và chiều dài MN gấp hai lần chiều rộng BM.

Giải:

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Nửa chu vi hình chữ nhật BMNC bằng:

18 : 2 = 9 (cm)

Coi chiều dài hình chữ nhật BMNC gồm 2 phần bằng nhau thì chiều rộng của nó gồm 1 phần như thế.

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 = 3 (phần)

Chiều rộng của hình chữ nhật BMNC:

9 : 3 = 3 (cm)

Chiều dài của hình chữ nhật BMNC:

3 x 2 = 6 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật BMNC:

6 x 3 = 18 (cm2)

Diện tích hình bình hành ABCD:

6 x 2 = 12 (cm2)

Diện tích hình H là:

12 + 18 = 30 (cm2)

Đáp số: 30cm2

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Tính diện tích hình bình hành có:

  1. Độ dài đáy 12m, chiều cao 5m
  1. Độ dài đáy 2m 5dm, chiều cao 18dm
  1. Độ dài đấy 56cm, chiều cao 7dm

Bài 2. Cho hình bình hành có:

  1. Diện tích 135cm2 và độ dài đáy 15cm. Tính chiều cao của hình bình hành.
  1. Diện tích 420dm2 và chiều cao 3m. Tính độ dài đáy của hình bình hành.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có AB = 18cm, AH = 10cm, BC = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng AK, biết AH vuông góc với DC và AK vuông góc với BC.

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Bài 4. Hình vẽ bên gồm hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABMN. Biết chu vi hình chữ nhật ABCD là 84m, chiều dài hơn chiều rộng 6m. Tính diện tích hình bình hành ABMN.

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Bài 5. Hình vẽ bên gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật ABEG. Biết BC = 20cm, AH = 27cm, BE = 18cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABEG.

Hình bình hành là một khối hình học phổ biến mà chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày. Khi lên lớp 4, trẻ sẽ bắt đầu được học các kiến thức về hình bình hành. Trong bài viết này, Monkey sẽ cung cấp cho bạn tổng quan các nội dung về hình bình hành lớp 4 một cách chi tiết nhất. Hãy theo dõi tiếp nhé!

Định nghĩa hình bình hành lớp 4

Hình bình hành lớp 4 được hiểu một cách đơn giản là hình tứ giác có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Ví dụ:

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Ta có hình bình hành ABCD, trong đó:

  • Cạnh AB song song với cạnh DC.
  • Cạnh AD song song với cạnh BC.
  • AB = DC và AD = BC.

Các tính chất của hình bình hành

Hình bình hành lớp 4 có các tính chất cơ bản sau:

  • Các cạnh đối của một hình bình hành là những đoạn thẳng song song và có độ dài bằng nhau.
  • Trong một hình bình hành các góc đối nhau sẽ bằng nhau.
  • Hai đường chéo của một hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Ở chương trình học lớp 4, sẽ có các yếu tố sau để chứng minh một hình tứ giác là hình bình hành:

  • Tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song.
  • Tứ giác có các cặp cạnh đối diện bằng nhau.
  • Tứ giác có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau.
  • Tứ giác có các góc đối diện bằng nhau (dùng thước đo hoặc dữ kiện do đề bài cung cấp).
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 4

Để giải các bài tập về hình bình hành lớp 4, bạn cần nắm rõ hai công thức cơ bản mà toán lớp 4 bài 60 hình bình hành có nhắc đến, gồm: chu vi hình bình hành và diện tích hình bình hành.

Công thức tính chu vi bình hành lớp 4

Công thức tính chu vi của một hình bình hành được tính bằng cách cộng tổng độ dài của tất cả các cạnh của hình đó. Với hình bình hành, ta biết rằng các cặp cạnh đối diện là song song và bằng nhau. Do đó, để tính chu vi hình bình hành chúng ta sẽ áp dụng công thức sau:

C = (a + b) x 2

Trong đó:

  • C: chu vi của hình bình hành
  • a, b: lần lượt là hai cạnh (không đối nhau) của hình bình hành

Ví dụ:

Nếu ta có một hình bình hành có hai cạnh lần lượt đo là 5 cm và 8 cm, ta có thể tính chu vi như sau:

C = (5 + 8) x 2 = 26 cm

Do đó, chu vi của hình bình hành đó là 26 cm.

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Công thức tính diện tích bình hành lớp 4

Về mặt bản chất, diện tích bình hành là kích thước toàn phần mặt phẳng mà ta có thể thấy được của một hình bình hành. Vì thế, để tính diện tích hình bình hành chúng ta sẽ áp dụng công thức sau:

S = a.h

Trong đó:

  • S: diện tích của hình bình hành
  • a: cạnh đáy của hình bình hành (là một cạnh bất kỳ được chọn để tính diện tích hình)
  • h: chiều cao của hình bình hành (là chiều dài của một đoạn thẳng nối từ một đỉnh đến cạnh đáy của hình)

Ví dụ:

Nếu độ dài cạnh của hình bình hành là 5 cm và chiều cao tương ứng là 3 cm, ta có:

S = 5 cm x 3 cm = 15 cm2

Do đó, diện tích của hình bình hành đó là 15 cm2.

Giải bài tập hình bình hành lớp 4 trang 102, 103 SGK

Dưới đây là hướng dẫn cách giải và đáp án của bài tập toán lớp 4 hình bình hành trang 102, 103.

Bài 1, trang 102 - 103, toán lớp 4 (SGK)

Đề bài:

Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Đáp án:

(Hãy xem lại dấu hiệu nhận biết một hình bình hành ở phần trên.)

Hình bình hành: hình 1, hình 2, hình 5.

Không phải hình bình hành: hình 3, hình 4 (vì có một cặp cạnh đối diện không song song).

Bài 2, trang 102 - 103, toán lớp 4 (SGK)

Đề bài:

Cho biết trong hình tứ giác ABCD:

  • AB và CD là hai cạnh đối diện.
  • AD và BC là hai cạnh đối diện.

Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Đáp án:

(Muốn biết hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau, chúng ta sẽ sử dụng thước thẳng để đo và kiểm tra.)

Trong hai hình đã cho, hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Bài 3, trang 102 - 103, toán lớp 4 (SGK)

Đề bài: Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành.

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Đáp án:

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Một số bài tập toán lớp 4 hình bình hành thường gặp (có đáp án)

Bài tập 1: Hình bình hành ABCD có chu vi là 20 cm. Tính độ dài mỗi cạnh nếu các cạnh của nó đều bằng nhau.

Đáp án:

Ta có công thức C = (a + b) x 2, theo đề bài ta biết a = b.

C = (a + b) x 2 = (a + a) x 2 = 4a ⇔ 20 = 4a ⇔ a = 20/4 = 5

Vậy độ dài mỗi cạnh của hình bình hành là 5 cm.

Bài tập 2: Hình bình hành ABCD có cạnh AB dài 8 cm và chiều cao tương ứng là 5 cm. Tính diện tích của hình bình hành này.

Đáp án:

S = a.h = AB x h = 8 cm x 5 cm = 40 cm2

Bài tập 3: Cho hình bình hành có độ dài hai cạnh lần lượt là 6 cm và 10 cm. Hãy tính chu vi của hình bình hành đó.

Đáp án:

C = (6 + 10) x 2 = 32 cm

Bài tập 4: Cho hình bình hành có chu vi là 24 cm và một cạnh là 6 cm. Hãy tìm độ dài cạnh còn lại.

Đáp án:

24 cm = (6 + x) x 2

12 cm = 6 + x

x = 12 - 6 = 6 cm

Bài tập 5: Cho hình bình hành có chu vi là 28 cm và một cạnh là 9 cm. Hãy tìm độ dài cạnh còn lại.

Đáp án:

28 cm = (9 + x) x 2

14 cm = 9 + x

x = 14 - 9 = 5 cm

Bài tập 6: Cho hình bình hành có độ dài hai cạnh lần lượt là 7 cm và 9 cm. Hãy tính diện tích của hình bình hành đó.

Đáp án:

S = 7 cm x 9 cm = 63 cm2

Xem thêm:

  1. Monkey Math - Ứng dụng học toán bằng tiếng Anh số 1 cho trẻ mầm non & tiểu học
  2. Muốn tính chu vi hình tròn lớp 5 phải làm sao? Ví dụ minh họa (có đáp án chi tiết)

Bài tập 7: Cho hình bình hành có diện tích là 45 cm2 và một cạnh là 5 cm. Hãy tính độ dài cạnh còn lại.

Đáp án:

45 cm2 = 5.x cm

x = 45 cm2 ÷ 5 cm = 9 cm

Bài tập 8: Cho hình bình hành có diện tích là 72 cm2 và một cạnh là 8 cm. Hãy tính độ dài cạnh còn lại.

Đáp án:

72 cm2 = 8.x cm

x = 72 cm2 ÷ 8 cm = 9 cm

Toán lớp 4 giới thiệu hình bình hành năm 2024

Hy vọng các bài tập trên sẽ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức về hình bình hành lớp 4. Hãy theo dõi Monkey để ôn tập các kiến thức về toán học một cách chính xác nhất nhé.