Top 10 doanh nghiep co von hoa lon nhat vn năm 2024

Vốn hóa thị trường của CTCP FPT đạt trên 5 tỷ USD tính đến ngày 22/11, cao thứ 10 trong số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Sau giai đoạn biến động kéo dài từ tháng 9 đến nay, thị trường chứng khoán ghi nhận sự thay đổi về vị trí các doanh nghiệp trong top vốn hóa lớn nhất.

Cụ thể, với việc thị giá tăng 42% kể từ đầu năm, vốn hóa của FPT đạt 118.107 tại ngày 22/11, tương đương khoảng 5,02 tỷ USD. Con số này vượt qua Techcombank [Mã: TCB] [108.859 tỷ đồng], MB [Mã: MBB] [94.114 tỷ đồng] hay Masan Group [Mã: MSN] [92.862 tỷ đồng], giúp FPT tiến vào top 10 doanh nghiệp niêm yết.

Nếu tính cả UPCoM, FPT chưa vào top 10 do ACV - ông lớn ngành hàng không có vốn hóa 156.087 tỷ đồng.

Vốn hóa thị trường của FPT đạt cao nhất là 125.726 tỷ đồng vào phiên 6/9/2023, khi thị giá lên 99.000 đồng/cp, sau đó điều chỉnh. Giá kết phiên 22/11 là 93.000 đồng/cp, kém 6% so với đỉnh.

Bên cạnh FPT tăng giá, việc ông lớn ngành công nghệ quay lại top 10 còn đến từ việc cổ phiếu TCB điều chỉnh sâu hay thị giá MBB, MSN không tăng giá đáng kể trong khoảng 2 tháng qua.

Trong quá khứ, FPT từng là cổ phiếu có thị giá lớn nhất sàn chứng khoán vào năm 2006. Song sau đó, cổ phiếu đã đảo chiều giảm, đồng thời thị trường dần xuất hiện thêm nhiều cổ phiếu “bom tấn” khác lên sàn.

Diễn biến thị giá FPT kể từ khi lên sàn đến 22/11/2023. Biểu đồ: TradingView.

Những năm gần đây, FPT thường xuyên là cái tên được các quỹ đầu cũng như bộ phận phân tích các công ty chứng khoán đánh giá khả quan. Doanh nghiệp dẫn đầu lĩnh vực công nghệ ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định cùng cơ cấu tài chính lành mạnh.

10 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu 42.465 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 5.407 tỷ đồng, tăng lần lượt 21% và 18% so với cùng kỳ năm trước. Công ty đã thực hiện 81% về doanh thu và 85% chỉ tiêu lãi cả năm 2023.

Năm 2022 là một năm có nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index khép lại với mức giảm gần 33% so với cuối năm 2021, trở thành một trong những chỉ số giảm mạnh toàn cầu. Giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết theo đó cũng có sự biến động mạnh so với năm trước.

Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho thấy, đến hết tháng 12/2022, trên HOSE, có 37 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam [VCB] dẫn đầu với giá trị vốn hóa là 378.601 tỷ đồng. Tiếp theo là Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần [VIC] với giá trị vốn hóa 205.190 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Vinhomes với giá trị vốn hóa 209.010 tỷ đồng. Theo sau là Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần [194.266 tỷ đồng]; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [195.259 tỷ đồng].

5 cái tên còn lại trong top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất lần lượt là: Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan [132.406 tỷ đồng]; Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [159.046 tỷ đồng], Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va 8 [27.301 tỷ đồng], Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam [90.921 tỷ đồng]; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam [130.957 tỷ đồng].

27 doanh nghiệp còn lại trong danh sách 37 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng; Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát; Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Công ty Cổ phần FPT; Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu; Tổng CTCP Đầu tư và phát triển Công nghiệp; Công ty cổ phần Hàng không VietJet; Công ty Cổ phần Vincom Retail; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Tập đoàn Bảo Việt; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam; Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam; Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận; Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh; Công ty Cổ phần chứng khoán SSI; Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

Vốn hóa Vingroup giảm 6 tỷ USD và rớt một hạng, còn Hoà Phát mất 4 tỷ USD, suýt bị đánh bật khỏi top 10 cổ phiếu giá trị nhất sàn chứng khoán.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán TP HCM vào đầu năm nay là 2,4 triệu tỷ đồng, nhưng đến hết phiên hôm qua chỉ còn 1,76 triệu tỷ đồng. Phân nửa doanh nghiệp trong số này ghi nhận vốn hoá giảm mạnh hơn mức điều chỉnh của VN-Index gồm Vingroup [VIC], Vinhomes [VHM], Hoà Phát [HPG], Masan [MSN] và Techcombank [TCB].

Vietcombank [VCB] giữ vị trí đầu bảng suốt thời gian này nhưng giá trị vốn hóa hiện tại giảm 59.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Tính theo giá trị tuyệt đối, Vingroup và Vinhomes là hai doanh nghiệp có mức giảm vốn hóa lớn nhất thị trường, lần lượt khoảng 148.000 tỷ đồng và 141.000 tỷ đồng. Áp lực bán mạnh hơn trong nửa cuối tháng 9 khiến vị trí trên bảng xếp hạng của hai doanh nghiệp hoán đổi cho nhau, theo đó Vingroup từ thứ hai xuống thứ ba, còn Vinhomes ngược lại.

Nếu tính theo giá trị tương đối, Techcombank có mức giảm mạnh nhất với 48,7%, tức vốn hóa của ngân hàng đã "bốc hơi" gần một nửa sau hơn chín tháng. HPG – cổ phiếu được độc giả VnExpress bình chọn là mã khiến họ mất tiền nhiều nhất trong năm 2021 – tiếp tục giảm sâu khiến vốn hóa mất 46% và rơi từ hạng tư xuống cuối bảng xếp hạng này.

Sau khi văng khỏi bảng xếp hạng vào giữa tháng 3, Vinamilk đã trở lại và hiện đứng vị trí thứ sáu do giá cổ phiếu của các doanh nghiệp khác lao dốc mạnh hơn.

Trong 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn TP HCM chỉ có hai cái tên ghi nhận giá trị cải thiện so với đầu năm là PV Gas [GAS] và Sabeco [SAB].

Cụ thể, vốn hóa của PV Gas tăng hơn 29.000 tỷ đồng lên 213.400 tỷ đồng, vươn từ vị trí thứ bảy lên thứ tư trên bảng xếp hạng và chỉ kém doanh nghiệp đứng trên là Vingroup chưa đến 200 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của Sabeco tăng từ 96.800 tỷ đồng lên gần 119.000 tỷ đồng, từ vị trí thứ 13 chen vào vị trí thứ tám, vượt qua cả Hoà Phát lẫn Masan.

Trong báo cáo công bố cuối tuần trước, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Agribank thống kê có khoảng 70% cổ phiếu vốn hoá lớn thuộc rổ VN30 đang có định giá P/B [tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó] thấp hơn trước khi Covid-19 bùng phát. P/B trung bình của rổ này là 2,21 lần, thấp hơn so với mức 2,73 lần hồi cuối năm 2019. Phần lớn mức giảm lại tập trung ở nhóm ngân hàng, trong khi định giá của các ngành khác chưa giảm nhiều hoặc mức giảm phù hợp với hiệu quả kinh doanh gần đây.

Nhóm phân tích cho rằng định giá của rổ VN30 đang ở vùng hợp lý và một số mã đã về vùng giá hấp dẫn. "Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn đang ổn định và tăng trưởng, đây là thời điểm phù hợp để tích lũy dần các khoản đầu tư dài hạn", báo cáo viết.

Chủ Đề