Trạm biến áp công cộng là gì

Trạm biến áp có những loại nào? Cấu tạo trạm biến áp?

Chi tiết chính của trạm biến áp gồm những phần nào & ảnh hưởng như thế nào đến giá thành trạm biến áp?

MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT Cấu tạo trạm biến áp | Giá trạm biến áp

  • 1 XÂY LẮP ĐIỆN QUANG ANH NHÀ THẦU THI CÔNG TRẠM BIẾN ÁP CHUYÊN NGHIỆP
      • 1.0.1 Chính sách chất lượng của Quang Anh:
  • 2
  • 3 I.Phân loại trạm biến áp
    • 3.1 1.Trạm biến áp kiểu ngoài trời
      • 3.1.1 a. Trạm biến áp treo
      • 3.1.2 b. Trạm biến áp giàn
      • 3.1.3 c. Trạm biến áp trụ thép đơn thân
      • 3.1.4 d. Trạm biến áp đặt nền hay trạm nền
      • 3.1.5 e. Trạm biến áp hợp bộ hay trạm Kios
    • 3.2 2.Trạm biến áp trong nhà
      • 3.2.1 a. Trạm phòng:
      • 3.2.2 b. Trạm ngầm:
  • 4 II. Những phần chính ảnh hưởng đến giá thành trạm biến áp
    • 4.1 1.Vật tư thiết bị chính, hãng sản xuất và bảng giá đi kèm
      • 4.1.1 a. Cáp trung, hạ thế
      • 4.1.2 + Cáp trung thế 22KV trên không
      • 4.1.3 Ví dụ:
      • 4.1.4 Tóm lại:
      • 4.1.5 b.Lựa chọn máy biến áp Các hãng sản xuất máy biến áp phổ biến
      • 4.1.6 Các hãng sản xuất máy biến áp phổ biến
      • 4.1.7 c. Thiết bị đóng cắt ACB, MCCB, contactor
      • 4.1.8 d.Tủ bù hạ thế bù công suất phản kháng
      • 4.1.9 Chọn công suất biến áp kết hợp với bù cosφ:
    • 4.2 2. Cách tính toán chọn vật tư thiết bị theo trạm biến áp
      • 4.2.1 b. Tính toán chọn máy biến áp
      • 4.2.2 c. Tính toán chọn thiết bị đóng cắt ACB, MCCB, contactor
    • 4.3 CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐIỆN QUANG ANH
    • 4.4 QUANG ANH CE CO.,LTD

XÂY LẮP ĐIỆN QUANG ANH NHÀ THẦU THI CÔNG TRẠM BIẾN ÁP CHUYÊN NGHIỆP

Công Ty TNHH Xây Lắp Điện Quang Anh được thành lập tại VN. Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và thi công đường dây đến 35KV và trạm biến áp trọn gói với tiến độ, chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao. Quang Anh đã, đang và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Với đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động. Từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các công ty, tập đoàn lớn. Như EVN, Hòa Bình, Cotecons, Bosch Việt Nam, Schneider Viet Nam. Đã tham gia thiết kế, thi công nhiều công trình đường dây, trạm biến áp, tủ điện công nghiệp các loại đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao.

Chính sách chất lượng của Quang Anh:

Cung cấp vật tư, thiết bị chính hãng, có đầy đủ giấy chứng nhận CO, CQ. Thi công đường dây và trạm biến áp trên tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo kịp tiến độ, chất lượng cho nhà đầu tư.

Kỹ thuật, biện pháp thi công của chúng tôi luôn được đổi mới để phù hợp với từng đặc điểm công trình. Luôn hỗ trợ nhiệt tình những khó khăn và thắc mắc của quí khách hàng. Giá luôn cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho chủ đầu tư.

Những chính sách chất lượng trên được toàn thể lãnh đạo và nhân viên công ty chúng tôi quyết tâm thực hiện.

Bài viết dưới đây của QUANG ANH CGTE hy vọng sẽ mang đến cho quý khách cái nhìn tổng quan nhất về trạm biến áp hạ thế 22[15]/0.4KV. Cấu tạo của nó và đặc điểm chi tiết, cũng như việc lựa chọn những thiết bị chính, ảnh hưởng đến tổng giá thành thi công trạm biến áp.

Qúy khách có nhu cầu tham khảo giá các loại trạm biến áp vui lòng xem link dưới đây:

Bảng Giá Trạm Biến Áp Nền Trọn Gói | Xây Lắp Điện Quang Anh

Ở mỗi loại trạm biến áp QUANG ANH CGTE sẽ đi vào giới thiệu chi tiết về cấu tạo từng loại trạm biến áp, cũng như vật tư thiết bị chính đi kèm và cách lựa chọn.

Lưu ý các đơn vị cần quan tâm trên trạm
  • S: Công suất biểu kiến được ghi trên trạm biến áp [KVA]
  • P: Công suất tiêu thụ [KW]
  • Q: Công suất phản kháng [KVAr]
  • U: điện áp sơ cấp và thứ cấp của trạm [KV hoặc V].
  • I: Dòng điện thứ cấp [A], Dòng điện sơ cấp thường rất ít được quan tâm

Xem thủ tục hồ sơ lắp đặt trạm biến áp

1.Trạm biến áp kiểu ngoài trời

Đối với khách hàng có nhu cầu lắp trạm biến áp ở xa khu dân cư, diện tích và không gian sử dụng đất rộng lớn. Việc lựa chọn trạm biến áp kiểu ngoài trời thường phổ biến nhất, vì chi phí đầu tư thấp hơn so với kiểu nhà trạm. Mặc khác trạm biến áp ngoài trời có dải công suất sử dụng rộng, nên phù hợp với nhiều yêu cầu sản xuất, cần sử dụng điện nhỏ đến lớn.Mà vẫn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và đủ điều kiện lên lưới.

Với kiểu trạm biến áp ngoài trời này thường có những loại chính như: trạm biến áp treo, trạm biến áp giàn, trạm biến áp trụ thép đơn thân, trạm biến áp đặt nền hay trạm nền, trạm biến áp hợp bộ hay trạm Kios.

a. Trạm biến áp treo

Là loại trạm biến áp mà các thiết bị trung hạ thế và 3 máy biến áp 1 pha đều đặt trên 1 cột BTLT hoặc 2 cột BTLT ghép đôi. Trạm biến áp treo thường được sử dụng ở những nơi có nhu cầu sử dụng điện nhỏ, phần đo đếm TU, TI được đặt phía hạ thế. Tuy nhiên trạm biến áp kiểu treo chiếm khoảng không gian lắp đặt lớn [ trụ BTLT 12m ], tính mỹ quan không cao. Nên hiện tại rất hạn chế lắp đặt ở đô thị.

+ Công suất trạm biến áp

* Trạm đặt trên 1 cột BTLT khi dung lượng MBA có công suất S nhỏ hơn 100 kVA.

* Trạm đặt trên 2 cột BTLT khi dung lượng MBA, có công suất S nhỏ hơn 400 kVA.

Trong những trường hợp đặc biệt dung lượng máy biến áp [MBA] lớn hơn các qui định trên, đơn vị tư vấn phải có giải thích lý do tăng dung lượng vượt qui chuẩn và tính toán kiểm tra chịu lực.

Công suất trạm biến áp treo thường là: 3x15KVA, 3x25KVA, 3x75KVA, 3x100KVA

+ Cấu tạo trạm biến áp kiểu treo

Với mỗi loại công suất trạm biến áp như trên, vật tư thiết bị trong trạm biến áp và giá trạm biến áp cũng khác nhau . Mặt khác, khoảng cách từ điểm đấu nối 22KV đến vị trí đặt trạm biến áp treo bao xa. Cáp trung thế đi nổi hay đi ngầm, băng đường bao nhiêu mét hay không cũng ảnh hưởng đến số lượng vật tư thiết bị, cũng như giá trạm biến áp.

Thông thường trong trạm biến áp treo gồm có những vật tư thiết bị như sau:

Máy biến áp , cáp trung thế nhôm lõi thép 22KV AC50 , Cáp CXV 24kV 25mm2, Cáp CXV 24kV-50mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV240mm2, FCO 24kV -100A, Chống sét van LA 18kV-10kA, sứ đứng, xà đỡ sứ, xà đỡ máy biến áp, tủ MCCB, TU vs TI hạ thế, tủ điện kế, tủ bù hạ thế, trụ BTLT.

Phần này QUANG ANH CGTE sẽ liệt kê những vật tư thiết bị chính trong trạm biến áp treo với giả thuyết khoảng cách từ điểm đấu nối trung thế tới trạm biến áp treo dưới 40 mét.

+Bảng vật tư
STTHẠNG MỤCĐVTSL
IPHẦN ĐƯỜNG DÂY 22[15]KV

1Móng 02 đà cảnMóng1
2Trụ BTLT 12m -350kgfTrụ1
3Cáp nhôm lõi thép AC50/8Kg8
4FCO 24kV -100ABộ1
5Bộ chụp màu FCO 24kV -200A [ đỏ]Bộ1
6Dây chảy 3KCái1
7Cáp CXV 24kV 25mm2Mét3
8Kẹp Quai 2/0Cái2
9Kẹp hotlineCái2
10Kẹp nối ép WR cỡ dây 50 70Cái8
11Bộ chằng xuống trung thếBộ1
12Sứ treo Polymer: ST-PLBộ1
13Bộ dừng dây trung hòa: BD-DTHBộ2
IIPHẦN TRẠM BIẾN ÁP 3x15KVA, 3x25KVA, 3x50KVA, 3x75KVA, 3x100KVA

1Máy biến áp 2215]/0,23kV 15KVA, 25KVA, 50KVA,75KVA, 100KVAMáy3
2Chụp màu bushing máy biến áp [màu đỏ]Cái1
3Chống sét van LA 18kV-10kACái1
4Nắp chụp màu LA [màu đỏ]Cái1
5MCCB 3P 100A, 150A, 300A, 400A, 630ACái1
6Tủ bù tự động 50KvarTủ1
7Đà 75x75x75x75x6x750 : bắt LA, FCO. [02 đà composite]Bộ3
8Bulon D16x300 + 2 long đền vuôngBộ4
9Bulon D16x300VRS + 4 long đền vuôngBộ6
10Bulon D16x400VRS + 4 long đền vuôngBộ14
11Bulon D16x400 + 2 long đền vuôngBộ6
12Bộ phụ kiện tiếp địa trạmBộ1
13Cọc tiếp địa D16-L2.400Cái30
14Cáp đồng trần C25Kg23.6
15Kẹp cọc tiếp địaCái30
16Boulon D12-L25 + 2 long đền vuôngCái2
17Kẹp Splitbolt Cu-AlCái2
18Colier sắt 30×4 và boulon mạ mẽmBộ3
19Cáp CXV 24kV-50mm2Mét2
20Kẹp quai 2/0Cái2
21Kẹp clamp hotline 2/0Cái1
22Bộ dây dẫn hạ thế 1 phaCái1
23Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2Mét20
24Cosse ép Cu 120mm2Cái4
25Ống nhựa PVC D90Mét6
26Co ống PVC D90Cái4
27Keo dán ốngTíp1
28Băng keo điệnCuộn4
29Ống PVC D27Mét12
30Co ống PVC 27Cái2
31Bảng tên trạmCái1
32Chí phí thí nghiệm toàn trạm Bộ1
33Chi phí nghiệm thu công trìnhBộ1

Các loại giấy tờ thời gian thi công

Đơn vị Thi công sẽ chịu trách nhiệm tất cả các thủ tục liên quan, chủ đầu tư chỉ cung cấp các giấy tờ pháp lý: giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất [hợp đồng thuê đất], MST mỗi loại 03 bộ có công chứng không quá 03 tháng. Đơn vị thi công chịu trách nhiệm thi công công trình theo quy chuẩn trang bị điện hiện hành, liên hệ với các đơn vị điện lực liên quan hoàn
tất thủ tục cấp điện cho tới khi công trình đóng điện, nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: hồ sơ thiết kế, thỏa hiệp đấu nối vào lưới điện của điện lực, liên hệ giám sát với điện lực, tổ chức
nghiệm thu và các công việc liên quan khác.

Thời gian thi công thường từ 50-60 ngày.

b. Trạm biến áp giàn

Là loại trạm biến áp mà các thiết bị trung hạ thế và 1 máy biến áp 3 pha đều đặt trên 2 cột BTLT ghép đôi. Trạm biến áp giàn thường được sử dụng ở những nơi có nhu cầu sử dụng điện vừa và nhỏ. Trạm biến áp nhỏ hơn 560KVA phần đo đếm TU, TI được đặt phía hạ thế. Đối với trạm biến áp từ 560KVA trở lên, TU, TI được đặt ở phía trung thế thông thường điện lực địa phương cấp phần này.

Trạm biến áp kiểu giàn cũng chiếm khoảng không gian lắp đặt lớn [ trụ BTLT 12m ], tính mỹ quan không cao. Nên hiện tại thường được lắp đặt ở vùng ngoại ô hoặc trong các khu công nghiệp, rất hạn chế lắp đặt ở đô thị.

+ Công suất trạm biến áp

Theo quy định hiện hành, trạm đặt trên 2 cột BTLT khi dung lượng MBA phải nhỏ hơn 400 kVA.

Trong những trường hợp đặc biệt, dung lượng máy biến áp [MBA] lớn hơn các qui định trên. Đơn vị tư vấn phải có giải thích lý do tăng dung lượng vượt qui chuẩn và tính toán kiểm tra chịu lực.

Công suất trạm biến áp giàn thường là: 100KVA, 150KVA, 160KVA, 180KVA, 250KVA, 320KVA, 400KVA, 560KVA, 630KVA, 750KVA

+ Cấu tạo trạm biến áp giàn hay trạm giàn

Với mỗi loại công suất trạm biến áp, kiểu trạm giàn như trên. Vật tư thiết bị trong trạm biến áp giàn và giá trạm biến áp cũng khác nhau . Mặt khác, khoảng cách từ điểm đấu nối 22KV đến vị trí đặt trạm biến áp giàn. Cáp trung thế đi nổi hay đi ngầm, băng đường hay không, bao nhiêu mét. Cũng ảnh hưởng đến số lượng vật tư thiết bị, cũng như giá trạm biến áp.

Thông thường trong trạm biến áp giàn gồm có những vật tư thiết bị như sau:

Máy biến áp , cáp trung thế nhôm lõi thép 22KV AC50 , Cáp CXV 24kV 25mm2, Cáp CXV 24kV-50mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV240mm2, FCO 24kV -100A, Chống sét van LA 18kV-10kA, sứ đứng, xà đỡ sứ, xà đỡ máy biến áp, tủ MCCB, TU vs TI trung thế, TU vs TI hạ thế, tủ điện kế, tủ bù hạ thế, trụ BTLT.

QUANG ANH CE CO.,LTDsẽ liệt kê những vật tư thiết bị chính, trong trạm biến áp kiểu giàn. Với giả thuyết khoảng cách từ điểm đấu nối trung thế tới trạm giàn dưới 40 mét.

STTTÊN VẬT TƯĐVTSLĐG
IPHẦN ĐƯỜNG DÂY 22KV
1Sứ đứng 24Kv + TyCái9
2Sứ treo Polyme 24KvCái6
3Trụ BTLT 12 métTrụ2
4Phụ kiện đường dâyBộ1
5LBFCO 24KV 100A + Dây chảyCái3
6Cáp bọc AXV 50mm2: Dây PhaMét150
7Cáp trần AC 50mm2: Dây THKg67
8Cáp bọc CXV 25mm2: Dây PhaMét42
9Biến dòngCái3
10Điện kế 3P 4 dây 120/60V 5A [Điện tử]Cái1
11Thí nghiệmBộ1
IIPHẦN TRẠM BIẾN ÁP 320KVA 22/0.4kV
II.1VẬT LIỆU
1Sứ đứng 24Kv + TyCái6
2Đà composit L75x75x8x2600Cái1
3Sắt góc L75x75x8x2600Cái2
4Sắt góc L75x75x8x2600Cái2
5Đà sắt U200x68x8x2800: Bắt giàn đặt MBACái2
6Đà sắt U100x46x5x400: Ốp giữ đà giàn đặt MBACái4
7Đà sắt U100x46x5x800: Kẹp đế MBACái4
8Tủ MCCB + Điện kếTủ1
II.2PHẦN DẪN ĐIỆN 22KV
1Cáp bọc 24KV C/XLPE/PVC 25mm2Mét27
II.3PHẦN DẪN ĐIỆN HẠ THẾ
1Cáp CV/600V-240mm2 xuất MBA: 2 sợi/phaMét42
2Cáp CV/600V-240mm2 xuất MBA: 1 sợi/TTMét16
3TIẾP ĐỊA TRẠMBộ1
4PHỤ KIỆN PHẦN TRẠMBộ1
II.4THIẾT BỊ
1MBA 3 PHA 320KVA-22/0.4KVMáy1
2LBFCO 24KV 100A + Dây chảyBộ3
3LA 18KV 10KABộ3
4Vỏ tủ MSB, sơn tĩnh điện màu WHHL 7044H, tủ ngoài
trời, 2 lớp cửa, IP31, Form 2A, tiêu chuẩn 60259.
Busbar, phụ kiện đi kèm.
Bộ1
5MCCB 3 pha 600V 500A 45KACái1
6Bù công suất phản kháng 160Kvar Tụ Nuintek/Korea, MCCB, Contactor LS/KoreaTủ1
7Thí nghiệm thiết bị1

c. Trạm biến áp trụ thép đơn thân

Trạm biến áp đơn thân, là loại trạm được sử dụng phổ biến nhất trong đô thị hiện nay. Bởi tính thẩm mỹ và không gian lắp đặt nhỏ gọn của nó.

Kiểu trạm này các thiết bị trung hạ thế và 1 máy biến áp 3 pha đều đặt trên 1 trụ thép cao 3 mét và có bệ đỡ máy biến áp. Nó thường được sử dụng ở những nơi, có nhu cầu sử dụng điện vừa và nhỏ đến 630KVA. Việc lắp đặt và thi công ban đầu rất thuận tiện, tuy nhiên công tác bảo trì về sau hơi khó khăn. Vì tất cả các thiết bị đều nằm gọn trong lòng trụ thép, không gian nhỏ. Nên cần đơn vị thi công, bảo trì bảo hành chuyên nghiệp, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

+ Công suất trạm biến áp

Theo quy định hiện hành, trạm đặt trên 1 cột pylone [cột sắt] khi dung lượng MBA S phải nhỏ hơn 400 kVA.

Trong những trường hợp đặc biệt, dung lượng máy biến áp [MBA] lớn hơn 400KVA. Đơn vị tư vấn phải có giải thích lý do tăng dung lượng vượt quy chuẩn và tính toán kiểm tra chịu lực.

Công suất trạm biến áp trụ thép đơn thân thường là: 100KVA, 150KVA, 160KVA, 180KVA, 250KVA, 320KVA, 400KVA, 560KVA, 630KVA

+ Cấu tạo trạm biến áp trụ thép đơn thân

Với mỗi loại công suất trạm biến áp trụ thép đơn thân như trên. Vật tư thiết bị trong trạm biến áp và giá trạm biến áp cũng khác nhau . Mặt khác, khoảng cách từ điểm đấu nối 22KV đến vị trí đặt trạm biến áp này bao xa. Mặt khác kiểu trạm này thường lắp đặt trong đô thị, cáp trung thế đi ngầm đến trạm . Nên độ dài cáp trung thế đi ngầm, có băng đường hay không, bao nhiêu mét. Cũng ảnh hưởng đến số lượng vật tư thiết bị, cũng như giá trạm biến áp.

Thông thường trong trạm biến áp trụ thép đơn thân gồm có những vật tư thiết bị như sau:

Thân trụ thép, bệ sen đỡ máy biến áp, Máy biến áp 15-22/0.4kv , cáp trung thế ngầm 3x50mm2 24kV, Đầu cáp ngầm TT 3x50mm2, Hộp che đầu cực MBA , Cáp CV 200mm2, Cáp CV 300mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV240mm2, LBFCO 24kV -100A, Chống sét van LA 18kV-10kA, sứ đứng 24KV, Sứ treo Polimer, tủ MCCB, TU vs TI trung thế, TU vs TI hạ thế, tủ điện kế, tủ bù hạ thế, trụ BTLT.

Bảng dưới đây sẽ gồm các vật tư thiết bị chính trong trạm biến áp trụ thép. Chưa bao gồm giá cáp ngầm trung thế đến trạm.

STTHẠNG MỤCĐVTSLĐƠN GIÁ
IPHẦN THIẾT BỊ
1LBFCO 200A-24kVbộ3
2LA 18kV-10kAbộ3
3Máy biến áp 3P 320kVA 22/0,4kV + 3 sứ plug inmáy1
4Tủ điện kế, MCCB trạm 3P 500A + Tủ bù 120kVAr1
5MCCB 3P 500A 50kAcái1
6Vỏ tủ hạ thế [MCCB]cái1
7Vỏ tủ tụ bùtủ1
8Đèn báo 230VACcái3
9Cầu chì 5Acái3
10Đồng hồ Volt + Volt Selectorbộ1
11Đồng hồ Ampere + Ampere Selectorbộ1
12MCT 600A 400/5A CL1 15VAcái1
13Tụ bù 3P 20kVAr 440Vbộ6
14Contactor 3P 50A, coil 230VACbộ6
15MCCB 3P 50Abộ6
16Bộ điều khiển bù 6 cấpbộ1
17Phụ kiện1
IIPHẦN VẬT TƯ
1Cáp ngầm trung thế 3x50mm2 24kV [ tạm tính]m55
2Cáp CV 150mm2mét43
3Cáp CV 200mm2mét7
4Đà sắt L75x75x8 dài 2,4mbộ3
5Sứ treo Polimer + giáp níu 240bộ3
6Sứ đứng 24kVbộ6
7Đầu cáp ngầm TT 3x50mm2 [Elbow]bộ2
8Đầu cáp ngầm TT 3x50mm2 [đầu thường ngoài trời]bộ2
9Trụ thép đỡ MBAbộ1
10Hộp che đầu cực MBAbộ1
11Bệ trạm biến ápbộ1
12Giá đỡ đầu cáp ngầmbộ2
13Đầu cosse 200-300 + chụp nhựacái14
14Hệ tiếp địa trung thế trạmhệ1
15Ống STK D114m6
16Ống HDPE DN 100m40
17Chụp đầu cực trung thế máy biến ápcái3
18Chụp đầu cực LAbộ3
19Chụp đầu cực FCObộ3
20Bảng báo nguy hiểmbảng3
21Bảng tên trạmbảng1
22Đào và tái lập mương cápm5
23Đào và tái lập mương cápm35
24Phụ kiệntính trọn1

d. Trạm biến áp đặt nền hay trạm nền

Là loại trạm biến áp mà các thiết bị trung thế đặt trên trụ đội BTLT 12m. Máy biến áp 3 pha và tủ hạ trạm hợp bộ tủ bù, đều đặt trên nền trạm xây sẵn, có rào chắn bao quanh.

Trạm biến áp đặt nền thường được sử dụng ở những nơi có nhu cầu sử dụng điện vừa và lớn như khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng. Với những trạm biến áp S nhỏ hơn 560KVA phần đo đếm TU, TI được đặt phía hạ thế. Đối với trạm biến áp từ 560KVA trở lên, TU, TI được đặt ở phía trung thế thông thường điện lực địa phương cấp phần này.

Trạm biến áp, có dung lượng lớn hơn 1500KVA. Ở một số địa phương, điện lực yêu cầu lắp đặt Recloser.

Thường chiếm khoảng không gian lắp đặt lớn , nên trạm biến áp kiểu đặt nền chỉ thường lắp những địa điểm ngoại ô hoặc trong các khu công nghiệp, có diện tích sử dụng đất lớn.

+ Công suất trạm biến áp

Theo quy định hiện hành, trạm đặt trên nền dùng cho các khu công nghiệp, trạm khách hàng phải có dung lượng S từ 500 kVA trở lên.

Trong những trường hợp đặc biệt, dung lượng máy biến áp [MBA] nhỏ hơn 500KVA. Đơn vị tư vấn phải có giải thích lý do giảm dung lượng và tính toán đúng yêu cầu kỹ thuật.

Trạm biến áp đặt nền thường có công suất là: 320KVA, 400KVA, 560KVA, 630KVA, 750KVA, 800KVA, 1000KVA, 1250KVA , 1500KVA , 1600KVA , 2000 KVA , 2500KVA, 3000KVA , 3500KVA , 4000KVA

+ Cấu tạo trạm biến áp đặt nền hay trạm nền

Với mỗi loại công suất trạm biến áp đặt nền như trên. Vật tư thiết bị trong trạm biến áp và giá trạm biến áp cũng khác nhau . Mặt khác, khoảng cách từ điểm đấu nối 22KV đến vị trí đặt trạm biến áp bao xa. Cáp trung thế đi nổi hay đi ngầm, có băng đường hay không, băng bao nhiêu mét. Cũng ảnh hưởng đến số lượng vật tư thiết bị, cũng như giá trạm biến áp.

Thông thường trong trạm biến áp đặt nền gồm có những vật tư thiết bị như sau:

Nền trạm biến áp, hàng rào, trụ đội line, máy biến áp 15-22/0.4KV , cáp trung thế nhôm lõi thép 22KV AC50 , cáp trung thế ngầm 3x50mm2 24kV, Đầu cáp ngầm TT 3x50mm2. Cáp CXV 24kV 25mm2, Cáp CXV 24kV-50mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV240mm2, FCO 24kV -100A. Chống sét van LA 18kV-10kA, sứ đứng, xà đỡ sứ, xà đỡ máy biến áp, tủ MCCB, TU vs TI trung thế, TU vs TI hạ thế, tủ điện kế, tủ bù hạ thế.

Bảng sau gồm những vật tư thiết bị chính trong trạm biến áp đặt nền.

STTHẠNG MỤCĐVTSLĐƠN GIÁ
IPHẦN ĐƯỜNG DÂY 22KV
I.1VẬT LIỆU
1Trụ BTLT 12 métTrụ2
2Đà sắt L2400x75x75x8mm/Zn+thanh chốngBộ5
3Đà composit 2400x75x75x6mm + Thanh chống: FCOBộ1
4Sứ đứng 24KV + tyBộ6
5Sứ treo Polyme 24KVCái12
I.2PHẦN DẪN ĐIỆN
1Cáp bọc ACX 50mm2: dây phaBộ1
2Cáp trần AC 50mm2: dây THBộ1
3Cáp bọc CX 25mm2: dây pha + đấu nốiBộ1
4Phụ kiện đường dâyBộ1
5PHỤ KIỆN ĐO ĐẾMBộ1
I.3THIẾT BỊ
1FCO 24kV-100A + dây chảyCái3
2THÍ NGHIỆM PHẦN ĐƯỜNG DÂYBộ1
3NHÂN CÔNG TÍNH TRỌN GÓIBộ1
IIPHẦN TRẠM BIẾN ÁP 1000KVA 22/0.4kV
II.1VẬT LIỆU
1Đà composit 2400x75x75x6mm + Thanh chống: FCOCái1
2Đà sắt t L2400x75x75x8mm/Zn+thanh chốngBộ5
3Sứ đứng 24KV +tyCái6
4Máng đỡ cáp hạ thếBộ1
II.2PHẦN DẪN ĐIỆN 22KV
1Cáp 24KV C/XLPE 25mm2Bộ1
II.3PHẦN DẪN ĐIỆN HẠ THẾ
1Cáp CV/600V- 240mm2: Dây pha 4 sợi/phaMét84
2Cáp CV/600V- 240mm2: Dây TH 2 sợi/THMét14
3Cáp kiểm soát 4 sợi màu Cu,14mm2 màu: đo đếmMét12
4NỀN TRẠM + HÀNG RÀOBộ1
5TIẾP ĐỊA TRẠM BIẾN ÁPBộ1
6PHỤ KIỆN PHẦN TRẠMBộ1
II.4THIẾT BỊ
1MBA 3 pha 1000KVA 22/0.4kVMáy1
2FCO 24kV-100A + dây chảyCái3
3LA 18kV 10kABộ3
4THÍ NGHIỆM PHẦN TRẠMBộ1
5TU, TI + ĐIỆN KẾBộ1

e. Trạm biến áp hợp bộ hay trạm Kios

Là loại trạm biến áp mà các thiết bị trung hạ thế, RMU, máy biến áp 3 pha đều đặt hoàn toàn trong vỏ trạm Kios được sản xuất sẵn. Được Chế tạo 2 lớp từ tôn dày 2 mm kèm theo gân tăng cứng, có lớp cách nhiệt đảm bảo trạm biến áp hợp bộ [kios] hoạt động tốt khi nhiệt độ môi tr­ường lên trên 45oC .

Trạm Kios chỉ sử dụng cho những khu vực thành phố lớn có yêu cầu thẩm mỹ cao. Công suất tối đa cho trạm Kios đến 1600KVA.

+ Công suất trạm biến áp Kios

Theo quy định hiện hành, trạm đặt trong vỏ Kios sản xuất sẵn khi dung lượng MBA phải nhỏ hơn 2500 kVA.

Trong những trường hợp đặc biệt, dung lượng máy biến áp [MBA] lớn hơn các qui định trên. Đơn vị tư vấn phải có giải thích lý do tăng dung lượng vượt qui chuẩn và tính toán kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật.

Công suất trạm biến áp kios thường là: 160KVA, 180KVA, 250KVA, 320KVA, 400KVA, 560KVA, 630KVA, 750KVA, 800KVA, 1000KVA, 1250KVA , 1500KVA , 1600KVA , 2000 KVA , 2500KVA

+ Cấu tạo trạm biến áp kios

Với mỗi loại công suất trạm biến áp kios như trên. Vật tư thiết bị trong trạm Kios và giá trạm biến áp cũng khác nhau . Mặt khác, khoảng cách từ điểm đấu nối 22KV đến vị trí đặt trạm biến áp kios bao xa. Cáp trung thế đi ngầm, băng đường hay không, bao nhiêu mét. Cũng ảnh hưởng đến số lượng vật tư thiết bị, cũng như giá trạm biến áp kios.

Thông thường trong trạm biến áp kios gồm có những vật tư thiết bị như sau:

Vỏ trạm Kios, Máy biến áp 15-22/0.4KV , cáp trung thế ngầm 3x50mm2 24kV, Đầu cáp ngầm TT 3x50mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV240mm2, LBFCO 24kV -100A, Chống sét van LA 18kV-10kA, sứ đứng, xà đỡ sứ, xà đỡ máy biến áp, tủ MCCB, TU vs TI trung thế, TU vs TI hạ thế, tủ điện kế, tụ bù hạ thế, tủ RMU, LBS, Recloser.

Ở đây QUANG ANH CE CO.,LTDsẽ liệt kê những vật tư thiết bị chính trong trạm biến áp kios, chưa bao gồm phần cáp ngầm trung thế.

Tùy vị trí công trình, quy cách mặt đường tái lập. Đơn giá cáp ngầm trung thế đã bao gồm cáp, đào và tái lập mương và tất cả vật tư phụ đi kèm khoảng 1.8 triệu/1 mét.

STTTên và Quy cách vật tưNhãn hiệuĐVTSL
Trạm kiosk 1250kVA- 22/0.4kVGPBATrạm1
IVỏ trạm kiosk 3 ngăn, sơn tĩnh điện RAL 7032, đặt ngoài trời. Kích thước: L3800xW2500xH2500mm [tole dày 2.0mm]TTCbộ1
IINgăn máy biến thế
1MBA 3 pha 1250kVA 22/0.4kV Dyn-11 TC 2608THIBIDImáy1
2Sứ plug-in 24kV, lắp sẵn theo máyPrysmian/Phápbộ1
3Đầu cáp 24kV 250A Elbow 3*50mm23M/TQbộ1
IIINgăn trung thế
1Tủ trung thế RM6 24kVA 630A 20kA/3s NE-IQI [1 LBS 630A lộ vào + 1 CB 200A lộ ra] IAC-AFL.
+ Chì trung thế 40A [ Bộ 3 cái ]
Schneider/TQtủ1
2Đầu cáp 24kV 250A Elbow 3*50mm23M/TQbộ1
IVNgăn hạ thế [tủ hạ thế 2 ngăn, kích thước L2000xW750xH1800mm]
1ACB 3P 2000A 65kA [AE2000-SWA]Mitsucái1
2Busbar hạ thế [100mm x 10mm]Việt Nam1
3Đồng hồ Volt 500VTaiwancái2
4Volt switchTaiwancái1
5Đồng hồ Ampe 2000/5ATaiwancái4
6MCT 2000/5AEmiccái4
7Đèn báo pha R,Y,BChinacái6
8Cầu chì 2A + đếChinabộ6
9Đèn huỳnh quang + máng đèn PIFL 118 [bao gồm chấn lưu điện tử]Paragoncái3
10Công tắc hành trình 2 vị trí [Z-15GW2-B+AP-Z]Omroncái3
11Quạt thông gió [F2E-220b-230]Leipole/TQcái4
12Bộ điều khiển nhiệt độ [KTS-90]Kacon/Hàn Quốcbộ1
13MCB 2P 10A 6kA [BH-D6 1P N 10A TYPE C N]Mitsucái1
14Tủ tụ bù 500kVA, Kích thước D600xW800xH1500mmViệt Namtủ1
Bộ ĐK tụ bù 12 cấpMikrocái1
MCCB 3P 100A 10kA [NF125-CV]Mitsucái10
Contactor 80A [S-T80 AC200V]Mitsucái9
Tụ bù hạ thế 3P 440V 50kVArNuitekcái10
Busbar, cáp và phụ kiệnVN1
VCáp, phụ kiện và nhân công
1Cáp trung thế 24kV CXV/Se/DSTA 3*50mm2LS1
2Cáp hạ thế Cu/XLPE/PVC 300mm2 0,6/1kVCadivi1
3Đầu cosse 300mm2 + mũ chụpViệt Nam1
4Dây đồng trần M25Việt Nam1
5Phụ kiện + nhân công lắp đặt hoàn thiệnViệt Nam1

2.Trạm biến áp trong nhà

a. Trạm phòng:

Trạm phòng là loại trạm biến áp mà các thiết bị trung hạ thế, RMU, máy biến áp 3 pha, tủ MSB hợp bộ bù công suất phản kháng, điện kế đều đặt hoàn toàn trong nhà trạm được xây sẵn. Phần máy biến áp được bao bọc bởi rào chắn xung quanh, cáp ngầm trung thế 15-22KV vào trạm được đấu nối thông qua tủ RMU kết nối đến máy biến áp.

Xây dựng

Trạm phòng có tường xây, mái bằng bê tông cửa bằng thép, có cửa thông gió tự nhiên làm bằng lưới thép kết hợp với các tấm nan chớp làm bằng bê tông hoặc có thông gió cưỡng bức bằng quạt gió làm mát bằng điều hoà nhiệt độ.


Các máy biến áp được đặt trên nền bê tông trong những ngăn riêng, thiết bị điện được bắt chặt vào tường trạm.

Tiếp địa

Hệ thống tiếp địa của trạm biến áp làm ngoài tường trạm, các dây tiếp địa được hàn nối liên hệ với nhau thông qua một vành đai tiếp địa chung nằm sát chân tường bên trong trạm.
Thiết bị chống sét của trạm thường được bố trí trên nóc trạm hoặc trên thanh cái phía trung áp.

Tủ MSB hợp bộ bù công suất phản kháng, điện kế

Trạm phòng thường được sử dụng cho những nhà máy lớn, trong các khu công nghiệp, công suất sử dụng điện cao. Hoặc sử dụng như những trạm biến áp công cộng, được đặt trong những khu đô thị, khu dân cư mới. Trạm kín hay trạm phòng có thể kết hợp nhiều máy biến áp, công suất lên đến 8000KVA. .

+ Công suất trạm phòng

Trong những trường hợp đặc biệt, tổng dung lượng các máy biến áp [MBA] cần sử dụng lớn. Đơn vị tư vấn phải có giải thích lý do tăng dung lượng vượt quy chuẩn. Tính toán, kiểm tra các yêu cầu về tổng dung lượng công suất trạm và diện tích trạm phòng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật lắp đặt, vận hành.

Công suất trạm phòng thường là: 1000KVA, 1250KVA , 1500KVA , 1600KVA , 2000 KVA , 2500KVA, 3000KVA, 4000KVA, 8000KVA.

+ Cấu tạo trạm biến áp trong nhà hay trạm phòng

Với mỗi loại công suất trạm như trên. Vật tư thiết bị trong trạm phòng và giá trạm biến áp cũng khác nhau . Mặt khác, khoảng cách từ điểm đấu nối 22KV đến vị trí đặt trạm biến áp trong nhà bao xa. Cáp trung thế đi ngầm, băng đường hay không, bao nhiêu mét. Cũng ảnh hưởng đến số lượng vật tư thiết bị, cũng như giá trạm phòng.

Thông thường trong trạm phòng gồm có những vật tư thiết bị như sau:

Nhà trạm, Máy biến áp 15-22/0.4KV , trụ BTLT đội line, cáp trung thế ngầm 3x50mm2 24kV, Đầu cáp ngầm TT 3x50mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV120mm2, Cáp đồng bọc 600V- CV240mm2, LBFCO 24kV -100A, Chống sét van LA 18kV-10kA, sứ đứng, xà đỡ sứ, xà đỡ máy biến áp, tủ MCCB, TU vs TI trung thế, TU vs TI hạ thế, tủ điện kế, tụ bù hạ thế, tủ RMU, LBS, Recloser, DS, LTD.

Ở đây QUANG ANH CE CO.,LTDsẽ liệt kê những vật tư thiết bị chính trong trạm biến áp, chưa bao gồm phần cáp ngầm trung thế.

Đơn giá cáp ngầm trung thế đã bao gồm cáp, đào và tái lập mương và tất cả vật tư phụ đi kèm khoảng 1.8 triệu/1 mét.

STTHẠNG MỤCĐVTSLĐƠN GIÁTHÀNH TIỀN
IPHẦN ĐƯỜNG DÂY CÁP NGẦM 22KV
I.AVẬT LIỆU
1Trụ BTLT 12mTrụ2
2Đà sắt L2400x75x75x8mm/Zn+thanh chốngBộ8
3Đà composit L75x75x8x2400Cái1
4Sứ đứng 24KV+ tyBộ10
5Sứ treo Polyme 24KV + Phụ kiệnBộ12
6Sứ đứng 36KV + tyBộ3
I.BVẬT TƯ PHỤ ĐƯỜNG DÂY
7Dây cột đỉnh sứ phi kim loạiSợi13
8Phụ kiện lắp điện kếBộ1
9Hotline clamp 2/0Cái6
10Kẹp quaiCái4
11WR 419Cái42
12Băng keo trung thếCuộn5
13Ống khò co nhiệtMét4
14Ống sắt tráng kẽm Þ21Ống4
15Colyde d21 114Cái8
16Cọc + Kẹp tiếp địaBộ5
17Ống sắt tráng kẽm Þ114Ống1
I.CPHẦN DẪN ĐIỆN
1Cáp ngầm 24KV Cu/XLPE/DSTA/PVC 3x70mm2:
5m + 20m lên xuống trụ
Mét245
2Cáp bọc CV 25mm2: trung tínhMét245
3Nhân công đào và tái lập mương cáp ngầmMét245
4Ống HDPE 130/10Mét245
5Băng cảnh báo cáp ngầmMét230
6Mốc cảnh báo cáp ngầmBộ10
7Cát san lấp, gạchBộ1
8Đầu cáp ngầm 3x70mm2: ngoài trờiBộ6
9Cáp đồng trần M25 [Tiếp đất DS + LA]Kg20
10Cáp đồng trần M50 [Tiếp đất Reccloser]Kg10
11Hộp đầu cáp 3x70mm2 24kVBộ4
12PHỤ KIỆN ĐƯỜNG DÂY + MÓNG BÊ TÔNGBộ1
13TIẾP ĐỊA CÁP NGẦMBộ1
14THÍ NGHIỆM CÁP NGẦMBộ1
15NHÂN CÔNG KÉO CÁPMét245
I.DTHIẾT BỊ
1DS 24kV-630A + Phụ kiện [ Ngoài trời ]Bộ1
2FCO 24kV 100A+dây chảyBộ3
3LA 18kV 10kA: Recloser + đầu cáp ngầmBộ6
4Phụ kiện đo đếm trung thếBộ1
5PT 24KVBộ3
6PT 24KVBộ3
7Điện kế 3P 4 dây 120/60V-5A [Điện tử]Cái1
8THÍ NGHIỆMBộ1
IIPHẦN TRẠM BIẾN ÁP 1000KVA 22/0.23-0.4kV
II.AVẬT LIỆU
1PHẦN DÂY DẪN ĐIỆN HẠ THẾ
2Cáp CV/600V- 240mm2 xuất MBA: 4 sợi/phaMét96
3Cáp CV/600V- 240mm2 xuất MBA: 2 sợi/TTMét16
4NHÀ TRẠMBộ1
5TIẾP ĐỊA TRẠM BIẾN ÁPBộ1
II.BTHIẾT BỊ
1MBA 3 pha 1000KVA 22/0.23-0.4kV Tiêu chuẩn EVNMáy1
2Vỏ tủ MSB H2100xW2200xD1100 xT[2+1,5]mm, sơn tĩnh điện màu WHHL 7044H, tủ trong nhà , 2 lớp cửaTủ1
3ACB 3P -600V-1600A -65kACái1
4Tụ bù 500Kvar 3P 440VKvar500
5Contactor 3P 65ACái9
6MCCB 3P 100A 36KACái10
7Đồng hồ đo: V, A. Hz, Pf, kW, kVA, kVAr, kWh
Hiển thị 3 hàng, 3 số, dạng LCD
Hàng thứ 4: 8 số [dành cho năng lượng]
Cài đặt hệ số CT: 5A 5.000A
Mạng kết nối: 3 pha 4 dây & 1 pha 2 dây
Nguồn cấp: 85 270V AC/DC
Truyền thông MODBUS [dành cho MFM383-C]
Bộ1
8Power factor controler 12 stepBộ1
9Cáp điều khiểnBộ1
10Cáp động lựcBộ1
11MCCB 3P-250A-36kACái4
12MCCB 3P-150A-36kACái4
13MCCB 3P-75A-10kACái2
14BusbarBộ1
15Điện kế điện tử 3 giá đo đếm gián tiếpBộ8
16Điện kế điện tử 3 giá đo đếm trực tiếpBộ2
17TI hạ thế 250/5A 600VBộ4
18TI hạ thế 150/5A 600VBộ4
19Biến dòngBộ3
20Quạt tản nhiệtBộ1
21Đèn báo pha R-S-TBộ3
22Cầu chì 6A + ĐếBộ4
23Phụ kiện [Đầu cos, máng, thanh ray, mũ chụp ]Bộ1
24Bảo Vệ quá dòng/thấp áp + Bảo vệ chống chạm đấtBộ1
25THÍ NGHIỆM TRẠMBộ1

b. Trạm ngầm:

Trạm ngầm là loại trạm biến áp mà các thiết bị trung hạ thế, RMU, máy biến áp 3 pha, tủ MSB hợp bộ bù công suất phản kháng, điện kế đều đặt hoàn toàn trong phòng trạm được xây sẵn ở tầng hầm của tòa nhà, cao ốc.

Phần máy biến áp thường sử dụng là máy biến áp khô, có khả năng chống cháy cao. Cáp ngầm trung thế 15-22KV vào trạm được đấu nối thông qua tủ RMU kết nối đến máy biến áp.


Trạm ngầm có tường đỗ bê tông vững chắc, mái bằng bê tông cửa bằng thép, có cửa thông gió tự nhiên hoặc có thông gió cưỡng bức bằng quạt gió làm mát bằng điều hoà nhiệt độ.

Các máy biến áp được đặt trên nền bê tông trong những ngăn riêng, có rào chắn bảo vệ. Tủ MSB thường đặt ở phòng điều khiển, hoặc phòng tủ điện riêng.

Hệ thống tiếp địa được hàn nối liên hệ với nhau thông qua một vành đai tiếp địa chung nằm sát chân tường bên trong trạm.

II. Những phần chính ảnh hưởng đến giá thành trạm biến áp

Phần này, QUANG ANH CE CO.,LTDsẽ liệt kê các vật tư, thiết bị ảnh hưởng đến giá trạm biến áp. Kèm thêm tên hãng sản xuất thiết bị và giá cả của từng loại. Cách tính toán để chọn thiết bị phù hợp theo từng loại trạm biến áp.

1.Vật tư thiết bị chính, hãng sản xuất và bảng giá đi kèm

Dựa vào bảng vật tư của các loại trạm biến áp vừa nêu, có thể kể ra một số vật tư, thiết bị quan trọng ảnh hưởng đến giá thi công trạm biến áp trọn gói như sau:

a. Cáp trung, hạ thế

Cadivi, Tài Trường Thành, LS, Thipha, Cadisun, Taya..

+ Cáp trung thế 22KV trên không

Trước đây việc sử dụng dây dẫn trần trên lưới điện trung thế trên không là rất phổ biến. Nhưng hiện nay trong chương trình hiện đại hóa lưới điện trên cả nước, cũng như tốc độ đô thị hóa. Việc dùng dây dẫn bọc cách điện thay cho dây dẫn trần trở nên phổ biến và cần thiết trong việc tạo ra hành lang an toàn cho lưới điện trung thế. Trong vận hành, ngoài những trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn. Thì đường dây bọc cách điện trung thế 15-22kv có rất nhiều ưu điểm vượt trội, so với đường dây trần trên không không bọc cách điện.

Trung thế 15-22kv loại bọc cách điện là dây một pha, được làm bằng nhôm [AAC] hoặc bằng hợp kim nhôm Almelec [AAAC]. Lớp cách điện bên trong là các hợp chất, các sợi dây dẫn có tiết diện từ 35mm2 đến 240mm2. Có lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài bằng chất PR [XLPE], độ dày thay đổi từ 1,5mm đến 4,5mm.

Nhằm nâng cao độ bền cách điện và tăng độ dẻo dai của lớp vỏ bọc, người ta sử dụng công nghệ lưu hóa khô hợp chất Polyethylen bằng hơi lưu huỳnh [S] chuyển đổi kết cấu mạng phân tử vật liệu cách điện từ liên kết dọc thành liên kết ngang, chính vì thế dây dẫn bọc cách điện có tên là dây XLPE.

Đường dây dùng dây dẫn bọc cách điện, là vật liệu điện chuyên dùng cho đường dây trên không. Mặc dù được cố định trên sứ cách điện, giống như đường dây trần. Nhưng việc lựa chọn loại dây, vẫn phải chọn dây theo cấp Điện áp pha tương ứng với cấp điện áp đang sử dụng.

Ví dụ:

Điện áp 35 kV: Chọn dây có cấp điện áp 24 kV- Điện áp 22 kV: Chọn dây có cấp điện áp 15 kV

Điện áp 15 kV: Chọn dây có cấp điện áp 10 kV

Điện áp 10 kV: Chọn dây có cấp điện áp 6,3 kV

Điện áp 6 kV: Chọn dây có cấp điện áp 3,6 kV

Điện ápĐến 22kV35kV
Chủng loại dâyDây bọcDây trầnDây bọcDây trần
Khoảng cách1,0m2,0m1,5m3,0m

Tóm lại:

Khi thi công đường dây dùng cáp bọc trung thế cần lưu ý

Phải chọn loại cáp có cấp cách điện lớn hơn hoặc bằng điện áp pha của đường dây

Sử dụng kẹp nối dây, ống nối dây có bọc cách điện để đảm bảo cho mối nối không bị hở cách điện.

Gia tăng điểm thoát quá điện áp do sét trên đường dây.

-Phải ưu tiên dùng cáp bọc trong khu vực đông dân cư, để có điều kiện thu hẹp hành lang tuyến dây, bảo đảm an toàn điện cho con người.

-Ở những vùng có mật độ sét lớn, vùng ven biển có hơi nước nhiễm mặn nên hạn chế sử dụng dây dẫn bọc cách điện trung áp.

b.Lựa chọn máy biến áp Các hãng sản xuất máy biến áp phổ biến

Trạm biến áp mà thiết bị chiếm chủ yếu giá thành của nó là máy biến áp, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện. Việc lựa chọn đúng vị trí đặt trạm,sơ đồ trạm,số lượng và công suất máy biến áp, lựa chọn đúng đầu phân áp cũng như xác định đúng chế độ vận hành kinh tế trạm biến áp. Ssẽ nâng cao các chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật khi thiết kế,vận hành các hệ thống điện.

+Xác định vị trí đặt các trạm biến áp :

Vị trí tối ưu nhất là đặt các trạm điện kể trên tại trung tâm phụ tải của khu vực mà trạm cần cấp điện.

Số lượng máy biến áp đặt trong một trạm chủ yếu phụ thuộc vào loại hộ tiêu của phụ tải.

  • Trạm cấp điện cho hộ loại 1 cần đặt 2 máy biến áp;
  • Trạm cấp điện cho hộ loại 3 cần đạt 1 máy;
  • Trạm cấp điện cho hộ loại 2 [các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,siêu thị v.v..] thì xác định số lượng máy biến áp như sau:

+ Nếu có đủ số liệu về tổn thất kinh tế do mất điện thì sử dụng công thức [2.3] [Z = [ để quyết định nên đạt 2 máy hay 1 máy biến áp.

+ Hoặc dùng 1 biến áp cộng với máy phát điện điezen dự phòng.

Xác định công suất máy biến áp:

*Với lưới cung cấp điện [U 35kV], chỉ cần tính toán ở chế độ cực đại, theo công suất tính toán xác định được trực tiếp từ phụ tải. Mặt khác, lưới cung cấp điện làm nhiệm vụ cấp điện trực tiếp cho hộ tiêu thụ. Nên cần biết chính xác phụ tải nào quan trọng không được phép cắt điện, phụ tải nào kém quan trọng có thể ngừng cung cấp điện khi sự cố một máy biến áp, để chọn biến áp được hợp lý hơn. Ngoài ra, các biến áp ở lưới cung cấp điện thường dùng hàng nội địa không cần hiệu chỉnh nhiệt độ.

Các hãng sản xuất máy biến áp phổ biến

Sanaky, Thibidi, EMC, EEMC, HBA, Shihlin, AGE, HEM, ABB, SungJin, Atelec, Huyndai, Hyosung.

Xem bảng giá máy biến áp tại đây: Bảng giá máy biến áp

c. Thiết bị đóng cắt ACB, MCCB, contactor

LS, Mitsubishi, Schneider, Hitachi, Shihlin, Huyndai, ABB, Fuji

d.Tủ bù hạ thế bù công suất phản kháng

Chọn công suất biến áp kết hợp với bù cosφ:

Các xí nghiệp công nghiệp nếu có cosφ rất thấp[0,5-0,7],chỉ cần hành một thời gian ngắn [vài tháng ] thì phải bù cosφ theo yêu cầu của điện lực. Nếu không sẽ đóng một lượng tiền điện vô công hàng tháng không hề nhỏ.

Xem lắp tủ bù giảm 448 triệu tiền điện cho xí nghiệp dược phẩm tại đây

Lắp tủ bù giảm 30 triệu tiền điện mỗi tháng tại đây

Nếu như đã chọn biến áp theo phụ tải tính toán chưa bù công suất phản kháng thì công suất máy sẽ lớn hơn nhiều so với công suất máy yêu cầu sau khi bù. Điều đó dẫn tới sử dụng máy kém hiệu quả kinh tế do non tải[làm tăng vốn đầu tư,cosφ thấy,tổn hao không tải lớn].Ngay từ đầu,với sự khẳng định là thế nào cũng sẽ phải bù,ta nên chọn biến áp kết hợp với bù cosφ ngay từ đầu ta sẽ chọn được máy biến áp hợp lý.

Theo kinh nghiệm, nên chọn tủ bù vô công với công suất tủ bù bằng 40% hoặc 50% công suất trạm biến áp là hợp lý.

Tụ bù Nuintek, Iskra, Epcos, Sino, Mikro, Samwha

e.Thiết bị trung thế khác FCO, LBFCO, LA, Recloser, LA, DS, LTD, TU, TI, Tủ RMU

Nulec, Schneider, Copper, Tuấn Ân, Chane, Emic, Atelec, Rockwill

2. Cách tính toán chọn vật tư thiết bị theo trạm biến áp

a. Tính toán chọn cáp trung, hạ thế+Dây dẫn phần trung thế:

* Phía 15[22]kV:

Dây dẫn được chọn theo mật độ dòng kinh tế có kiểm tra dòng điện cho phép của dây dẫn được chọn:

S = I/J [mm2]

Trong đó:

  • S: tiết diện dây [mm2].
  • I: dòng điện định mức [A].
  • Jkt: mật độ dòng kinh tế [A/mm2] được tra trong bảng sau :

Mật độ dòng điện kinh tế

Vật dẫn điệnMật độ dòng điện kinh tế [A/mm2]
Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm [h]
Trên 1000 đến 3000Trên 3000 đến 5000Trên 5000
Thanh và dây trần:

+ Đồng

+ Nhôm

2,5

1,3

2,1

1,1

1,8

1,0

Cấp cách điện giấy, dây bọc cao su, hoặc PVC:

+ Ruột đồng

+ Ruột nhôm

3,0

1,6

2,5

1,4

2,0

1,2

Cáp cách điện cao su hoặc nhựa tổng hợp:

+ Ruột đồng

+ Ruột nhôm

3,5

1,9

3,1

1,7

2,7

1,6

Mật độ dòng kinh tế phụ thuộc vào thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax:

Chọn Tmax = 8 giờ/ngày hay 2920 giờ/năm.

Đối với trạm biến áp 3P 22/0,4kV S kVA có dòng phía sơ cấp là S/1.732*22 A. Ví dụ: với trạm biến áp 3P 22/0,4kV 1500 kVA có dòng phía sơ cấp là 39.36A . Như vậy ta sẽ sử dụng dây pha cáp CXV25mm2 và dây trung tính là dây đồng trần kí hiệu là M25mm2 là phù hợp.

Dây pha: 3CXV-25mm2

Dây trung hòa: M-25mm2

Khu vực nông thôn : Đường trục chính ngắn tiết diện dây dẫn có thể chọn theo mật độ dòng kinh tế. Đường dây dài [do mật độ phụ tải thưa] thì có thể chọn tiết diện dây theo độ sụt áp cho phép dUcp.

Dòng điện trên các đường trục phải được tính chọn sao cho có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải từ 10-15 năm tuỳ theo khu vực thành phố hay nông thôn.

Cách điện

Cách điện đỡ : Sử dụng cách điện chất liệu bằng gốm.

Cách điện treo : Sử dụng cách điện chất liệu bằng thủy tinh, polyme.

Tất cả các xà phải được mạ kẽm nóng. Chiều dày lớp mạ yêu cầu tối thiểu 80mm.

Cột

bê tông ly tâm [BTLT] chủ yếu sử dụng loại 12mét. ở các vị trí có yêu cầu nâng chiều cao có thể sử dụng 14, 16 hoặc 20 mét.

Trụ pylone [cột sắt] được sử dụng tại các giao lộ của các thành phố, thị xã, nơi mà điều kiện néo góc không cho phép và có yêu cầu mỹ quan cao.

Móng cột

Việc lựa chọn móng cột, các đơn vị tư vấn thiết kế phải dựa trên các cơ sở sau:

Yêu cầu chịu lực và sơ đồ cột.

Điều kiện địa chất nền móng.

ĐK địa mạo và mức độ biến động của địa mạo.

Đkiện thi công.

So sánh kinh tế tổng thể [giải pháp cột + móng + xà + sứ + phụ kiện tối ưu nhất].

+Nối đất:

Tất cả các vị trí cột điểm đấu, rẽ nhánh, cột néo, cột lắp đặt thiết bị, cột vượt đường giao chéo, cột đi qua khu vực đông dân cư, đi chung hạ thế.

Điện trở nối đất không được vượt quá giá trị:

+ ở vùng có điện trở suất đến 100Wm : Rnđ < 10 W

+ ở vùng có điện trở suất trên 100 Wm đến 500 Wm: Rnđ < 15W

+ ở vùng có điện trở suất trên 500 Wm đến 1000 Wm: Rnđ < 20W

+ ở vùng có điện trở suất trên 1000 Wm đến 5000 : Rnđ < 30W

+ ở vùng có điện trở suất trên 5000 Wm : Rnđ < 6.10-3r W

Điện trở nối đất tại vị trí lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ Rnđ < 10W khi điện trở suất của đất r < 1000Wm, Rnđ < 15W khi r > 1000Wm.

Nối đất dùng dạng cọc tia hỗn hợp, tất cả các chi tiết nối đất bằng đồng hay sắt mạ kẽm, chiều dài lớp mạ yêu cầu tối thiểu 80mm.

+ Đường dây hạ áp 0,4kV :Dây dẫn

Đường trục hạ áp dùng dây dẫn trần nhôm hoặc đồng cho khu vực ít dân cư hành lang không bị cây cối va quẹt, khách hàng khó câu móc để sử dụng điện ngoài đồng hồ đo đếm điện.

Dây nhôm cho khu vực không bị nhiễm mặn.

Dây đồng cho khu vực ven biển dễ bị nhiễm mặn.

Dùng dây bọc đơn hoặc cáp vặn xoắn cho khu vực đông dân cư, hành lang hẹp hoặc có khả năng bị khách hàng câu móc sử dụng điện ngoài đồng hồ đo đếm điện.

Tiết diện dây dẫn được chọn như phần đường dây trung áp ở trên, đường trục hạ áp có tiết diện tối thiểu:

+ Khu vực thành phố :
  • Dây nhôm S ³ 3×95 + 1×50
  • Dây đồng S ³ 3×70 + 1×50
+ Khu vực nông thôn.
  • Dây nhôm S ³ 3×70 + 1×50
  • Dây đồng S ³ 3×50 + 1×25
Bán kính cấp điện

Khu vực thành phố : Bán kính cấp điện không được vượt quá 600mét. Từ đường trục hạ áp đến công tơ tối đa : 50m.

Khu vực nông thôn : Bán kính cấp điện không được vượt quá 1000mét. Từ đường trục hạ áp đến công tơ tối đa 100mét.

Trong một số trường hợp đặc biệt bán kính cấp điện có thể kéo dài hơn nhưng phải kiểm tra lại độ lệch điện áp để đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép.

  • Số lộ xuất tuyến: Số xuất tuyến 2-3 lộ.
  • Dây dẫn vào đồng hồ đếm điện:

Tiết diện dây dẫn được tính chọn phù hợp với số lượng công tơ trên cơ sở xác định phụ tải

Các dây dẫn vào thùng đồng hồ đếm điện cho một nhóm hộ tiêu thụ và dây dẫn vào từng hộ phải có vỏ bọc kim loại [cáp muyle] để bảo vệ an toàn và chống câu móc trước đồng hồ đếm điện.

Cách điện

Tuỳ theo sơ đồ bố trí dây dẫn trên cột, cách điện hạ áp có thể sử dụng cách điện đứng hoặc cách điện ống chỉ.

Cột

Việc sử dụng cột hạ thế phải dựa trên cơ sở: Yêu cầu chịu lực, yêu cầu thẩm mỹ, điều kiện vận chuyển và điều kiện kinh tế.

Chiều cao cột dùng chủ yếu các loại 8,5m và 10,5m. Loại 10,5m dùng cho những vị trí vượt đường trong các thành phố.

Dùng cột BTLT cho các khu vực :

  • Thành phố, thị xã, thị trấn và các thị tứ.
  • Đường dây đi chung với đường dây trung áp.
  • Dọc theo các đường quốc lộ, tỉnh lộ có yêu cầu mỹ quan cao.

Dùng cột bê tông vuông [chữ H] cho các khu vực.

  • Nông thôn, khu vực miền núi.
  • Các nhánh rẽ vào sâu trong các cụm dân cư.

Tuỳ theo bố trí dây dẫn trên cột mà sử dụng 1 trong các loại sau dây :

Trường hợp dùng cách điện đứng :

+ Xà đỡ chữ nhất cho các cột đỡ có dây dẫn nằm ngang.

+ Xà néo chữ nhất cho các cột néo có dây dẫn nằm ngang.

Trường hợp dùng cách điện ống chỉ : Giá đỡ [RACK] cho các cột có dây dẫn bố trí thẳng đứng.

Các khu vực không bị nhiễm mặn, các xà, gía đỡ được bảo vệ sơn chống rỉ. Các khu vực nhiễm mặn hoặc đường dây kết hợp cao hạ thế các xà , giá đỡ phải được mạ kẽm nhúng nóng, chiều dày lớp mạ yêu cầu tối thiểu 80mm.

Khoảng cách pha

250mm cho dây bọc đơn.

300 mm cho dây trần.

Móng cột và néo cột

Cơ sở chọn móng cột cho đường dây hạ áp áp dụng như quy định đối với đường dây trung áp.

ở những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp bão lụt, khu vực miền núi có địa hình thay đổi nhiều, địa chất không ổn định sử dụng móng hộp.

ở những vùng địa chất ổn định, địa mạo bằng phẳng, nền móng tốt , không bị xói lở khi ngập nước đơn vị tư vấn có thể xem xét việc chôn trực tiếp cột vào đất.

Nối đất

Lưới hạ áp là lưới trực tiếp nối đất và nối đất lặp lại cho dây trung tính.

Các vị trí rẽ nhánh, néo cuối, các vị trí thay đổi tiết diện dây dẫn, các vị trí giao chéo đường giao thông, các vị trí cột có treo đồng hồ đếm điện có vỏ hộp bằng kim loại.

Trung bình 200-250m có một vị trí nối đất lặp lại.

Đối với đường dây hạ áp đi độc lập :

+ Điện trở nối đất Rnđ < 50W đối với các đường dây đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối cao che chắn, đường dây khó có thể bị sét đánh.

+ Điện trở nối đất Rnđ < 30W đối với các đường dây đi qua khu vực trống trải, khu vực chỉ có nhà một tầng và đường dây không được nhà cửa, công trình, cây cối che chắn.

Đối với các đường dây hạ áp đi chung cột đường dây trung áp : Trị số điện trở nối đất vừa phải đảm bảo yêu cầu như đối với đường dây hạ áp đi độc lập, vừa phải đảm bảo yêu cầu đối với đường dây trung áp đi phía trên.

Đối với các vị trí lắp đặt hộp công tơ bằng kim loại phải thực hiện nối đất vỏ hộp, điện trở nối đất yêu cầu Rnđ < 50W.

Các qui định về kỹ thuật đối với các bộ nối đất hạ áp được áp dụng như qui định đối với các bộ nối đất đường dây trung áp.

b. Tính toán chọn máy biến áp

c. Tính toán chọn thiết bị đóng cắt ACB, MCCB, contactor

d.Tính toán chọn tủ bù hạ thế bù công suất phản khánge.Tính toán chọn hiết bị trung thế khác FCO, LBFCO, LA, Recloser, LA, DS, LTD, TU, TI, Tủ RMU

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐIỆN QUANG ANH

QUANG ANH CE CO.,LTD

VP:Lầu 2 Tòa Nhà I2 Building, Số 236/26 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:028 627 24787 Hotline: 0919758191

Email:

Mã số thuế :0316365712

Tiết kiệm năng lượng là đầu tư cho thế hệ tương lai

Video liên quan

Chủ Đề