Trần văn trà là ai

Năm 1954, cả hai vợ chồng Thượng tướng Trần Văn Trà đều tập kết ra Bắc nhưng mỗi người ở một nơi. Thượng tướng Trần Văn Trà nhận nhiệm vụ công tác ở Hà Nội, bà Lê Thị Thoa công tác trong Thanh Hóa. Chẳng bao lâu sau thì ông đi B theo nhiệm vụ phân công của cách mạng. Những người con của ông bà lần lượt ra đời từ năm 1955 đến năm 1967 đều do một tay bà chăm sóc.

Gần 15 năm qua, căn nhà của Thượng tướng Trần Văn Trà đã vắng bóng ông. Tuy lấy nhau được 42 năm, nhưng tính ra, vợ chồng Thượng tướng Trần Văn Trà chỉ sống với nhau được 18 năm cho đến ngày Thượng tướng mất năm 1996. Với bà Lê Thị Thoa, đó là điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời bà, khi bà không thể ở gần ông, chăm sóc, chia sẻ với ông những năm tháng ngọt bùi cuối đời.Ông không còn nữa, nhưng di nguyện của ông trước khi ra đi, mong muốn của ông được giúp đỡ những đồng đội khó khăn đã được vợ và các con ông tìm mọi cách hoàn thành.

2 lần đám cưới của Thượng tướng Trần Văn Trà

Cố Thượng tướng Trần Văn Trà tên thật là Nguyễn Chấn, sinh năm 1919, tại xã Long Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Vùng quê Sơn Tịnh nơi ông sinh ra tuy nghèo nhưng lúc nào cũng giàu truyền thống yêu nước, đây cũng là nơi đã sinh ra nhiều anh hùng và nhiều tướng lĩnh quân đội nổi tiếng của Việt Nam trong chiến tranh và trong hòa bình.

Cha mẹ Thượng tướng Trần Văn Trà không có ruộng đất, cha ông làm thợ xây, mẹ ông buôn thúng bán mưng kiếm tiền nuôi con nhưng lúc nào cũng quyết tâm cho con cái học hành nên người. Cha ông cũng là một người yêu cách mạng, từng tham gia phong trào 1930 - 1931. Thừa hưởng tình yêu nước và tinh thần cách mạng của cha, nên người thanh niên trẻ Nguyễn Chấn cũng sớm tham gia phong trào cách mạng ngay từ khi còn là học sinh.

Sau này, khi trở thành một cán bộ cách mạng có uy tín và năng lực rồi trở thành một vị Tướng tài năng của đất nước, Thượng tướng Trần Văn Trà đã lập nhiều công lao lớn. Chính ông là người đã trăn trở về việc mở con đường mòn Hồ Chí Minh năm 1959 và đề xuất ý tưởng này với các lãnh đạo cấp trên. Nhờ đó, con đường quân sự bất tử của dân tộc đã ra đời trên dãy Trường Sơn huyền thoại, đi vào lịch sử dân tộc như một minh chứng hùng hồn cho sự bất lực của đế quốc Mỹ trước sự kiên cường của người dân Việt Nam.

Cố Thượng tướng Trần Văn Trà và phu nhân.


Mải mê với chinh chiến trận mạc, nên đến tận những năm tháng về hưu, Thượng tướng Trần Văn Trà mới có thời gian sống bên cạnh vợ con, vui hưởng cuộc sống yên bình với gia đình. Điều khiến ông luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc là ông luôn có một hậu phương vững chắc, một người vợ hiền đảm tần tảo nuôi con, chăm sóc gia đình, giúp ông yên lòng thực hiện nhiệm vụ lớn của mình với đất nước.

Bà Lê Thị Thoa, phu nhân của cố Thượng tướng Trần Văn Trà là con gái của một gia đình trí thức yêu nước. Cha bà là luật sư Lê Đình Chi, mẹ bà là bà Lê Thị Tường Lân. Là người yêu nước, yêu cách mạng, cha bà - luật sư Lê Đình Chi, một trí thức lớn thời ấy đã dám từ bỏ cuộc sống giàu sang, sung sướng và con đường sự nghiệp thênh thang để đi theo kháng chiến, từng giữ chức Giám đốc Nha Quân pháp Nam Bộ. Nhưng chiến tranh nghiệt ngã và khốc liệt đã khiến cụ hi sinh trong một trận càn của Pháp tại Đồng Tháp Mười. Một trong những người con của cụ cũng hi sinh.

Lúc đó Thượng tướng Trần Văn Trà mới từ Việt Bắc trở về. Xúc động trước sự hi sinh và nỗi đau mất mát của gia đình cụ Lê Đình Chi, Thượng tướng Trần Văn Trà đã đến chia buồn. Đó cũng là lần đầu tiên ông gặp bà Lê Thị Thoa, cô con gái đầu lòng của liệt sỹ - luật sư Lê Đình Chi. Khi đó Thượng tướng Trần Văn Trà đã 30 tuổi, bà Lê Thị Thoa mới 15 tuổi. Ấn tượng đầu tiên của cô bé Lê Thị Thoa khi ấy về Trần Văn Trà là ông "đẹp trai, giọng nói sang sảng và rất có uy". Nhưng cuộc gặp đầu tiên đó, cả hai đều không biết đó là cuộc gặp định mệnh, giúp họ tìm được người bạn đời của mình.

Bẵng đi vài năm sau đó, Trần Văn Trà vẫn lao mình vào những phong trào cách mạng mà quên đi hạnh phúc cá nhân. Khi ấy bà Lê Thị Thoa chuyển xuống rừng U Minh học ngành Y và trở thành y tá trong một trạm y tế. Được nhiều cán bộ ở đó để mắt tới, nhưng bà chưa hề yêu ai. Đồng chí Lê Đức Thọ thấy thế đã tác hợp cho bà và Thượng tướng Trần Văn Trà.

Đồng chí Lê Đức Thọ không ngờ rằng, cả hai đã biết nhau trước đó vài năm. Tình yêu giữa họ nhanh chóng nảy nở và đơm hoa bằng một đám cưới. Khi ấy Trần Văn Trà đang làm nhiệm vụ ở miền Đông. Theo kế hoạch, chú rể sẽ đi từ miền Đông về miền Tây để gặp cô dâu và tổ chức đám cưới. Nhưng đang trên đường đi thì ông bị gọi giật lại tham gia một trận đánh. Lễ cưới dở dang chưa thành và phải mãi đến 2 năm sau, vào ngày mùng 1 Tết năm 1954, đám cưới của ông bà mới được diễn ra vẹn toàn.

Do Trần Văn Trà quá bận rộn với công việc chiến trận, nên lần này, để đảm bảo cho đám cưới, cô dâu được tổ chức giao nhiệm vụ đi ngược về nơi đóng quân của chú rể. Đến bây giờ, bà Lê Thị Thoa vẫn nhớ về những món quà cưới mà bà được đồng chí đồng đội của hai vợ chồng tặng khi ấy: Đồng chí Phạm Hùng tặng 1 lạng đường, đồng chí Vũ Khắc Bồng tặng một bánh xà bông. Đó là những món quà rất quý thời đó giữa cảnh khó khăn, thiếu thốn của chiến khu.

Ngày đó, khi gả con gái cho Trần Văn Trà, mẹ bà Lê Thị Thoa là cụ Tường Lân đã rơi nước mắt vì thương con. Chính cụ là người đã tìm mọi cách tác hợp cho mối lương duyên ấy và vô cùng hạnh phúc, hài lòng vì có một người con rể giỏi giang như Trần Văn Trà. Nhưng thời đó cuộc sống ở miền Đông nghèo khó, quanh năm phải ăn củ mì thay cơm. Là một người mẹ, cụ không tránh khỏi sự lo lắng cho con gái, con rể của mình.

Di nguyện của vị Tướng đức độ và tài danh

Năm 1954, cả hai vợ chồng Thượng tướng Trần Văn Trà đều tập kết ra Bắc nhưng mỗi người ở một nơi. Thượng tướng Trần Văn Trà nhận nhiệm vụ công tác ở Hà Nội, bà Lê Thị Thoa công tác trong Thanh Hóa. Chẳng bao lâu sau thì ông đi B theo nhiệm vụ phân công của cách mạng. Những người con của ông bà lần lượt ra đời từ năm 1955 đến năm 1967 đều do một tay bà chăm sóc. Nhưng bà vẫn cố gắng không ngừng trau dồi việc học của mình và lấy bằng Phó Tiến sĩ ở Nga. Sau này, bà làm Phó Giám đốc Viện Pasteur [TP HCM] cho đến lúc nghỉ hưu.

Bà kể, dù nuôi con vất vả, nhưng chính tấm gương hi sinh của người cha là liệt sỹ và người mẹ là Mẹ Việt Nam Anh hùng, cùng với niềm tự hào về người chồng giỏi giang Trần Văn Trà đã luôn thôi thúc bà không ngừng hoàn thiện mình để xứng đáng với những người thân yêu quanh mình.

Sinh thời, điều Thượng tướng Trần Văn Trà vô cùng trăn trở là còn quá nhiều người lính trở về từ chiến trường cuộc sống còn vất vả khó khăn, quá nhiều người mẹ, người cha có công với cách mạng, hi sinh những đứa con của mình cho đất nước cuộc sống vẫn còn cơ cực. Những năm tháng về hưu, ông thường đi nhiều nơi, vận động nhiều nguồn tài trợ để lấy tiền xây nhà tình nghĩa cho những người có công với cách mạng mà hoàn cảnh còn thiệt thòi.

Trong những bữa cơm hằng ngày, câu chuyện mà ông thường kể cho vợ và những người con của mình nghe là những câu chuyện cảm động về chiến tranh, những kỉ niệm không thể nào quên của ông về những người đồng chí, đồng đội, hay chuyện về những người lính trở về từ chiến trận đang phải vật lộn với miếng cơm manh áo. Một người tiểu đội trưởng dũng cảm năm xưa giờ phải chạy ăn từng ngày trong căn nhà dột nát, một người mẹ liệt sỹ sống già yếu cô đơn, tất cả đều khiến Thượng tướng Trần Văn Trà day dứt, trăn trở, và ông đã truyền cái sự trăn trở đó cho vợ mình và những người con của mình.

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông đã cầm tay vợ con dặn dò: "Nếu sau này các con có làm được kinh tế khá lên thì hãy giúp những gia đình có công với cách mạng, giúp được phần nào hay phần đó".

3 người con của Thượng tướng Trần Văn Trà nay đều đã thành đạt, một người là Thạc sĩ, một người là Tiến sĩ, một người là doanh nhân thành đạt. Nhớ lời di nguyện mà cha để lại, nên ngay khi kinh tế bắt đầu lớn mạnh, có của ăn của để, các con của ông đã cùng chung sức đóng góp để xây nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với cách mạng.

Tính từ năm 2004 đến giờ, gia đình ông đã xây được gần 200 căn nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng. Con trai út của ông bà là doanh nhân Nguyễn Việt Chi kể rằng, có lần khi bàn giao căn nhà cho một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, khi anh kể về ý nguyện của Thượng tướng trước lúc mất, nhiều cựu chiến binh đã ứa nước mắt vì xúc động trước tấm lòng cao cả của ông.

Lấy nhau được 42 năm thì Thượng tướng Trần Văn Trà mất, nên thời gian ông bà chính thức được ở với nhau chỉ có 18 năm. Chồng mải mê bôn ba nơi chiến trận, nên chỉ một mình bà Lê Thị Thoa tần tảo nuôi con, nhưng bà luôn cảm thấy tự hào vì đã được làm vợ ông, một vị tướng oai phong ngoài mặt trận nhưng khi trở về nhà lại vô cùng dịu dàng với vợ con.

Lấy nhau suốt nhiều năm trời, nhưng những năm tháng bà có ông trọn vẹn nhất là khi ông về hưu, vui thú điền viên, cùng bà chăm sóc con cháu, đọc sách và tập thể dục mỗi ngày. Những lúc ông bệnh tật, bà lại là người ở bên chăm sóc ông, bón cho ông từng miếng cháo, ép ông uống từng viên thuốc. Ngày ông mất, gia đình, bạn bè, đồng đội và những người dân đã nghẹn ngào đưa tiễn ông trong nuối tiếc.

14 năm qua, bà Thoa vẫn tự hào về người bạn đời của mình và biết ơn cách mạng, vì chính cách mạng, chính những người đồng chí, đồng đội đã giúp ông bà nên duyên vợ chồng, giúp bà được chia sẻ trọn cuộc đời với một vị Tướng tài danh nhưng đầy lòng nhân ái

Châu Bình - Bài đăng trên Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu số 34

Đại tướng Phạm Văn Trà từng có một “tuổi thơ dữ dội”. Trong một trận càn năm 1952, cha ông bị Tây bắn gãy chân, chú ông bị bắn chết. Một năm sau, trong trận càn tiếp theo, giặc xông vào nhà, cha ông bị gẫy chân không chạy được, bị chúng xả súng bắn chết tại chỗ. Đang cùng du kích chống càn, ông chạy về đau đớn bế người cha còn ấm nóng trên tay, nuốt nước mắt hứa với cha sẽ vào bộ đội, trả thù nhà, nợ nước. Chính vì thế, mới 17 tuổi, lại “thấp bé nhẹ cân”, ông vẫn khai thêm tuổi, bỏ đá vào quần để xin nhập ngũ. Trong chiến đấu, là người gan dạ, dũng cảm, mưu trí, ông thường xuyên được giao đảm nhiệm vị trí nguy hiểm nhất là ôm bộc phá đánh hàng rào và lô cốt đầu cầu...

Đại tướng Phạm Văn Trà nổi tiếng là vị tướng dạn dày trận mạc, gan góc, thông minh với những trận đánh bất ngờ, táo bạo đã làm kẻ thù khiếp sợ. Hơn nửa thế kỷ chinh chiến, ông đã trải qua mọi thang bậc, vị trí của người lính, từ những cấp bậc như chiến sĩ liên lạc, tổ trưởng 3 người cho đến cán bộ cấp sư đoàn, quân khu, rồi Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu sử về ông được Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam khái quát, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 1964-1975 chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ, ông từng giữ các chức vụ từ Tham mưu trưởng Tiểu đoàn đến Trung đoàn trưởng. Từ tháng 12-1975 đến 1977, ông lần lượt giữ các chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 4 rồi Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 330, Quân khu 9. Đến tháng 8-1980, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330, tham chiến tại Campuchia. Tháng 3-1983, ông đảm nhiệm chức Phó Tư lệnh Mặt trận 979. Từ năm 1985-1988, ông giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 9. Tháng 6-1988, ông được điều về giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 3. Từ 1989-1993, ông là Tư lệnh Quân khu 3. Tháng 12-1993, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam [QĐND VN]. Từ tháng 12-1995, ông là Tổng tham mưu trưởng,Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đến tháng 12-1997, ông được phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay tướng Đoàn Khuê nghỉ hưu.

Ông là một người cộng sản kiên trung, một vị tướng tài năng, luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tuyệt đối trung thành và đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Tài thao lược của ông đã được bộc lộ từ những trận chiến đấu “vỡ lòng” trên quê hương Kinh Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến những năm tháng bám trụ ở chiến trường miền Tây Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếp đó là gần 10 năm cùng lực lượng vũ trang Quân khu 9 làm nghĩa vụ quốc tế trên đất nước Chùa Tháp, góp phần giải cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt vong Khmer Đỏ...

Với những công lao và thành tích xuất sắc đó, ông được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam [1976]; Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công [hạng Nhì, hạng Ba]...

ĐOÀN TRUNG [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề