Đẻ thường bao lâu thì đi tiểu được

Bí tiểu ở người mẹ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là khi sinh ngả âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện chứng mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám. 

Bí tiểu sau sinh [BTSS] tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Tần suất mắc bệnh khoảng 13,5%. Cần hiểu rõ tình trạng bệnh cảnh BTSS để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực giúp cho người mẹ giải phóng được những điều khó chịu.  

 Người mẹ sau sinh nên vận động sớm, uống nhiều nước... để tránh bí tiểu

Nguyên nhân 

Trong chuyển dạ sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn   để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng, sau sinh phải may lại chỗ cắt chỗ may sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. 

Biểu hiện lâm sàng 

Sau sinh khoảng 3 - 4 giờ trở đi, người mẹ có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ. Nhưng kết quả người mẹ cũng không tự đi tiểu được. Cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu. 

Biện pháp điều trị 

Cần giải quyết tình trạng BTSS với bốn nguyên tắc sau: tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường. 

Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu bằng cách đặt sonde tiểu lưu, tháo kẹp mỗi 4 giờ một lần, khi tháo nước tiểu, người mẹ tự rặn tiểu qua sonde. Kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Thời gian đặt sonde tiểu lưu kéo dài 3 - 4 ngày. Thuốc dùng kháng sinh phổ rộng như cephalexin, doncef, augmentin, dùng bằng đường uống, dùng liên tục trung bình 7 ngày. Thuốc chống phù nề alphachymotrypsin, buscopan… 

Thuốc dùng hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 - 5 ngày. Ngoài ra kết hợp các thuốc   vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe. 

Cách phòng tránh 

Khuyến khích người mẹ sau sinh vận động sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Uống nhiều nước, không nên nín tiểu, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước rửa vệ sinh phụ khoa như gynofar, lactacyd FH. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đu 

BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận
Theo Sức khỏe & đời sống

khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

Bí tiểu sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ngày đăng 19/03/2020 | 10:37 |Lượt xem: 12373

Bí tiểu sau sinh là tình trạng rối loạn đường tiểu, mất khả năng làm rỗng bàng quang khi đầy, xảy ra sau sinh thường, sinh có hỗ trợ hoặc sinh mổ, có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh mắc phải tình trạng này.

TIN LIÊN QUAN

Bí tiểu sau khi sinh là một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt đối với bà mẹ khi sinh ngả âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện triệu chứng là mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám.Bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến bà mẹ, gây ra nhiều khó chịu về vận động và cảm giác.

Biểu hiện trên lâm sàng là sau khi sinh khoảng 3 - 4 giờ trở đi, người mẹ có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ. Nhưng kết quả người mẹ cũng không tự đi tiểu được, và cảm giác căng tức, khó chịu ngày càng tăng.

Nguyên nhân gây bí tiểu sau sinh

Trong chuyển dạ khi sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang.

Trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh mônđể giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt, chỗ khâu sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau.

Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu.

Tổn thương thần kinh chậu trong quá trình sinh sinh.

Gây tê ngoài màng cứng có thể làm giảm cảm giác bụng dưới tới 8 giờ, từ đó ảnh hưởng tạm thời đến bàng quang.

Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh chứng bí tiểu sau khi sinh, các bà mẹ cần lưu ý:

  • Vận động sớm sau sinh.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nên nín tiểu do đau sau đẻ. Khuyến khích người mẹ tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn.
  • Tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên.
  • Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước rửa vệ sinh phụ khoa.
  • Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ.
  • Tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh.

Bí tiểu sau sinhlà một biến chứng thường gặp, không gây nguy hại cho bà mẹ. Tuy nhiên nó gây nên cảm giác đau tức và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới bà mẹ sau sinh. Do đó, để phòng ngừa chứng bí tiểu sau sinh, bà mẹ cần vận động sớm, uống nhiều nước, không nhịn tiểu, tập ngồi tiểu theo tư thế tự nhiên và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh. Khi thấy có dấu hiệu bất thường sau sinh cần báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Đỗ Hương

ad syt ad

Các tin khác

  • Lưu ý những biểu hiện của bệnh Ung thu vú ở phụ nữ
  • Sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ đúng cách và cấp cứu càng sớm thì bệnh nhân đột quỵ càng có khả năng hồi phục cao
  • Người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • Bệnh tay chân miệng- những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
  • Tránh tiếp xúc gần với người nghi ngờ nhiễm Adenovirus

VĂN BẢN MỚI

  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc [ADR] tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 128/QĐ-SYT ngày 19/1/2022 thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A
  • 226/SYT-QLHNYDTN Kế hoạch đánh giá duy trì đáp ứng cơ sở kinh doanh dược năm 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa [Mới]

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Liên kết Website

Chọn liên kết

Thống kê truy cập

Đang online: 824

Lượt truy cập trong tuần: 55995

Lượt truy cập trong tháng: 299201

Lượt truy cập trong năm: 4673866

Tổng số truy cập: 32469138

Video liên quan

Chủ Đề