Trang trại nuôi chó thịt ở Trung Quốc

"Nuôi heo, gà, vịt... thì mau lớn, sinh lời nhanh. Còn nuôi chó thì chậm lớn, khó hoàn được vốn, bán chỉ có lỗ 100%. Nếu có lợi nhuận thì người ta làm hàng trăm năm trước rồi".
>> Trộm chó dọa xẻo tai người truy đuổi

Đó là chia sẻ của độc giả Trần Nam, sau bài báo 'Xây trang trại nuôi chó thịt để dẹp nạn cẩu tặc' của tác giả Đ.Nghĩa. Bài viết này nói về việc xây dựng những trang trại nuôi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con chó theo mô hình trang trại như nuôi gà, nuôi lợn để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.

Ngay khi đăng tải, bài viết trên đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc VnEpress.net. Nhiều người cho rằng đây là biện pháp khá hay để dẹp nạn "cẩu tặc", nhưng tính khả thi là rất thấp.

"Chó không mau lớn như heo, bò, gà, vịt..., nhiều khi nuôi để thịt thì chi phí lại rất cao, chúng cũng hay cắn nhau, nên chuồng trại cũng khó làm. Tôi đi xem trại nuôi chó đua ở Bà Rịa, tiêu chuẩn cho chó cao lắm, tất nhiên đó là loại chó đua đặc biệt nên tiêu chuẩn khác".

"Để kinh doanh được mô hình này thì chúng ta cần phải tìm loại giống chó nào cho thịt nhiều mà mau lớn nữa. Không phải đơn giản đâu. Chắc cũng có người nghiên cứu rồi mà không thực hiện nổi" - bạn đọc có nickname TCT nói.

"Tôi thấy bên Trung Quốc, Hàn Quốc người ta cũng nuôi công nghiệp như thế để cung cấp ra thị trường, quan trọng là phải làm ở nơi không gây phiền hà đến người khác vì tiếng chó sủa rất vang và cũng nguy hiểm khi để chúng sổng ra ngoài. Chỉ cần chúng ta tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ là được. Như vậy tình trạng mất chó nuôi cũng giảm bởi vì có nguồn cung. Từ đó nạn "trộm chó" cũng sẽ giảm đi", độc giả Phuong Khanh chia sẻ.

"Đúng đấy, khi được nuôi với quy mô công nghiệp thì chó sẽ rẻ đi, mà rẻ đi thì giá thấp, giá thấp không bõ công đi ăn trộm nữa", bạn đọc Đức Hải nói.

"Nhưng tôi thấy tính khả thi của việc mở trang trại nuôi chó thịt là rất thấp. Các loại gia súc gia cầm khác nuôi công nghiệp thì khả thi vì số lượng chúng nhiều và khối lượng thịt của nó cũng lớn. Một trang trại nuôi chó cỡ ngàn con thì với nhu cầu người dân ta chỉ vài ngày là hết sạch. Mà nuôi được một con chó lớn để làm thịt thì hơi bị lâu".

"Dó đó, muốn mở trang trại nuôi chó thịt chúng ta cần phải có giống chó siêu nạc, siêu tăng trọng thì mới khả thi các bạn ạ... Tôi cũng đã nghiên cứu nuôi chó, nhưng chó cưng thì kinh tế, chó thịt chắc phá sản", bạn đọc Navy Nguyễn bày tỏ.

Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng "vấn đề dẹp nạn trộm chó không đơn thuần chuyện bọn " cẩu tặc" bắt chó chỉ để bán cho các lò giết thịt, mà còn là giá trị của một con chó. Một con chó bán ra giá thường rất cao, nhất là các loại chó cảnh".

"Chó cảnh có những con bé tẹo có được bao nhiêu thịt đâu? Nhìn chung mục đích trộm chó không dừng lại ở việc giết mổ mà còn nhằm đến những lợi nhuận khác từ việc buôn chó, chuộc chó. Dù có xây trang trại đi chăng nữa cũng chỉ chấm dứt việc bắt chó đem bán giết thịt chứ không chấm dứt hoàn toàn được nạn " cẩu tặc", độc giả Nguyễn Phương kết luận.

>> Xem thêm: Nhà tôi bị cướp 4 con chó

Trần Hưng tổng hợp

Chia sẻ những bài viết về vấn nạn trộm chó của bạn tại đây.

Hàn Quốc là một trong số những nước có tập quán ăn thịt chó ở châu Á.

Những chú chó bị nuôi nhốt trong lồng chờ đến ngày được đưa vào lò mổ. [Ảnh: Mirror]

Trong bối cảnh Thế vận hội mùa đông 2018 sắp được tổ chức ở Hàn Quốc, một lần nữa cộng đồng yêu động vật trên thế giới lại đưa vấn đề ăn thịt chó của đất nước này lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có các trang trại chuyên nuôi chó để lấy thịt. Mirror gọi những trang trại chó này địa ngục trần gian nơi chứa hơn 2,5 triệu con chó đến từ 17 nghìn trang trại trên khắp cả nước.

Mặc dù ngành công nghiệp thịt chó tàn ác được coi là một điều cấm kị đối với quốc gia luôn tự hào là một cường quốc công nghệ, nước chủ nhà của Olympic mùa đông 2018.

Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới được biết tới có những trang trại nuôi chó thường xuyên và chuyên nghiệp để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ thịt chó của người dân.

Tờ Mirror cũng tiết lộ con số khủng khiếp về giá trị thực tế của thị trường thịt chó Hàn Quốc.

Ngành công nghiệp gây tranh cãi này trị giá tới gần 200 triệu bảng Anh [khoảng 253,7 tỉ USD] và cung cấp nguồn hàng cho hơn 10.000 nghìn nhà hàng cấp phép và chưa được cấp phép trong lãnh thổ Hàn Quốc.

Nhiều người không biết rằng, Hàn Quốc có cả một nền công nghiệp chuyên nuôi chó để lấy thịt. [Video: Mirror]

Phóng viên tờ Mirror đã chứng kiến cảnh hơn 200 con vật tội nghiệp bị nhốt trong điều diện bẩn thị tại một trong trại ở tỉnh Gangwon, cách thủ đô Seoul khoảng 180km về phía đông.

Hình ảnh mà phóng viên chụp được cho thấy đủ giống chó khác nhau được đưa đi để làm thịt với một vài quy ước. Những người nông dân thường nuôi các giống cho to, lai, lông sáng màu được gọi là Jindo.

Giống chó được nuôi để lấy thịt thường được gọi là Jindo

Tuy nhiên hầu hết các giống chó đều có thể nuôi lấy thịt bao gồm cả Labradors, Béc-giê, Husky thậm chí cả Chihuahua.

Những con chó hoang hoặc bị bắt trộm trên đường được nhốt trong những chiếc lồng nhỏ và đưa ra chợ bán.

Wendy Higgins, đại diện Hiệp hội nhân đạo quốc tế miêu tả phương pháp nuôi chó bằng một từ kinh khủng: "Hầu hết các con vật hết ngày này đến này khác với bốn chân luôn trong tư thế dang rộng để đi trên những thanh sắt của lồng nhốt, một số phải dựa vào bát đựng thức ăn để ngủ vì đó là mặt cứng duy nhất trong lồng có thể cho chúng chỗ nghỉ ngơi."

"Chó có những vết loét do áp lực đứng quá lâu là chuyện thường thấy. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể thấy nhiều chú chó có vết thương ở chân khi chúng cố nằm bên trong chiếc lồng. Chúng vẫn phải ăn trong mùi hôi thối và khai nồng của phân cộng với nước tiểu."

Chó nuôi lấy thịt thường có vết thương ở chân. [Ảnh: Mirror]

Những trang trại này có nơi nuôi tới 1000 con chó, một số khác ít hơn thì nuôi tầm 50 con để cung cấp nguồn thị cho hàng nghìn quán ăn.

Ước tính khoảng 30 triệu con chó đã bị giết phục vụ như cầu ăn uống của con người mỗi năm trên khắp châu Á, trong đó bao gồm các quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia.

Ở Hàn Quốc, lượng tiêu thụ chó thường cao vào những tháng mùa hè trong dịp lễ hội ăn thịt chó với tên gọi “Bok-nal”.

Quan trọng nhất trong kỳ lễ hội này là 3 ngày nóng nhất của mùa hè trong tháng 7 và tháng 8 dựa theo âm lịch. Trong dịp này món súp thịt chó cay bosintang được phục vụ nhiều nhà hàng.

Những người ăn thịt chó tin rằng món ăn này sẽ tăng sức chịu đựng và bổ thận tráng dương trong mùa hè.

Là tổ chức đi đầu trong việc vận động chấm dứt buôn bán chó lấy thịt, Tổ chức nhân quyền quốc tế đang thuyết phục người nông dân từ bỏ hoạt động nuôi chó. Thay vào đó, các chuyên gia của tổ chức sẽ đào tạo các kỹ năng nông nghiệp mới chẳng hạn như việc xây dựng các trang trại trồng việt quất và ớt.

Các bác sĩ thú y và chuyên gia y tế động vật sẽ tiêm chủng cho chó được giải thoát từ lò mổ và kiểm tra các loại bệnh truyền nhiễm để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế và an toàn để được nhận nuôi.

Trang Mirror đưa tin, đây là lần đầu tiên, những chú chó được định sẵn số phận trên bàn ăn đã được cứu sống và đưa sang các nước phương Tây để có một cuộc đời mới. Phần lớn số chó sẽ được gửi tới Mỹ và Canada để tìm chủ mới trong số đó có 6 con sẽ tới Anh.

Mọi giống chó đề chó thể bị đem ra để làm thịt. [Ảnh: Mirror]

Bà Seung-hwan, một người nông dân đã quyết định dừng hoạt động nuôi chó của mình sau hơn 20 trong nghề cho biết sau khi đã bán hàng nghìn con chó tới lò mổ bà quyết định từ bỏ công việc này và cho hơn 200 con chó trong trang trại đi tìm chủ nhận nuôi mới. Đứa con nhỏ của bà có nhận nuôi một chú chó Chihuahua đã cầu xin bà trong suốt nhiều tháng trời để đắt đầu một cuộc sống mới.

Đây là minh chứng điển hình cho sự khác biệt về suy nghĩ giữa các thế hệ ở Hàn Quốc, còn quan điểm của bà Seung-hwan vẫn không thay đổi: có những con chó là bạn đồng hành của con người và được nhận nuôi trong nhà, còn những con khác thì được nuôi lấy thịt và bán để kiếm tiền.

Phóng viên Mirror nói chuyện với chủ một trang trại nuôi chó, đằng sau bà là những lồng nuôi chó rất lớn. [Ảnh: Mirror]

Hơn một năm nữa tôi, cách không xa trang trại nuôi chó này, hàng ngàn người sẽ tới để tham dự Olympic mùa đông 2018 tại thành phố Pyeongchang.

Hàn Quốc một lần nữa trở thành nước chủ nhà của thế vân hội sau hơn 3 thập kỷ. Trong kỳ Olympic mùa hè năm 1988, buôn bán thịt chó đã bị cấm tạm thời ở Seoul.

Nhưng chỉ trong vài tuần sau đó, thị trường thương mại đen tối này đã danh chóng quay trở lại và hoạt động bình thường khi sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng thế giới biến mất.

Tuy nhiên, với suy nghĩ khác biệt của thế hệ trẻ hiện nay về việc bảo vệ động vật, Tổ chức nhân quyền quốc thế hy vọng sự thay đổi thực sự không còn xa.

Theo Tin Nhanh

Video liên quan

Chủ Đề