Trẻ 3 tháng tuổi lười bú bình phải làm sao

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bé 3 tháng lười bú khiến các bà mẹ vô cùng đau đầu vì ở khoảng thời gian này bé vẫn chưa ăn được. Sữa là nguồn thực phẩm duy nhất của bé nên nếu không chịu bú mẹ, bé sẽ dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau.

Vậy tại sao bé lại lười bú? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách để khắc phục nhanh chóng vấn đề này. 

Nguyên nhân hàng đầu khiến bé 3 tháng lười bú

Không phải tự nhiên mà trẻ lại trở nên lười bú. Việc khiến mẹ và bé gặp phải trường hợp đau đầu này thường đến từ hai nhóm nguyên nhân chính đó là nhóm nguyên nhân đến từ mẹ và nhóm nguyên nhân đến từ bé.

Nguyên nhân đến từ mẹ có thể là do mùi vị sữa thay đổi, còn nguyên nhân đến từ bé có thể là do bé bị bệnh, do thay đổi thời tiết, do hệ tiêu hóa kém,....

Mùi vị sữa mẹ thay đổi

Việc thay đổi mùi vị trong sữa mẹ có thể đến từ chế độ ăn uống của mẹ. Vào tháng thứ 3, một số bà mẹ bắt đầu ra khỏi chế độ “ở cữ”.

Lúc này, một số mẹ không còn ăn uống giống như lúc mới sinh bé nữa mà quay lại chế độ ăn uống bình thường hoặc bước vào chế độ ăn khác để ép cân,...

Một số bà mẹ thì quay lại với công việc, không còn nhiều thời gian để chăm chút ăn uống nữa. Tất cả những sự thay đổi về ăn uống đó có thể chính là nguyên nhân khiến cho mùi vị của sữa mẹ thay đổi làm cho trẻ trở nên biếng bú vì không quen mùi vị.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu trong thời gian bé đang bị bệnh phải dùng thuốc mà xảy ra tình trạng biếng bú thì đây chính là nguyên do. Một số loại thuốc có tác dụng phụ khiến bé 3 tháng lười bú.

Các mẹ nên nhớ, tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp xác định được nguyên nhân bé lười bú là do thuốc thì nên dừng thuốc và đưa bé đi bệnh viện ngay. 

Hệ tiêu hóa của bé kém

Mẹ nên chú ý đến sinh hoạt bình thường và thói quen của bé. Khi bé 3 tháng lười bú và gặp những triệu chứng như đau bụng, hay nôn, tiêu chảy, táo bón,... thì chắc chắn là bé đang gặp các vấn đề về tiêu hóa nên gây ra biếng bú.

Nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi Candida Albicans gây nên tình trạng biếng bú ở trẻ. Khi bị bệnh này, lưỡi bé sẽ có các biểu hiện như xuất hiện lớp màng trắng, những vết loét nhỏ,... nơi đó chính là môi trường để cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Khi bị nấm, lưỡi bé sẽ bị mất vị giác, đau đớn và không muốn bú mẹ nữa. 

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Cách khắc phục nhanh chóng khi bé 3 tháng lười bú

Không nên để tình trạng bé lười bú kéo dài bởi điều này sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi, không tăng cân, trở nên còi cọc, suy dinh dưỡng.

Cho nên, một khi đã biết rõ nguyên nhân khiến bé đang mạnh khỏe bỗng dưng lười bú thì mẹ phải ngay lập tức tìm cách khắc phục thật nhanh để đưa bé về nhịp sinh hoạt như bình thường.

Đối với nguyên nhân đến từ mẹ

Nếu nguyên nhân khiến bé 3 tháng lười bú đến từ mẹ thì mẹ phải lập tức thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ nên hạn chế những loại thức ăn có nhiều gia vị, có mùi tanh nồng như ớt, hạt tiêu, tỏi, cá sống.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hạn chế uống cà phê, trà nói riêng các chất kích thích nói chung. Lý do phải hạn chế là bởi vì những loại thực phẩm này gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và mùi vị của sữa khiến bé trở nên lười bú. 

Đối với nguyên nhân đến từ bé

Nếu đã xác định được nguyên nhân của việc trẻ bú kém là đến từ việc bé bị bệnh, cơ thể yếu ớt, có vấn đề về hệ tiêu hóa,... thì phải ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ giúp mẹ tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho bé. 

Phải làm sao để bé thích bú mẹ hơn?

Đầu tiên, để bé 3 tháng lười bú trở nên thích bú mẹ hơn thì mẹ phải thay đổi chế độ ăn để sữa có nhiều dưỡng chất, thơm ngon hơn. Mẹ nên ăn nhiều hoa quả, và uống nhiều nước, đa dạng các loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất trong bữa ăn để chất lượng sữa tốt hơn. 

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thứ hai, luôn giữ cho bé mát mẻ, tránh việc quấn bé trong nhiều lớp vải bởi vì khi bé quá nóng thì sẽ bị giảm hứng thú với việc bú mẹ.

Thứ ba, mẹ nên tìm ra tư thế thích hợp khi cho bé bú sữa để điều tiết tốt nhất lượng sữa chảy ra. Nếu mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế cho con bú nằm. Bởi vì lượng sữa ra nhiều có thể khiến bé bị ngạt và ngược lại, nếu mẹ ít sữa mà cho con bú ngồi thì bé sẽ không bú được sữa. 

Việc bé lười bú là tình trạng thường xảy ra, hầu như bà mẹ nào cũng ít nhất một lần rơi vào tình huống này và mỗi bà mẹ lại có một câu chuyện riêng, nguyên nhân riêng.

Nhưng nhìn chung, việc khắc phục khi bé 3 tháng lười bú cũng không khó, chỉ cần mẹ dành thời gian để tâm và chú ý đến nhịp sinh hoạt, thói quen của bé cũng như của chính bản thân mình là có thể điều chỉnh được nhanh chóng.

Chúc các mẹ có quãng thời gian nuôi bé thật vui vẻ. 

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Hỏi - 26/09/2011
Cháu gái nhà tôi sinh ở BV Từ Dũ, nặng 3kg, dài 50cm. Vì khi mới sinh cháu chỉ ngủ mà không bú nên phải gửi dưỡng nhi. Sau khi về nhà cháu bú mẹ bình thường, 1 tháng: nặng 4kg, dài 52cm; 2 tháng 7 ngày: nặng 5,3kg, dài 57cm; đến nay cháu được 3 tháng, tôi vẫn chưa đi cân. Hơn nữa tháng nay cháu không chịu bú mẹ vì sữa mẹ xuống nhanh, cháu bị sặc. Mặc dù mẹ đã thử nhiều cách nhưng hễ thấy vú mẹ là cháu lại khóc la. Cuối cùng tôi phải dùng cách hút sữa ra bình cho cháu bú. Mấy ngày đầu rất vất vả, cứ canh đến giờ bú là tôi nhanh chóng hút sữa cho cháu bú ngay và cháu bú khá tốt, cách 3 tiếng thì bú 120ml hoặc hơn, cách 2 tiếng thì bú được 100ml. Để cho tiện, gần đây tôi hút sữa trước và cho vào tủ lạnh, đến cữ bú thì lấy ra hâm nóng [trong cốc nước ấm] cho cháu bú. Nhưng càng ngày cháu càng lười bú. Cách 3 tiếng mà cũng chỉ bú 50-80ml là nhè ra, [có khi ngủ từ 1h khuya đến 7h sáng mà cũng chỉ bú 50ml] cố ép thì khóc la mệt mỏi rồi ngủ [nhưng ngủ khoảng 15p là dậy] hoặc cũng chỉ ngậm núm vú nhai nhai chứ không mút. Tôi thấy cháu vẫn vui vẻ bình thường. Sợ cháu mất sức, sút cân nên tôi cứ phải canh giờ dụ cho cháu bú trong trạng thái thoải mái nhất [5 cữ bú ngày, 2 cữ bú đêm] nhưng tình hình vẫn không cải thiện - cháu vẫn bú ít [1 ngày 500-600ml].Không biết có phải cháu chê sữa hôi? Vì tôi thấy sữa sau khi hâm nóng lại có mùi ngai ngái và hơi tanh, hay là do nguyên nhân nào khác? Xin bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời

Sữa mẹ dù mới vắt ra cũng có mùi tanh ngai ngái như vậy. Chị nên cho bé uống thêm 400 UI   vitamin D mỗi ngày, phơi nắng sáng. Mẹ uống thêm 1 viên calvi D/ngày, mỗi tháng 10- 15 viên bổ máu [1 viên/ngày]. Chị cũng nên xem lại chế độ ăn của mình, tăng lượng đạm, trái cây, sữa, không nên uống cà phê. Nếu tình trạng bú kém của bé không giảm, chị nên đưa bé đi khám

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bện viện Từ Dũ

Hỏi - 22/06/2014
Thưa bác sĩ!

Con gái tôi sinh tại bệnh viện Từ Dũ ngày 9/4/2014 lúc 36w, nặng 2,2kg. Đến nay gần 3 tháng cháu nặng 5kg, dài 54cm. 2 tháng đầu bé bú mẹ kèm 1 bình 60ml/ ngày. Hơn 2 tuần nay bé tư dưng bỏ bú bình, ép thì bé sặc lên mũi nên không ép bé nữa. Bé bú mẹ hoàn toàn, không uống nước. Bé đi tiểu bình thường nhưng 3-4 ngày mới đi ngoài [không tự đi phải dùng thuốc bơm], phân sệt đặc màu vàng sậm, ngủ giấc sâu và không chịu bú trong lúc ngủ [3-4 tiếng]. Bây giờ tôi rất lo lắng vì bé rất lười bú mẹ, không quấy khóc đòi bú bao giờ, khi ép đưa vú vào thì bé mím chặt môi không chịu há miệng. Ban đêm ọ ẹ thức , tôi bế lên thì nhắm mắt ngủ không chịu bú. Thật sự tôi rất lo lắng không biết làm thế nào cho bé chịu bú và đi ngoài bình thường. Mẹ không bị bón và ăn nhiều canh rau. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn! 

Trả lời
Chào chị,

Do lượng sữa mẹ ngày càng dồi dào nên nhiều khi bé bú đủ nhu cầu sẽ không đòi thêm nữa. Việc bú mẹ hoàn toàn thì rất tốt cho sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ cho bé sau này. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ càng lớn sẽ giảm tương đối so với lúc bé nhỏ hơn cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong sữa ngày càng được cải thiện ở trẻ lớn hơn góp phần làm cho mẹ có cảm giác bé bú ít đi. Bé có thể giảm bú bình mà vẫn giữ bú mẹ được là tốt rồi. Chị có thể theo dõi phát triển cân nặng và chiều cao bé theo biểu đồ tăng trưởng có trong sổ khám sức khỏe của bé [theo tuổi điều chỉnh, có nghĩa là tuổi tính từ lúc bé đủ ngày đủ tháng 40 tuần]. Nếu bé vẫn lên cân tốt thì cũng không cần phải làm gì thêm. Ban đêm chị có thể cho bé ngủ nhiều hơn, khi nào bé đòi bú thì cho bú. Còn ban ngày thì có thể đánh thức bé dậy để cho bú mỗi khoảng 3 giờ. 

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Video liên quan

Chủ Đề