Trẻ ăn nhiều hải sản có tốt không

Món ăn thuỷ hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác, giúp trẻ khoẻ mạnh và tăng trưởng cân đối. Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn, bảo quản và chế biến đúng cách, lại ăn không có mức độ thì “lợi bất cập hại”.

Ăn gì, kiêng gì?

Những loại tốt cho trẻ: cá biển là thực phẩm tuyệt vời do chứa đạm, có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh, phát triển thị giác và phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ.

Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Cá đồng tuy không chứa nhiều các axít béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển.

Những hải sản không nên cho trẻ ăn: đó là cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn… và những loại cá có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao vì sống ở vùng biển ô nhiễm. Không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc.

Trẻ tuổi nào có thể ăn thuỷ sản?

Do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ, nên tốt nhất là cho bé ăn từ tháng thứ bảy trở đi, cho ăn từng ít một để bé thích nghi dần, ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần thận trọng hơn.

Khi trẻ bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, chọn cá nạc ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê… Với cá biển, nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ (nhỏ)… vốn chứa nhiều omega-3. Tôm cũng giàu đạm và canxi, từ tháng thứ bảy trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng chứa hàm lượng canxi cao, nên cho trẻ ăn thường xuyên. Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ, nên cho trẻ ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.

Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Lưu ý cả cách chế biến

Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì còn phải kể đến nguy cơ nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân. Để hạn chế các nguy cơ này, cần lưu ý khi chế biến.

Trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to bóc vỏ, sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua. Với các loại hải sản có vỏ, luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay hoặc băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ ba tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản, có thể cho bé ăn tôm, cua, ghẹ, ngao nguyên con dạng luộc, hấp. Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ.

Trong hải sản chứa một lượng dồi giàu protein, các loại vitamin A, B, D và các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ như canxi, sắt, kẽm,.... giúp trẻ tăng chiều cao, ngăn ngừa còi xương, suy dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch

Một sốt loài hải sản giàu Omega-3 giúp trẻ phát triển trí não, thị lực, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật

Lượng cholesterol vừa phải có trong hải giúp trẻ có một trái tim khoẻ mạnh, giảm tối đa nguy cơ mắc mệnh về tim mạch

Cho trẻ ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C, Asen trong hải sản sẽ cùng với vitamin C chuyển hoá thành chất độc, gọi là thạch tín, gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ

Trẻ ăn nhiều hải sản có tốt không

Ngoài những lợi ích ra, việc lạm dụng hải sản với trẻ em cũng gây ra một hệ luỵ lớn

Những loại hải sản hôi, tanh rất dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ

Một số loài hải sản chứa lượng lớn thuỷ ngân rất lớn, ở giai đoạn các cơ quan nội tạng chưa đủ mạnh để đào thải. Khi tồn động quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị phát triển trí não của trẻ

 

Trẻ ăn nhiều hải sản có tốt không

 

Nên cho trẻ bắt đầu ăn hải sản từ giai đoạn nào ?

Chắc chắn nhiều mẹ bỉm sữa sẽ tự tin trả lời câu hỏi này rằng: "Càng sớm càng tốt, tốt nhất khi trẻ vừa tập ăn".

Đây là một câu trả lời hoàn toàn sai. Ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ lúc này đang còn rất yếu nên rất khó tiêu hoá và đào thải các các nguyên tố kim loại có hại trong hải sản (như thuỷ ngân).

Trẻ ở giai đoạn mới tập ăn chỉ nên cho trẻ ăn các loại cá ít xương như cá lóc, cá hồi, cá thu,... vì thịt cá mềm, dễ dàng tiêu hoá

Từ tháng thứ 7 trở đi, các mẹ có thể tập dần cho bé làm quen với các món ăn từ hải sản với tần suất thấp, không nên cho bé ăn quá nhiều ở giai đoạn tập ăn này. Lời khuyên từ bác sĩ như sau:

1 tuần nên ăn bao nhiêu tôm?

Để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng hải sản được chứng nhận bởi cơ quan tin cậy. Ngoài ra, liên quan đến sức khỏe tim mạch, chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần, theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

Bé 1 tuổi ăn tôm bao nhiêu là đủ?

Trẻ 1 – 3 tuổi: Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi thì mỗi ngày nên ăn một bữa tôm nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp... với khoảng 30 – 40g tôm. Trẻ 4 tuổi trở lên: Khi trẻ được 4 tuổi trở lên thì nên cho trẻ ăn 1 – 2 bữa tôm/ngày, mỗi bữa ăn 50 – 60g tôm.

Ăn hải sản nhiều có tác hại gì?

Ăn nhiều hải sản gây đầy bụng khó tiêu Trong hải sản rất giàu Protein, vì thế nếu ăn quá nhiều hải sản, nhiều người thể bị dị ứng, hoặc do cơ thể không tiêu hóa kịp dẫn đến nôn, trướng bụng, đau bụng, tiết tả... Bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ hải sản để cơ thể sử dụng hàm lượng Protein tốt nhất cho cơ thể.

Ăn hải sản nhiều có tác dụng gì?

Không chỉ giàu protein, trong hải sản có có nguồn sắt và kẽm phong phú. Đây là các khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện vấn đề về máu, đặc biệt là bệnh thiếu máu. Ăn hải sản điều độ và thường xuyên 2 lần / tuần sẽ giúp tăng mức độ Hemoglobin trong cơ thể, đồng thời tăng cường sức khỏe của mái tóc.