Trên thế giới có bao nhiêu người đoạt giải Nobel?

TPO - Tính đến năm 1901 đến 2022, giải Nobel được trao cho hơn 1.000 cá nhân xuất chúng. Trong đó, 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel [khoảng 5% tổng số người đoạt giải]. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một người được trao giải Nobel.

1. Nữ sinh 9X gốc Việt được đề cử giải Nobel Hòa bình 2019 là ai?

  • icon

    Lê Thị Quý

  • icon

    Nguyễn Thị Bình

  • icon

    Amanda Nguyễn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Amanda Nguyễn, 28 tuổi, là một hiện tượng của cộng đồng người Việt. Cô là một người trẻ gốc Việt được đề cử giải Nobel Hòa Bình; nhận giải Heinz Award trị giá 250.000 USD; được chọn vào danh sách 100 nhân vậ̣t ảnh hưởng tương lai toàn cầu; có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ, và nhiều giải thưởng vinh dự toàn quốc. Cô là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt Quyền lợi của Nạn Nhân Bị Cưỡng Hiếp [Sexual Assault Survivors’ Rights Act]. Bộ luật này nhận được chấp thuận toàn diện từ liên bang, trong đó có 437 dân biểu, 100 nghị sĩ Liên Bang, và sau cùng là Tổng thống. Sau đó, cô vận động từng tiểu bang, qua 32 tiểu bang, để được chính quyền từng tiểu bang chấp thuận. Bộ luật này có ảnh hưởng hỗ trợ hơn 85 triệu người. Không ngừng ở đó, cô là nhà sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Rise Now, một tổ chức khởi nghiệp cho những cơ quan-tổ chức quan tâm về vấn đề xã hội. Tổ chức này giúp những ai muốn đẩy vấn đề xã hội mà họ quan tâm qua những ngõ ngách phức tạp để trở thành luật. Rise Now được sự hỗ trợ tài chính của các nhân vật có khả năng tài chính nhất hành tinh, trong đó có ông Mark Zuckerberg và ông Bill Gates. Nữ sinh gốc Việt, Amanda Nguyễn [SN 1991] từng bị tấn công tình dục khi đang là sinh viên. Cô không can tâm số phận mà một mình đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của những nạn nhân như mình. Cô là một trong những người chấp bút, đấu tranh để ban hành “Đạo luật về quyền của những người sống sót trong cuộc tấn công tình dục” ở Mỹ. Câu chuyện của cô truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trên thế giới. Năm 2019, cô trở thành người phụ nữ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình. Năm 2017, Amanda được tạp chí Forbes xếp vào danh sách “30 người dưới 30 tuổi có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới”. Ngoài ra, cô còn nhận giải Heinz danh giá của Mỹ và giải Nelson Mandela cho những đóng góp làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

2. Amanda cũng là người đồng sáng lập Viện mồ côi Wema tại đâu?

  • icon

    Châu Á

  • icon

    Châu Mỹ

  • icon

    Châu Phi

Câu trả lời đúng là đáp án C: Amanda cũng là người đồng sáng lập Viện mồ côi Wema tại Kenya, châu Phi, trong thời gian cô tình nguyện làm công tác xã hội ở đó. Cô thực tập khoa học tại NASA với nhiệm vụ theo dõi những vật thể lạ gần Trái đất. Cô còn dùng mạng xã hội để lôi kéo sự ủng hộ của tuổi trẻ cho NASA. Cô được chọn là cộng tác viên tại Harvard-Smithsonian khoa học không gian và sau đó trở thành trưởng nhóm sinh viên thực tập trong Tòa Bạch Ốc. Đặc biệt, cô được chọn thực tập ở Morgan Stanley, một công ty tài chính nổi tiếng, dù cô không học về tài chính. Năm 2013, cô ra trường. Năm đó, một sự kiện khủng khiếp xảy ra cho cuộc đời cô, và nó là dấu rẽ cho cả cuộc đời.

3. Năm 2005, người phụ nữ Việt Nam được nhận đề cử giải Nobel Hòa bình là ai?

  • icon

    Lê Thị Quý

  • icon

    Nguyễn Xuân Quỳnh

  • icon

    Nguyễn Thị Bình

Câu trả lời đúng là đáp án A: Giáo sư Lê Thị Quý [SN 1950, Bắc Ninh] là người đặt nền móng cho các mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở nhiều địa phương. Bà cũng người đầu tiên gióng hồi chuông nghiên cứu lĩnh vực phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới và hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân trở về tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương từ những năm 1997 - 2000. Năm 1996, cùng với một số nhà nghiên cứu Hà Lan, Campuchia, Thái Lan, giáo sư Lê Thị Quý là người đầu tiên triển khai dự án về Phòng chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam. Kết quả của dự án là công trình Các vấn đề về buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới xuất bản năm 2000, để ngay sau đó, đề tài về nạn buôn bán người được đưa lên bàn thảo luận tại nhiều hội thảo chính thức cấp quốc gia và quốc tế. Đồng thời, kế hoạch bảo vệ, giúp đỡ nạn nhân của nạn buôn bán người hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống bắt đầu được đặt ra trong toàn xã hội. Nhờ những nghiên cứu tiên phong và gây tiếng vang về bình đẳng giới tại Việt Nam, ngay từ năm 1992, bà được UNESCO, UNIFEM và nhiều quốc gia mời tham dự hội thảo, nghiên cứu, thuyết trình, được Quỹ Fulbright mời giảng tại trường đại học Clark [bang Massachussett] của Mỹ. Năm 2005, bà được đề cử giải Nobel Hòa bình.

4. Bao nhiêu người phụ nữ trên thế giới được nhận giải thưởng Nobel?

  • icon

    58

  • icon

    59

  • icon

    60

Câu là lời đúng là đáp án A: Tính đến năm 1901 đến 2022, giải Nobel được trao cho hơn 1.000 cá nhân xuất chúng. Trong đó, 58 người phụ nữ đoạt giải Nobel [khoảng 5% tổng số người đoạt giải]. Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel là Marie Curie, vào năm 1903. Bà đoạt giải Nobel Vật lý cùng với chồng mình là Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu của họ về bức xạ. Trong tổng số người phụ nữ đã đoạt giải, 17 người giành Nobel Hòa bình, 16 người đoạt giải Nobel Văn học, 12 người đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học, 7 người đoạt giải Nobel Hóa học, 4 người đoạt giải Nobel Vật lý và 2 người đoạt giải Nobel Kinh tế. 2009 là năm có số lượng nhiều phụ nữ đoạt giải Nobel nhất [với 5 người chia đều trong 4 lĩnh vực].

5. Trong lịch sử giải Nobel, có hai người từng từ chối nhận giải thưởng, trong đó có một người Việt Nam. Ứng viên Việt Nam từ chối ở hạng mục gì?

  • icon

    Hòa Bình

  • icon

    Sinh học

  • icon

    Vật lý

Câu là lời đúng là đáp án A: Giải Nobel Hòa bình năm 1973 được Ủy ban Nobel trao cho ông Lê Đức Thọ, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và Henry Kissinger, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ lúc đó. Theo Reuters, Ủy ban Nobel quyết định trao giải vì cho rằng đây là hai người chủ chốt trong các cuộc đàm phán để đi đến Hiệp định Paris tháng 1/1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ đã gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng vì ông cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam và "người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam". Quá trình đề cử các ứng viên cho giải Nobel được giữ bí mật trong 50 năm, nhưng vào ngày 1/1/2023, những tài liệu về giải thưởng đã được giải mật theo yêu cầu từ truyền thông. Theo các tài liệu mới được giải mật, ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger được học giả người Na Uy John Sanness, thành viên Ủy ban Nobel, đề cử cho giải thưởng này vào ngày 29/1/1973, hai ngày sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Trong cuộc phỏng vấn với một nhà báo Mỹ, ông Lê Đức Thọ cũng nêu rõ lý do mình không nhận giải thưởng. Theo ông, Mỹ là bên gây chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, vì thế, một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc mình khỏi ách áp bức không thể cùng chia nhau giải Nobel Hòa bình. Hơn nữa, thời điểm đó hòa bình vẫn chưa thực sự hiện diện ở Việt Nam, đất nước vẫn còn chia cắt, nên ông quyết định không nhận giải thưởng. Trong số các tài liệu vừa được công bố còn có bức điện tín gốc mà cố vấn Lê Đức Thọ gửi từ Hà Nội cho biết ông "không thể" nhận giải Nobel Hòa bình. "Khi Hiệp định Paris về Việt Nam được tôn trọng, tiếng súng đã im và hòa bình thực sự được lập lại ở miền Nam Việt Nam, tôi sẽ xem xét việc nhận giải thưởng này", ông viết.

6. Nhà thơ nào của Việt Nam từng được đề cử Nobel năm 1972?

  • icon

    Vũ Hoàng Chương

  • icon

    Hồ Hữu Tường

  • icon

    Du Tử Lê

Câu là lời đúng là đáp án A: Theo danh sách được Ủy ban Nobel công bố trong tháng 2/2023, "thi bá Việt Nam" Vũ Hoàng Chương có tên trong danh sách tổng hợp đề cử Nobel Văn học năm 1972. Ông là một trong 100 tên tuổi được đề cử và được Viện Hàn lâm Thụy Điển chú thích là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương sinh năm 1915 ở Hưng Yên, mất năm 1976 tại TP HCM. Ông từng học trường Albert Sarraut nổi tiếng ở Hà Nội, đỗ tú tài năm 1937. Ông học ngành luật nhưng sau một năm thì bỏ đi làm ngành đường sắt. Năm 1941, ông bỏ việc đi học cử nhân toán ở Hà Nội nhưng rồi lại rẽ ngang sang dạy học. Từ những năm 1940, ông sáng tác nhiều thơ, kịch, từng có vở kịch thơ Vân muội, công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội. Từ năm 1946 đến năm 1975, ông gắn với nghề dạy toán, văn ở Nam Định, Hà Nội. Năm 1954, ông vào TP HCM sinh sống, tiếp tục sáng tác và làm nghề giáo. Nhà thơ là tên tuổi nổi bật trong phong trào Thơ mới [1932-1945]. Ông có 15 tập thơ, các vở kịch thơ là Trương Chi, Vân muội, Hồng diệp... Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập Thơ say, gồm 32 bài, ra mắt năm 1940. Trước Vũ Hoàng Chương, nhà báo, nhà văn Hồ Hữu Tường [1910-1980] có tên trong danh sách đề cử giải Nobel Văn học năm 1969.

7. Giải Nobel đầu tiên được trao vào năm nào?

  • icon

    1900

  • icon

    1901

  • icon

    1902

Câu là lời đúng là đáp án B: Alfred Nobel mất ngày 10/12/1896, để lại di chúc về việc thành lập giải thưởng mà sau đó được gọi là giải thưởng Nobel. Sau một số rắc rối về pháp lý liên quan tới di chúc này, tới năm 1900, các tiêu chí trao giải thưởng Nobel mới được thống nhất và ban hành. Các giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901.

8. Tới thời điểm hiện tại, Malala Yousafzai là người trẻ nhất đoạt giải Nobel với giải Nobel Hòa bình năm 2014. Bạn có biết khi nhận giải, Yousafzai bao nhiêu tuổi?

  • icon

    16

  • icon

    17

  • icon

    18

Câu là lời đúng là đáp án B: Malala Yousafza nổi tiếng từ năm 11 tuổi khi trở thành cây viết tường thuật về cuộc sống dưới chế độ Taliban hà khắc ở Swat, Pakistan. Năm 2012, Yousafza bị các tay súng Taliban xả súng vào đầu và cổ. Sau khi được cứu sống, Yousafza kiên quyết theo đuổi các hoạt động bảo vệ nữ quyền. Ngày 10/10/2014, cô được công bố là người đoạt giải Nobel Hòa bình khi mới 17 tuổi.

Chủ Đề