Trích dẫn Khi lỗi thuộc về những vì sao

Bạn nhận ra rằng cố gắng giữ khoảng cách đối với tôi sẽ không làm giảm sự ảnh hưởng của tôi đối với bạn. Tất cả những nổ lực giúp tôi tránh xa khỏi bạn đều thất bại.


1. As he read, I fell in love the way you fall asleep: slowly, and then all at once.

Do anh ta đọc, tôi rơi vào tình yêu như cách bạn rơi vào giấc ngủ: chậm rãi và rồi cùng một lúc.

2. My thoughts are stars I cannot fathom into constellations.

Suy nghĩ của tôi là những ngôi sao và tôi không thể đếm hết được những vì sao.

3. Sometimes, you read a book and it fills you with this weird evangelical zeal, and you become convinced that the shattered world will never be put back together unless and until all living humans read the book.

Đôi khi, bạn đọc một quyển sách và nó đong đầy trong bạn những nhiệt huyết kì lạ, và bạn trở nên chắc chắn rằng thế giới sụp đổ sẽ không bao giờ có thể trở về như cũ trừ khi và mãi đến khi tất thảy mọi người đọc cuốn sách này.

4. You don’t get to choose if you get hurt in this world…but you do have some say in who hurts you. I like my choices.

Bạn không cần phải chọn nếu bạn bị tổn thương nơi thế giới này.. nhưng bạn phải nói điều gì đó với người làm tổn thương bạn. Tôi thích những sự lựa chọn của mình.

5. Some infinities are bigger than other infinities.

Một vài vô cực lớn hơn những vô cực khác.

6. Without pain, how could we know joy?’ This is an old argument in the field of thinking about suffering and its stupidity and lack of sophistication could be plumbed for centuries but suffice it to say that the existence of broccoli does not, in any way, affect the taste of chocolate.

Không có khổ đau, sao chúng ta có thể biết được niềm hạnh phúc? Đây cũng là một vấn đề tranh luận cũ kĩ trong cách suy nghĩ về việc chịu đựng và sự ngu ngốc của nó và việc thiếu tinh ranh có thể tồn tại trong nhiều thế kỉ nhưng nó đủ để nói rằng sự tồn tại của cải xanh, trong bất cứ cách nào, không ảnh hưởng đến vị của socola

7. Some tourists think Amsterdam is a city of sin, but in truth it is a city of freedom. And in freedom, most people find sin.

Một vài khách du lịch nghĩ Amsterdam là thành phố của tội lỗi, nhưng sự thật nó là thành phố của tự do. Và trong tự do, hầu hết mọi người tim đến tội lỗi.

8. I believe the universe wants to be noticed. I think the universe is inprobably biased toward the consciousness, that it rewards intelligence in part because the universe enjoys its elegance being observed. And who am I, living in the middle of history, to tell the universe that it-or my observation of it-is temporary?

Tôi tin vũ trụ muốn được chú ý. Tôi nghĩ rằng vũ trụ không hoàn toàn nghiên về ý thức, nó trao tặng trí tuệ một phần bởi vì vũ trụ thích sự tao nhã đang được tìm kiếm của trí tuệ. Và tôi là ai, sống giữa lích sử, kể về vũ trụ như thế, hoặc là sự quan sát của tôi về nó, chỉ là tạm thời?

9. Because you are beautiful. I enjoy looking at beautiful people, and I decided a while ago not to deny myself the simpler pleasures of existence.

Bởi vì bạn xinh đẹp. Tôi thích ngắm nhìn nét đẹp của mọi người, và tôi quyết định một khoảng thời gian trước đây không chối bỏ bản thân mình những thú vui đơn giản của sự tồn tại.

10. You realize that trying to keep your distance from me will not lessen my affection for you. All efforts to save me from you will fail.

Bạn nhận ra rằng cố gắng giữ khoảng cách đối với tôi sẽ không làm giảm sự ảnh hưởng của tôi đối với bạn. Tất cả những nổ lực giúp tôi tránh xa khỏi bạn đều thất bại.

Cùng Danh Mục:

Lần cập nhật gần nhất November 3rd, 2020 - 03:23 pm

Lấy ý tưởng từ một vở kịch của Shakespeare – “The fault is not in our stars, but in ourselves” [Lỗi không phải bởi những vì sao, lỗi thuộc về chúng ta], tác giả John Green đã đặt tên cho cuốn sách của mình với hàm ý lỗi thuộc về những vì sao định mệnh chiếu sai đường, nên những người yêu thương chẳng thể đồng hành cùng nhau.

The Fault in Our Stars – cuốn tiểu thuyết thứ sáu của nhà văn John Green đã lấy đi nước mắt của hàng triệu độc giả trên thế giới, đồng thời đây cũng là cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của tờ New York Times và Wall Street Journal.

“Okay?
Okay.”

Một câu chuyện TUYỆT VỜI!

Đi tìm Alaska là tác phẩm đầu tiên tớ đọc của John Green và phải nói là tớ đánh giá rất thấp. Trái lại, Khi lỗi thuộc về những vì sao lại là một câu chuyện cực kì xuất sắc!

Hazel là cô bé 16 tuổi, đang ở độ tuổi đẹp nhất đời người nhưng không may cô bé bị ung thư. Việc xạ trị chỉ kéo dài sự sống của cô bé thêm vài năm nữa. Tuy nhiên, nhờ sự ép buộc và động viên tới hội Hỗ trợ bệnh nhân ung thư của mẹ, Hazel đã gặp Augustus Waters, một anh chàng điển trai 17 tuổi với một cái chân giả kì lạ. Sự nảy nở của cảm xúc sau mỗi cuộc trò chuyện đã dần dần vẽ lên một câu chuyện mới mẻ cho hai người, khiến Hazel và Gus đã cùng nhau tận hưởng những phút giây an yên của cuộc sống và cùng nhau đấu tranh với bệnh tật.

Khi lỗi thuộc về những vì sao đã kéo tớ vào những trạng thái khác nhau theo nghĩa tích cực. Tớ cười trước những câu đối thoại ngượng ngùng của Hazel và Gus, đôi khi trầm trồ vì lời nói đầy triết lý của Hazel hay lại rưng rưng vì những dòng văn đầy xúc cảm của John Green khi bộc lộ được sự đau đớn về thể xác cũng như tinh thần của cô gái 16 tuổi.

Bên cạnh đó, vẻ đẹp lãng mạn của Amsterdam cũng được John Green vẽ lên rất thơ mộng trong tác phẩm qua hình ảnh dòng sông êm đềm: những cánh hoa bay bay hay cả hương vị tinh tế của sâm-banh trong bữa ăn ngoài trời tại khung cảnh xinh đẹp ấy. Ngoài ra, tớ còn ấn tượng bởi nhân vật Isaac – tên bạn thâm chí cốt của Gus mang một nỗi “ám ảnh khôn nguôi” về cô nàng Monica và cả những câu nói dí dỏm của anh chàng này trong suốt cả câu chuyện.

Khi lỗi thuộc về những vì sao còn khắc hoạ được tình cảm gia đình sâu sắc. Đó là sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho Hazel cũng như sự lo lắng tận tuỵ của cha mẹ dành cho Gus trong cuộc chiến đấu chống lại tế bào ung thư.

Sự đau đớn chán chường của Hazel dường như đã tạm ngủ quên khi cô bé có Gus ở bên. Họ chia sẻ cho nhau những câu đối thoại đơn giản hàng ngày, những bài thơ hay, cùng bàn luận về sự ám ảnh của Nỗi đau tột cùng và cả những lời tâm tình quan tâm trong mỗi lần “hẹn hò” làm tớ thấy hai nhân vật này hiện lên với dáng vẻ rất gần gũi và sống động. Tớ như lạc vào thế giới của họ, cùng tận hưởng những niềm vui và nỗi buồn đến nỗi mà tớ thực sự đã khóc khi đọc gần đến đoạn kết của câu chuyện.

Tuy nhiên, điểm trừ là cách dịch. Dịch hơi khô khan một chút và cách dùng từ một số chỗ không thoát nghĩa được nên hai, ba lần lúc đọc tớ phải mở từ điển tiếng Việt ra để tra.

Tớ chưa xem phim nên không bàn luận gì, nhưng về sách thì tớ highly recommend các cậu nên đọc, thật sự luôn! Cũng tương tự với Trước ngày em đến [Jojo Moyes], tớ không muốn mọi người bỏ qua tuyệt tác này của John Green, vì nó rất tuyệt vời!

– ‎Nguyen Tam Anh

Tình yêu đâu chỉ dành riêng cho người hoàn hảo về thể xác?

Vui có, buồn có, đớn đau có, hạnh phúc có… Khi lỗi thuộc về những vì sao của John Green đã làm tâm hồn ta chao liệng với biết bao cảm xúc.

Buồn biết bao trước những đứa trẻ bị tế bào ung thư tàn phá, chúng chống chọi từng ngày để kéo dài, nới rộng khoảng cách tới tử thần. Chúng đã có thêm sức mạnh qua những tấm gương chiến đấu với bệnh tật nơi Hội Tương Trợ. Chốn vốn dĩ dành cho những đứa trẻ kém may mắn ấy đã trở thành sợi tơ se duyên cho hai đứa trẻ bất hạnh: Augustus Waters mắc căn bệnh u xương và Hazel Grace, một cô gái 16 tuổi mắc chứng ung thư tuyến giáp di căn lên phổi.

Tình yêu cùng sự quan tâm đã khiến cuộc đời ngắn ngủi của đôi trẻ trở nên ý nghĩa hơn. Những bông hoa héo hắt trở nên tươi tắn dưới làn nước tình yêu thần kỳ. Cuộc đời vốn dĩ nhạt màu của Hazel được phết lên những gam màu tươi tắn, rực rỡ.

Nhưng cỏ dại luôn lấn át hoa, cái buồn, nỗi đau đớn luôn dễ đè bẹp con người. Ở tác phẩm cũng vậy, những bi kịch của bệnh tật như làn roi quất mạnh vào những chú ngựa cứng đầu, cứ từng đợt, từng đợt như thế. Đau đớn khôn cùng, những nhân vật của chúng ta cũng bi quan, cũng mệt mỏi, khổ sở trăm bề. Còn đau đớn hơn gấp trăm lần sự chịu đựng nỗi đau thể xác của bản thân là Hazel phải chứng kiến bệnh tật giày vò, hút kiệt cùng sức lực của người mình yêu thương. Hazel tươi sống chẳng bao lâu đã lại héo hắt vì người cô yêu thương chết dần chết mòn mỗi ngày.

Cuộc sống này không phải là một công xưởng sản xuất điều ước nên những ước mong không thể thành sự thật được. Tuy đau thương nhưng những đứa trẻ cũng thật giàu nghị lực, tình cảm dạt dào. Chúng dám sống hết mình, yêu hết mình và làm tất cả vì người mình yêu. Phải đeo ống trợ thở, phải mang một chiếc chân giả nhưng cả Hazel và Augustus đều không khiếm khuyết trong tình yêu của mình.

Câu chuyện đã khiến mỗi người đọc phải băn khoăn và suy ngẫm rất nhiều. Đặc biệt là vấn đề yêu thương, dấu ấn của ta trong cuộc sống. “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”, phải sống thế nào cho khi mình mất đi thì hình ảnh của mình vẫn tồn tại trong kí ức của người ở lại. Trăn trở của tác giả, lo lắng của nhân vật cũng là sự suy ngẫm, băn khoăn của người đọc về vai trò, ý nghĩa của mình trong cuộc sống.

– Trần Thị Thúy Diễm

KHI LỖI THUỘC VỀ NHỮNG VÌ SAO [The Fault in Our Stars] – John Green

Điều mà chúng ta không thể đoán được, ngờ được và chống cự được chính là những thử thách bất ngờ mà cuộc sống này đem lại. Đó có thể nỗi đau về thể xác, cũng có thể về tinh thần hoặc là cả hai. Đúng vậy, cuộc sống này thật không công bằng! Rất nhiều người sẽ không bao giờ có thể sở hữu khoảng thời gian quý báu như người khác, họ sống trong những nỗi đau và luôn phải đấu tranh với chúng từng giây, từng phút. Bệnh tật luôn khiến con người ta bất hạnh. Chúng làm ta kiệt quệ, tàn tạ và rồi gục ngã hẳn. Nó luôn cướp đi sức khỏe, tinh thần và thời gian. Bệnh tật luôn đáng sợ, nhưng chúng ta thì cũng không thể hoàn toàn khống chế nó và như một vận “may-rủi” ai trong chúng ta đều có thể rơi vào bi kịch ấy. Vậy nếu là một người đứng ngoài nỗi đau ấy, mỗi chúng ta sẽ có cảm giác thế nào khi nghĩ về nó? Chúng ta có thể phần nào cảm nhận được nó không?

Ung thư có lẽ là một trong những căn bệnh khủng khiếp nhất. Nó ăn mòn người bệnh rồi hút cạn sức lực họ. Nó luôn gắn liền với xạ trị, hóa trị, trị liệu, phẫu thuật, … Sẽ là một mớ máy móc, đủ các loại thuốc và có cả tác dụng phụ. Khi người ta quá quen với những nỗi đau, nỗi ám ảnh ấy thì dường như chẳng còn gì khiến họ ngừng nghĩ về “ngày tốt lành cuối cùng”. Theo như Hazel Grace chia sẻ thì đó chính là “tác dụng phụ của bệnh ung thư” mà đúng hơn là “tác dụng phụ của việc chờ chết”. Có phải thật mệt mỏi khi phải chống chọi với một thứ mà bạn biết trước sau gì bạn cũng sẽ bị nó nuốt chủng? Cô bé Hazel 16 tuổi ấy đã nói cho tôi biết rằng “Tôi tin rằng trên đời này, chúng ta có quyền được chọn cách để kể những câu chuyện buồn. Nói cách khác, bạn có thể thêm vào đó những hương vị ngọt ngào…”. Cảm ơn John Green đã cho chúng ta một cuốn sách thật tuyệt vời, mang đến một cô gái Hazel kiên cường, một chàng trai Augustus hóm hỉnh cùng chuyện tình quá đẹp đẽ của họ.

“Khi lỗi thuộc về những vì sao” đã mang đến rất nhiều cảm xúc mà thật hiếm có ai trong chúng ta có thể trải qua. Ở đó ta thấy những nỗi đau, những điều hạnh phúc theo nhiều khía cạnh khác nhau để rồi có những cảm nhận vô cùng chân thật. Mỗi nhân vật đều để lại những ấn tượng riêng, rất đặc biệt. Hazel Grace khiến chúng ta phải bất ngờ với những hành động, suy nghĩ của cô từ những trang sách đầu tiên. Một cô bé 16 tuổi với căn bệnh ung thư tuyến giáp di căn vào phổi có những tư tưởng “thực tế” đến mức hơi tiêu cực. Cô mang một mảng màu hơi ảm đảm nhưng lại cực kì lôi cuốn người khác. Chính anh chàng Augustus Waters cũng đã thừa nhận điều đó ngay lần đầu tiên gặp cô. Đó là một cuộc gặp gỡ đặc biệt dưới trái tim của Chúa, của những bệnh nhân trẻ tuổi mang trong mình nỗi đau mà căn bệnh ung thư mang lại. Và chàng Augustus bảnh trai cũng không ngoại lệ. U xương ác tính đã lấy mất một chân của cậu. Nhưng Augustus lại gợi đến một mảng màu rực rỡ khác biệt. Anh chàng này điển trai, hóm hỉnh, có chất giọng rất thu hút và thật biết gây ấn tượng với người khác. Và chẳng có gì khó khăn để hai người kết bạn với nhau. Và cũng giống như những cặp đôi khác, đó là một quảng thời gian thật tuyệt vời!

Chưa bao giờ tôi thấy sách tuyệt vời đến thế khi nghe chia sẻ của Hazel về cuốn sách yêu thích của mình. Cô yêu thích nó với tất cả tấm lòng và tình cảm. “Nỗi đau tột cùng” của Peter Van Houten với Hazel là một sự đặc biệt, rất hiếm hoi, rất riêng “đến mức giới thiệu nó và chia sẻ cảm giác yêu thích của mình cho người khác thì chẳng khác gì phản bội cả”. Chính những cảm nhận rất thú vị này của cô khiến anh chàng Gus đã dành ngay ba ngày liền để khám phá hết cuốn sách ấy. Nhưng việc đầu tiên anh hỏi cô sau khi đọc xong cuốn truyện là có phải quyển sách thiếu mất 10 trang cuối cùng hay không. Chính anh cũng cảm thấy thật có phần không thỏa mãn với chính cái kết của tác phẩm. Và phải thừa nhận, Hazel cũng cảm thấy có quá nhiều băn khoăn sau kết thúc của câu chuỵện. Nhưng bao nhiêu năm qua dù có cố gắng liên lạc với tác giả cuốn sách thì cô cũng đều không nhận được một lời hồi đáp nào cả. Lúc mọi thứ dường như dừng lại ở sự bỏ ngỏ ấy thì Augustus lại mang đến một bất ngờ không tưởng. Anh liên lạc được với email trợ lí của Peter Van Houten và nhận được thư hồi âm của ông ấy. Augustus chia sẻ ngay niềm vui này với Hazel và rồi họ nhận được một lời mời đến Amsterdam để nghe những giải đáp của Peter Van Houten về cuốn sách “Nỗi đau tột cùng”. Đó dường như là điều tuyệt vời nhất mà Hazel có thể cảm nhận. Nhưng điều kiện kinh tế lại không cho phép cô bé thực hiện chuyến đi ấy. Điều đó làm Hazel không khỏi thất vọng nhưng cô hiểu bố mẹ đã cố gắng vì mình thế nào. Gus biết cô mong muốn chuyến đi như thế nào. Vì thế giới này là một xưởng điều ước nên Gus đã dành chính điều ước của mình để đưa Hazel đến Amsterdam. Họ sẽ có một chuyến đi ba ngày đến Amsterdam và thực hiện điều mình muốn. Một chuyến bay gồm Gus, Hazel và mẹ của cô đã cất cánh suốt nhiều tiếng đồng hồ đến với đất nước Hà Lan – đất nước của cô bé Anna cùng những người thân của cô bé trong “Nỗi đau tột cùng”. Chuyến bay ấy khiến cho Gus và Hazel thêm gần nhau hơn. Họ có bao nhiêu niềm vui suốt chuyến bay và luôn có một sự háo hức to lớn trong lòng mỗi người. Amsterdam thơ mộng và đẹp đẽ mang đến cho họ bao cảm xúc tuyệt vời, bao trải nghiệm mới mẻ. Augustus đã chia sẻ đi điều ước của mình và sẵn sàng cùng cô đến một đất nước xa xôi. Dù thật khó khăn với chính bệnh tật của cả hai nhưng điều đó đâu thể ngăn cản sự quan tâm mãnh liệt của họ đến những nhân vật trong cuốn truyện yêu thích của mình.

Tác giả Peter Van Houten đã khiến tôi thật sự ngạc nhiên khi bức chân dung của ông dần hiện ra. Peter Van Houte đã khiến cả Hazel và Gus phải thất vọng với chính suy nghĩ và lời giải thích của ông. Nhưng điều khiến cho mọi thứ tồi tệ không phải là chuyến đi đến Amsterdam mà là bệnh tình của Gus. Anh đã được xác nhận là NEC 14 tháng nhưng rồi căn bệnh ấy vẫn quay trở lại và gần như đánh gục Gus. Từ một chàng trai hóm hỉnh vui vẻ, Augustus trở nên cảm thấy bất lực và ghét bỏ chính bản thân mình. Anh muốn Hazel và cậu bạn thân Issac viết điếu văn cho mình. Mọi thứ trở nên thật tồi tệ với Augustus. Anh bạn thân của Gus bị ung thư võng mặc đã mất đi thị lực nói với anh rằng nếu có một đôi mắt robot giúp Issac nhìn được, thì anh cũng sẽ không thử vì anh không muốn thấy một thế giới thiếu vắng Augustus Waters. Nhưng điều gì đến cũng phải đến, Gus vẫn ra đi. Đó là nỗi buồn lớn với tất cả, với Hazel, với những con người biết Gus và kể cả chúng ta- những người theo dõi mọi chuyện. Cuối cùng thì thế giới cũng chẳng phải một xưởng sản xuất điều ước, “ngày tốt lành cuối cùng” cũng sẽ đến cho dù “rất khó thừa nhận nó là sự thật nhưng nó chính là sự thật”.

Có thể cô bé Hazel một ngày nào đó cũng sẽ ra đi như Gus nhưng khoảng thời gian họ trải qua cùng nhau sẽ luôn đẹp mãi như vậy. Đó là một tình cảm rất trong sáng, tuyệt vời. Đến trang viết cuối cùng ta vẫn có cảm nhận được tình yêu của họ. Gus ra đi nhưng lời nhắn anh để lại thì vẫn ở mãi trong tim Hazel và trong chính trái tim và trí nhớ của độc giả chúng ta. “Trên thế gian này, ta sẽ không lựa chọn nếu biết mình tổn thương, nhưng ta vẫn lựa chọn một số người mà ta biết là sẽ làm tổn thương ta. Tôi thích sự lựa chọn của tôi. Tôi hi vọng cô ấy cũng thích sự lựa chọn của ấy”. Tôi nghĩ họ đã làm đúng!

“Nếu không có nỗi đau, làm sao chúng ta cảm thụ được niềm vui”. Vậy nỗi đau có tỉ lệ thuận với niềm vui hay không? Tôi nghĩ là không. Nhưng chúng ta có thể nghĩ về nó, nói về nói theo một cách “ngọt ngào nhất” như Hazel. Trong bức thư gửi cho Hazel, Peter Van Houten đã nói: “Viết lách không thể hồi sinh sự mất mát. Thực chất chỉ là sự chồi vùi”. Con người chúng ta sẽ lắm lúc phải tự tìm cách đối diện với chính nỗi đau của mình, của những người xung quanh. Nó có thể sẽ chẳng bao giờ mất đi được nhưng đừng để nó đánh gục chúng ta.

Tôi đã xem cả bộ phim “The fault in our stars” được chuyển thể từ cuốn sách này. Một bộ phim hơn 2 tiếng thì thật sự khó để mang vào hết các chi tiết, tình tiết của truyện nhưng các diễn viên cũng đã mang đến phần nào những cảm xúc chân thật của các nhân vật trong đó. Issac- cậu bạn thân của Gus đã có những cảm xúc thật sự khiến người ta cảm động trong bài văn điếu viết cho Gus. Tình bạn của họ thực sự rất đẹp đẽ và chân thành. Bố mẹ Hazel thì luôn là những ông bố bà mẹ tuyệt vời nhất tôi từng biết. Họ luôn đồng hành suốt chặng đường khó khăn của con. Bố Hazel là người rất tình cảm và rất dễ khóc. Mẹ Hazel thì kiên cường hơn. Họ luôn cố gắng mang đến những thứ tốt đẹp nhất cho cô. Bố mẹ Augustus cũng là những người mạnh mẽ không kém. Cách họ trang trí những câu khích lệ trong ngôi nhà của mình để cổ vũ thêm cho cậu cô trai của mình và cũng cổ vũ cho chính cuộc đời họ. Hazel và Augustus là hai người mà tôi không chỉ yêu mến mà còn khâm phục. Họ đẹp với con người của họ, nghị lực của họ và tình yêu của họ. Tôi cảm thấy có quá nhiều thông điệp ý nghĩa mà mình nhìn thấy được trong cuốn sách này. Cô bé Anne Frank đã nói: “…. Giây phút đó, tôi không thể nghĩ về sự đau khổ mà chỉ nghĩ về những vẻ đẹp còn tồn tại. Hãy cố vực dậy những niềm hạnh phúc có sẵn bên trong bạn. Hãy nghĩ đến những vẻ đẹp của vạn vật xung quanh bạn và hãy thật hạnh phúc”. Giữa những nỗi đau, những con người nghị lực ấy lại kể, nói với chúng ta những điều tích cực và tốt đẹp. Hãy biết hạnh phúc với cuộc đời, với nỗi đau, với niềm hạnh phúc, với những sự lựa chọn của chúng ta và đừng quên nở nụ cười với chúng.

“Pain demands to be felt” [Nỗi đau cần được cảm nhận]. Tôi nghĩ có lẽ mình đã phần nào cảm nhận được nỗi đau ấy. Thứ họ thiếu là sức khỏe, là thời gian nhưng họ không nghèo nàn tình cảm và vô vàn điều tích cực. Họ biết hi sinh và chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau. Sự ra đi có nghĩa lí gì khi ta có những tháng ngày được sống vui vẻ và hạnh phúc. Tôi đã nhìn thấy được một tình yêu “lãng mạn hơn nhiều khi so với cảnh hoàng hôn trên biển”. Những thách thức mặc cảm nhất về thể chất, tinh thần cũng chẳng là gì khi ta biết chấp nhận và giúp đỡ nhau cùng vượt qua nó. Vậy nỗi đau ở đây có phải là sự ngắn ngủi của thời gian mà họ sở hữu? Có lẽ chỉ họ mới hiểu hết nỗi đau ấy.

– Hiền Nguyễn

“Đừng nói cậu là một trong số những người trở thành bệnh nhân của chính căn bệnh của họ đấy. Tớ biết rất nhiều người như thế. Kiểu nhụt chí. Như ung thư là một ngành kinh doanh béo bở ấy, đúng không? Ngành kinh doanh của thần chết. Nhưng chắc cậu không để nó gặt hái thành công quá sớm đấy chứ.”

“Sẽ đến một thời điểm mà tất cả chúng ta đều chết hết. Tất cả chúng ta. Sẽ đến một thời điểm mà không có người nào còn sống và nhớ xem ai đã từng hiện diện trên cõi đời này hay nhớ xem loài người chúng ta đã từng làm được những gì. Sẽ không còn ai sống để mà nhớ đến Aristotle hay Cleopatra, huống chi là nhớ đến bạn. Những gì chúng ta đã làm, gầy dựng nên, viết, suy nghĩ hay phát hiện được đều sẽ bị lãng quên và tất cả mọi thứ,” tôi huơ tay một vòng, “đều sẽ trở thành con số không tròn trĩnh. Có thể thời điểm đó sẽ đến sớm hoặc cũng có thể là hàng triệu năm nữa, nhưng cho dù chúng ta có may mắn sống sót qua ngày mặt trời giãy chết, chúng ta cũng sẽ không sống mãi được. Đã từng có thời kỳ con người thậm chí không có ý thức hệ như ngày nay. Và nếu cái việc không thể tránh khỏi như bị lãng quên khiến bạn lo lắng thì tôi khuyên bạn chân thành là hãy quên nó đi. Chúa biết rồi sẽ như vậy mà!”

“Nhưng mà tớ tin vào tình yêu đích thực, cậu biết không? Tớ không tin là mọi người sẽ luôn giữ được đôi mắt hay giữ cho mình chẳng bị ốm hay gì cũng được, nhưng mọi người nên có một tình yêu đích thực, và nó nên kéo dài cho đến chừng nào họ còn sống.”

“Anh yêu em, và chẳng việc gì anh phải tự mình chối bỏ niềm vui giản đơn được nói ra những điều là sự thật. Anh đã yêu em, dù anh biết rằng tình yêu đó chỉ như một tiếng thét vào giữa khoảng không, biết rằng sự lãng quên là không thể tránh khỏi, biết rằng số phận bi thương của hai ta đều đã được an bài, biết rằng rồi một ngày tất cả nỗ lực của con người sẽ trở về với cát bụi, anh cũng biết cuối cùng mặt trời sẽ nuốt chửng hành tinh duy nhất hai ta từng có được, và sau tất cả anh sẽ vẫn yêu em.”

“Tôi yêu cô ấy. Tôi thật may mắn khi yêu cô ấy, ông Van Houten ạ. Trên thế gian này, ta sẽ không lựa chọn nếu biết mình sẽ bị tổn thương, thưa ông nhà văn, nhưng ta vẫn lựa chọn một số người mà ta biết là sẽ làm tổn thương ta. Tôi thích sự lựa chọn của tôi. Tôi hy vọng cô ấy cũng thích sự lựa chọn của cô ấy.”

“Đấy cũng là một phần tớ thích về quyển này theo một cách nào đó. Nó miêu tả chân thực về cái chết. Chúng ta chết ngay giữa cuộc đời, ngay giữa một câu văn. Nhưng tớ muốn – Chúa ơi, tớ thực sự muốn biết chuyện gì đã xảy ra với những người khác nữa. Tớ đã hỏi ông ấy trong mấy lá thư. Nhưng ông ấy thì, ừ, chẳng bao giờ trả lời cả.”

“Thuốc lá sẽ không giết được ai trừ khi người đó châm thuốc hút,” hắn nói rành rọt khi Mẹ vừa trờ xe đến. “Và anh chưa bao giờ châm điếu nào hết. Đó là một phép ẩn dụ, xem này: Ta đặt cái thứ giết người này ngay giữa hai hàm răng mà không cho nó sức mạnh để giết ai cả.”

“Mọi sự cứu rỗi đều mang tính tạm thời,” Augustus đáp lại. “Anh kéo dài được một phút cho bọn trẻ. Có lẽ đó là phút giúp chúng sống thêm một giờ, và một giờ đó giúp chúng sống thêm một năm. Sẽ không ai kéo dài thời khắc mãi mãi được cho bọn trẻ, Hazel Grace à. Nhưng mạng sống của anh kéo dài thêm một phút cho chúng. Và điều đó không hẳn là vô nghĩa.”

Phần lớn cuộc đời tôi được dành cho việc cố gắng không bật khóc trước mặt những người thương yêu tôi, vậy nên tôi hiểu Augustus đang cố gắng làm điều gì. Bạn cắn chặt răng. Bạn ngước nhìn lên. Bạn tự nhủ mình nếu họ thấy bạn khóc, nó sẽ thật đau đớn, và bạn sẽ chẳng là gì cả ngoại trừ Một Nỗi Đau trong cuộc đời của họ, và bạn không thể chỉ trở thành một nỗi đau được, thế nên bạn không khóc, và bạn tự nhủ tất cả những điều này trong khi nhìn lên cái trần nhà, và rồi bạn nuốt trôi tất cả mọi thứ cho dù cổ họng bạn không hề muốn khép lại rồi bạn ngắm nhìn những người thương yêu mình và mỉm cười. [Dòng suy nghĩ của Hazel Grace khi đối mặt với Augustus, khi biết bệnh của anh trở nặng]

Hazel Grace Lancaster, một cô gái 16 tuổi mắc chứng ung thư tuyến giáp di căn lên phổi, đã tham gia một nhóm giúp đỡ các bệnh nhân ung thư để chiều lòng mẹ mình. Tại đây, Hazel đã gặp được Augustus Waters, một chàng trai 17 tuổi với căn bệnh u xương ác tính phải cắt bỏ đi chiếc chân phải của mình và thay bằng chân giả. Augustus tham gia vào nhóm với mục đích để giúp đỡ một người bạn tên là Isaac cũng bị mắc chứng bệnh ung thư và sắp phải mất đi một bên mắt còn sót lại. Hazel và Augustus dần dần trở nên thân thiết và đồng ý trao đổi sách cho nhau. Augustus đã đưa Hazel cuốn The Price of Dawn và nhận lại tiểu thuyết An Imperial Affliction của tác giả Peter Van Houten viết về một cô gái tên Anna bị ảnh hưởng nặng nề bởi ung thư, giống như những gì mà Hazel đã từng trải qua. Sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết này, Augustus cảm thấy tức tối vì cuốn sách kết thúc một cách lưng chừng không một lời kết. Hazel cho biết tác giả của cuốn tiểu thuyết đã từ bỏ ý định viết tiếp cuốn sách và chẳng có một tin tức nào về ông cho đến giờ.

Một tuần sau đó, Augustus bật mí cho Hazel biết rằng cậu đã liên lạc được với người trợ lý của Van Houten, Lidewij, và nhờ đó có thể gửi tin nhắn cho ông thông qua e-mail. Cả hai người quyết định nhắn tin cho Van Houten để hỏi về cái kết của câu chuyện cũng như chuyện gì sẽ xảy ra với mẹ của Anna sau đó. Tin nhắn cuối cùng cũng đã được hồi đáp nhưng ông chỉ chịu trả lời những câu hỏi ấy khi được gặp mặt trực tiếp Hazel. Tại một buổi dã ngoại, Augustus cho Hazel biết rằng cậu sẽ đưa Hazel đến Amsterdam để gặp Van Houten khiến cô vô cùng bất ngờ.

Khi ở Amsterdam, Augustus bày tỏ tình cảm của mình dành cho Hazel. Hai người cuối cùng cũng đã gặp được Van Houten nhưng lại sốc khi nhận ra rằng ông ta là một kẻ nghiện rượu ích kỷ. Hoảng hốt trước những hành động ngang ngược của Van Houten, Lidewij thú nhận rằng mình đã tự ý thay ông sắp xếp cuộc hẹn này. Van Houten sau đó lại tiếp tục lăng mạ bệnh ung thư của Hazel khiến cô và Augustus phải tức giận bỏ về.

Augustus thú nhận với Hazel rằng sức khỏe của cậu không tốt như những gì cậu đã từng nói trước đây. Cả hai cùng khẳng định tình yêu và sự ủng hộ dành cho nhau. Trở về Indianapolis, bệnh tình của Augustus trở nên xấu đi khiến cậu phải nhập viện. Sợ rằng mình sẽ qua đời, Augustus mời Isaac và Hazel đến buổi “tiền đám tang” của mình và đọc thử bài điếu văn. Bệnh tình ngày càng tồi tệ khiến Augustus qua đời không lâu sau đó. Van Houten cũng đến dự đám tang của cậu và nói lời xin lỗi đến Hazel.

Hazel phát hiện ra rằng Augustus đang viết dở đoạn cuối của cuốn tiểu thuyết. Cậu nói rằng gặp phải tổn thương trên đời này là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta được quyền chọn lựa ai là người sẽ làm tổn thương chính mình. Augustus nói cậu đã rất hạnh phúc với lựa chọn của mình và hi vọng rằng Hazel cũng sẽ cảm thấy tương tự. Lời nói của Hazel rằng cô cũng hạnh phúc với chọn lựa của mình đã khép lại quyển sách.

Nếu bạn yêu thích cuốn sách, cảm thấy nội dung lôi cuốn, phù hợp với nhu cầu đọc của bản thân thì hãy mua SÁCH BẢN QUYỀN để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản, để lại cho bạn đọc những nhận xét chân thật nhất về cách hành văn, chất lượng sách.

Video liên quan

Chủ Đề