Trình bày đặc điểm các dạng địa hình chính trên Trái Đất

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa Lí lớp 6: Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

Quảng cáo

Lời giải:

Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. 

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

  • Câu hỏi 1 trang 136 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.....

  • Câu hỏi 2 trang 137 Địa Lí lớp 6: Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.....

  • Luyện tập và Vận dụng 2 trang 138 Địa Lí lớp 6: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?....

  • Luyện tập và Vận dụng 3 trang 138 Địa Lí lớp 6: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.....

  • Luyện tập và Vận dụng 4 trang 138 Địa Lí lớp 6: Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.....

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Học xong bài này, em sẽ:

  • Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
  • Kể được tên một số loại khoáng sản.
  • Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoáng sản. Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng?

1. Các dạng địa hình chính

a. Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Em có biết?

Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất xung quanh gọi là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

b. Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Em có biết?

Hi-ma-lay-a là dãy núi đồ sộ, với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới. Liền kề với dãy núi này là cao nguyên Tây Tạng – cao nguyên rộng nhất thế giới, với diện tích 2,5 triệu km2.

Câu hỏi:

  1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
  2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới [trang 96 – 97], kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

c. Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Em có biết?

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một địa điểm so với mực nước biển trung bình gọi là độ cao tuyệt đối của địa điểm đó.

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp gọi là độ cao tương đối của địa điểm đó. 

d. Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

Câu hỏi:

  1. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
  2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới [trang 96 – 97], kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

2. Khoáng sản

Em có biết?

Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên được hình thành qua các quá trình địa chất.

Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn [các loại quặng, than,…]. Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng [nước khoáng, dầu mỏ,…] hoặc trạng thái khí [khí thiên nhiên,…].

Khoáng sản trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thể phân ra ba nhóm.

Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài trăm năm, con người đã khai thác phần lớn trữ lượng khoáng sản đã thăm dò. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, hiệu quả.

Câu hỏi:

  1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.
  2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoáng sản.
  3. Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.

Luyện tập và Vận dụng

1. Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

2. Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoáng sản?

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3. Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

4. Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

>> Xem thêm: Nguyên nhân hình thành Núi Lửa và Động Đất – Địa Lí 6

Related

Video liên quan

Chủ Đề