Trình độ của nhà quản lý sản xuất là gì

Mô tả công việc quản lý sản xuất sẽ được Jobs365 đưa ra những thông tin cho bạn tìm hiểu trong bài viết này, theo như khảo sát thì hầu hết quản lý sản xuất là việc không thể thiếu trong những nhà máy hay xí nghiệp. Vậy, công việc quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất ra sao? Để trở thành nhà quản lý sản xuất giỏi bạn cần phải làm gì? Hãy cùng công ty Tuyển Dụng 365 xem ngay bài viết nhé.

Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất – Mục tiêu của quản lý sản xuất

Ở bất kỳ ngành công nghiệp nào thì công việc quản lý sản xuất cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa sao cho hiệu quả và đúng tiến độ, như vậy mới đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng theo như quy định của doanh nghiệp.

Hiểu đúng về quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp, thường các hoạt động này sẽ gắn liền các khu nhà máy, nhà xưởng và xí nghiệp sản xuất.

Vai trò của quản lý sản xuất chính là trực tiếp vào việc chuẩn bị kế hoạch, kiểm tra, giám sát tất cả các quá trình của sản xuất để đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được cung cấp đúng thời gian và đúng số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đã được đề ra trong kế hoạch sản xuất trước đó.

Mục tiêu của quản lý sản xuất

  • Thực hiện tốt việc sản xuất nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đúng với số lượng đã được đề ra và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Thiết lập và duy trì các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Đạt đến tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm cho Quý khách hàng.
  • Đảm bảo rằng trong quy trình tạo ra sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Dưới đây là 3 phương pháp quản lý sản xuất hay được áp dụng trong các doanh nghiệp:

  • Phương pháp tổ chức dây chuyền: phương pháp này được chia thành từng bước, thành những công việc nhỏ để tạo ra một trình tự hợp lý để có thể đáp ứng những yêu cầu về thời gian sản xuất quy định. Mỗi bộ phận sẽ thực hiện những công việc khác nhau sao cho phù hợp vì thế từng bộ bộ sẽ được cung cấp và trang bị những máy móc, thiết bị và dụng cụ dùng cho công việc. Quá trình này sẽ được hoạt động theo một chế độ hợp lý.
  • Phương pháp sản xuất theo nhóm: quy trình sản xuất cùng các công nghệ, máy móc và các dụng cụ được thiết kế để làm chung cho cả nhóm sao cho phù hợp với những chi tiết đã chọn trước đó. 
  • Phương pháp đơn chiếc: phương pháp này được sử dụng trong việc tổ chức sản xuất và chế biến những sản phẩm đơn chiếc hay những đơn đặt hàng nhỏ. Với phương pháp này, người ta chỉ quy định các công việc chung cần phải thực hiện những gì chứ không cần phải lập trình công nghệ cẩn thận cho từng sản phẩm một.

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Tùy vào nhu cầu và hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp mà việc mô tả công việc quản lý sản xuất cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây Jobs365 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về công việc quản lý sản xuất.

Nhiệm vụ chính

Phân tích lập kế hoạch và quản trị hoạt động, quản lý sản xuất gồm những công việc vụ thể:

  • Cùng với bộ phận kinh doanh của công ty lên kế hoạch phân tích đơn hàng của các khách hàng.
  • Nhận nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm thỏa thuận và chốt ngân sách, cùng thời gian sản xuất và chất lượng của sản phẩm dựa trên công suất và nguyên liệu hiện có.
  • Có nhiệm vụ lập kế hoạch cùng các lịch trình trong sản xuất nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
  • Phân công các nhiệm vụ công việc cụ cho từng bộ phận sản xuất.
  • Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu cùng với nhận sự phục vụ cho mỗi đơn hàng nhằm đảm bảo rằng quy trình sản xuất được hoạt động liên tục.
  • Cần phải lên kế hoạch để thực hiện công việc sao cho đúng tiến độ, các sản phẩm phải đạt chuẩn chất lượng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ tài chính cho phép.
  • Cân nhắc xem khối lượng công việc đang tồn động nhằm lập kế hoạch sản xuất cho những đơn hàng mới.

Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất gồm những công việc cụ thể sau:

  • Thực hiện việc chỉ đạo những đơn hàng cùng với việc lập kế hoạch điều chỉnh khi cần, phân công công việc cụ thể cho các trưởng bộ phận cùng với giám sát sản xuất.
  • Nhận nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và sửa đổi những hướng dẫn sản xuất.
  • Giám sát quá trình sản xuất cũng như làm việc của công nhân ở các bộ phận.
  • Phát hiện kịp thời khi sản phẩm bị lỗi.
  • Bảo đảm an toàn trong các hoạt động sản xuất hàng ngày.
  • Theo dõi quy trình cũng như tiến độ sản xuất.

Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty gồm những công việc cụ thể:

  • Lên kế hoạch tổ chức sửa chữa cung như bảo dưỡng các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất.
  • Lập kế hoạch chi tiết mua thêm máy cùng thiết bị mới để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và đưa lên cho cấp trên phê duyệt.
  • Bàn giao các phương tiện kỹ thuật cùng những hướng dẫn sử dụng máy móc cho nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật.

Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự gồm những công việc cụ thể sau:

  • Tổ chức, sắp xếp công việc cho công nhân trực thuộc cùng lên kế hoạch thực hiện các buổi kiểm tra tay nghề.
  • Lựa chọn ra những ứng viên có thể đáp ứng tốt được công việc theo yêu cầu của công ty.
  • Triển khai và lên kế hoạch để đào tạo nhân viên mới, nhằm đánh giá được năng lực của từng nhân viên để lên kế hoạch đào tạo những người có tiềm năng.

Kết luận:

Công việc quản lý sản xuất là bộ phận rất quan trọng trong các khâu sản xuất hiện nay doanh nghiệp đang rất cần những người tiềm năng với công việc này. Vì thế hãy học hỏi nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của từng doanh nghiệp. 

Công ty tuyển dụng Bình Dương 365 SHR là đơn vị chuyên cung cấp nhân sự cho các doanh nghiệp tại đây nhân viên được đào tạo bài bản và lành nghề để có thể đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua thông tin:

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ GIẢI PHÁP NHÂN SỰ 36

Địa chỉ: B15, Đường Phạm Văn Đồng, Khu Phố UNITOWN, Phường Hòa  Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: 035 2171 444

Website: //jobs365.vn/

Email:

Hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất đều có vị trí chuyên phụ trách việc quản lý sản xuất. Bởi vì điều này đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Nếu quan tâm đến vị trí quản lý sản xuất, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của Ms Uptalent để khám phá mô tả công việc, kỹ năng và cơ hội việc này dành cho vị trí này nhé!

1- Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là vị trí chịu trách nhiệm đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa sản xuất ra luôn theo đúng kế hoạch. Đây cũng là một trong những vị trí giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là vị trí gắn liền với các khu nhà máy, xưởng sản xuất hay xí nghiệp sản xuất.

Vai trò chính của quản lý sản xuất là lên kế hoạch, kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên tại các công ty nhỏ, quản lý sản xuất có thể kiêm nhiệm các vai trò khác như quản lý việc thu mua nguyên vật liệu, quản lý việc giao hàng,…

2- Mô tả công việc quản lý sản xuất

Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà công việc của quản lý sản xuất sẽ rất khác nhau. Nhưng sẽ có một số công việc mà vị trí quản lý sản xuất luôn phải thực hiện:

2.1- Lập kế hoạch và quản trị hoạt động sản xuất

Trước tiên quản lý sản xuất sẽ phối hợp với bộ phận kinh doanh để phân tích đơn hàng của khách hàng. Họ cũng làm việc với khách hàng để thỏa thuận về thời gian sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Từ những kết quả phân tích nhận được, quản lý sản xuất sẽ lập kế hoạch và lịch trình sản xuất phù hợp với đơn hàng của khách hàng.

Bên cạnh đó, quản lý sản xuất cũng chịu trách nhiệm xác định nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị và nhân sự cần thiết cho mỗi đơn hàng. Sau đó họ sẽ phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận có liên quan để đảm bảo hoàn thành tốt nhất tiến độ và các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Mặt khác, quản lý sản xuất cũng phải xem xét khối lượng công việc còn tồn đọng để lên kế hoạch thực hiện đơn hàng mới.

2.2- Kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất

Quản lý sản xuất sẽ phân công công việc cho các trưởng bộ phận và giám sát sản xuất, đồng thời họ cũng giám sát quá trình sản xuất và quá trình làm việc của công nhân cũng như các trưởng bộ phận để đảm bảo sử dụng nguyên liệu hợp lý, đúng quy trình sản xuất. Mặt khác, quản lý sản xuất cũng phải xác định các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất, chỉ đạo quá trình sản xuất, sắp xếp tăng ca và điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, đúng tiến độ, quản lý sản xuất cần theo dõi sát sao quá trình sản xuất để kịp thời phát hiện các sản phẩm bị lỗi, nhanh chóng điều tra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và khắc phục trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời quản lý sản xuất còn phải đảm bảo hoạt động sản xuất luôn diễn ra an toàn.

Những việc làm hấp dẫn

Quản Lý Sản Xuất

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Quản lý điều hành , Sản Xuất

Quản Lý Sản Xuất

Bình Dương , Bình Phước , Đồng Nai Dược/Công nghệ sinh học, Nông nghiệp/Lâm nghiệp , Sản Xuất

NHÂN VIÊN QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Hà nội QA/QC

Nhân Viên Quản Lý Sản Xuất

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Kho vận, Sản Xuất

Phó Phòng Quản Lý Sản Xuất

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Ngoài ra, quản lý sản xuất cũng có trách nhiệm xây dựng, bổ sung và sửa đổi các tài liệu hướng dẫn sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và soạn thảo các tài liệu mô tả sản phẩm. Họ sẽ phải đặt ra mục tiêu chất lượng sản xuất cụ thể và tiến hành đánh giá, giám sát liên tục.

2.3- Quản lý máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, quản lý sản xuất cần tổ chức việc bàn giao kỹ thuật và hướng dẫn nhân viên, công nhân nhà máy cách sử dụng máy móc, thiết bị. Định kỳ cần tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị hư hỏng. Đồng thời quản lý sản xuất còn phải có kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị mới để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn đạt hiệu suất tối ưu.

2.4- Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự sản xuất

Trách nhiệm của quản lý sản xuất là sắp xếp công việc, chức vụ cụ thể cho nhân viên thuộc quyền quản lý. Đồng thời còn phải tổ chức các buổi kiểm tra tay nghề cho nhân viên sản xuất.

Quản lý sản xuất sẽ dựa vào tình hình, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp mà phối hợp cùng bộ phận nhân sự để tuyển dụng thêm nhân sự cần thiết cho hoạt động sản xuất. Họ cũng tham gia vào quá trình phỏng vấn để tìm được những nhân sự phù hợp nhất, có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó, quản lý sản xuất cũng phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho những nhân sự mới và nhân viên tiềm năng. Định kỳ cần tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên sản xuất và có đề xuất khen thưởng phù hợp nhằm động viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc.

3- Các kỹ năng vị trí quản lý sản xuất cần phải có

Một nhà quản lý sản xuất giỏi cần có các kỹ năng quan trọng sau:

3.1- Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất

Quản lý sản xuất cần nắm vững các yêu cầu, chỉ tiêu và các đặc trưng của sản phẩm để có thể lập kế hoạch sản xuất phù hợp và tổ chức việc sản xuất hợp lý, khoa học, có tính khả thi cao. Từ đó có thể đem lại hiệu quả sản xuất tốt nhất.

3.2- Xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp

Quá trình sản xuất thường bao gồm nhiều công đoạn và có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy, quản lý sản xuất sẽ phải am hiểu rõ các công đoạn sản xuất cũng như các bộ phận tham gia vào hoạt động sản xuất để xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp. Điều này sẽ giúp đội ngũ sản xuất luôn làm việc với hiệu suất tốt nhất và đáp ứng được tiến độ sản xuất.

3.3- Hoạch định lịch trình sản xuất

Quản lý sản xuất sẽ phải sắp xếp mọi việc phù hợp và linh hoạt để có thể đáp ứng tốt nhất các tính chất, yêu cầu của từng công việc, giai đoạn sản xuất. Từ đó có thể giúp các bộ phận tham gia vào hoạt động sản xuất làm việc thuận lợi và hiệu quả.

3.4- Tạo động lực cho nhân viên

Một quản lý sản xuất giỏi cần có khả năng theo dõi và đánh giá đúng hiệu quả công việc của nhân viên. Từ đó có quyết định khen thưởng, đãi ngộ phù hợp giúp nâng cao tinh thần và hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó quản lý sản xuất còn phải nắm bắt tốt tính chất công việc và áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để có thể tăng hiệu quả lao động và giảm thời gian làm việc.

3.5- Giao tiếp tốt

Biết cách nói chuyện và truyền đạt thông tin hiệu quả rất quan trọng với quản lý sản xuất. Bởi vì vị trí này phải thường xuyên làm việc, tiếp xúc với ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên sản xuất và nhân viên các bộ phận khác. Hơn nữa, giao tiếp tốt còn giúp quản lý sản xuất tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, hữu ích cho công việc của họ.

4- Tìm việc làm quản lý sản xuất

Nếu yêu thích công việc quản lý sản xuất, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn thú vị. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:

4.1. Quản lý sản xuất ngành gỗ

Mô tả công việc:

- Kiểm tra bản vẽ thiết kế, tư vấn cho bộ phận thiết kế, giám đốc nhà máy về những điểm cần sửa đổi để phù hợp với máy móc, thiết bị, nhân lực nhằm đảm bảo năng suất và yêu cầu thiết kế.

- Nhận lệnh sản xuất, bản vẽ từ cấp trên, lập quy trình sản xuất.

- Xác định khối lượng nguyên vật liệu và các loại máy móc, thiết bị, công cụ cần thiết.

- Quản lý, giám sát, giao việc cho thợ vận hành máy, thợ phụ từ công đoạn cấp liệu, định hình, lắp ráp, chà nhám để đảm bảo tốt nhất các chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Căn chỉnh máy, làm rập và hướng dẫn thợ chính, thợ phụ trong công việc.

- Lập kế hoạch phân bổ nhân lực giữa các công đoạn để đảm bảo tính đồng bộ trong sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nhân công.

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Yêu cầu công việc

- Có kinh nghiệm 3 năm làm quản lý sản xuất tại công ty sản xuất đồ gỗ nội thất.

- Có thể quản lý được các khâu từ phôi cho đến thành phẩm.

- Có kỹ năng quản lý nhóm, đào tạo, tuyển dụng.

4.2. Quản lý sản xuất ngành may mặc

Mô tả công việc

- Làm việc với khách hàng để thiết lập và chốt thỏa thuận về ngân sách, thời gian giao hàng và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

- Lập kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất, sử dụng đúng lao động và vật tư cũng như thiết bị phù hợp cho mỗi đơn hàng.

- Lên lịch trình cụ thể cho từng nhiệm vụ từ quy trình sản xuất cho đến khâu thực hiện và giao sản phẩm.

- Kiểm soát hoạt động sản xuất.

- Làm việc với đội ngũ thiết kế, pattern maker, khách hàng và bộ phận kiểm soát chất lượng QA, QC,…

- Trực tiếp làm việc với nhà máy, xưởng gia công, quản lý đơn đặt hàng từ khách hàng bán lẻ và bán buôn.

- Làm việc với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.

- Làm việc với các kỹ thuật viên bảo trì để khắc phục kịp thời các sự cố sản xuất như lỗi máy, lỗi kỹ thuật,…

Yêu cầu công việc

- Có kiến thức về sản xuất và quy trình sản xuất hàng dệt may.

- Có kỹ năng quản lý kinh doanh, quản lý dự án.

- Có kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và lập kế hoạch.

- Kỹ lưỡng, cẩn trọng và chú ý đến các chi tiết.

- Có kỹ năng phục vụ khách hàng.

- Có kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp tốt với đồng nghiệp hay các bộ phận liên quan.

- Có khả năng sắp xếp, quản lý thời gian và công việc tốt.

- Có thể sử dụng thành thạo máy tính, phần mềm quản lý hay các ứng dụng liên quan đến công việc.

4.3. Quản lý sản xuất thực phẩm

Mô tả công việc

- Phát triển quy trình chế biến sản xuất sản phẩm mới.

- Quản lý chất lượng sản phẩm đồng thời quản lý máy móc thiết bị, CCDC, nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm.

- Đào tạo và tập huấn nhân sự để nâng cao tay nghề.

- Xây dựng quy trình sản xuất.

- Lập và tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất.

- Quản lý hồ sơ, tài liệu và nội vụ tại phân xưởng.

- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ định của GĐSX và BGĐ Công ty.

Yêu cầu công việc

- Có kinh nghiệm về ISO, HACCP.

- Có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên.

- Thành thạo tin học văn phòng.

- Có kiến thức và am hiểu về các văn bản pháp Luật ngành.

- Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục, đàm phán.

- Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề phát sinh.

- Có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thực phẩm.

4.4. Quản lý sản xuất tại các nhà máy sản xuất

Điểm đặc trưng của vị trí này là bạn có thể tìm thấy việc làm tại các khu vực có nhiều nhà máy, xưởng sản xuất. Chính sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp đã tạo nên rất nhiều cơ hội việc làm quản lý sản xuất. Các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất đều thường xuyên tuyển dụng vị trí này.

Vì vậy, chỉ cần bạn đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, kỹ năng và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất đều có thể ứng tuyển. Nói cách khác, luôn có sẵn việc làm quản lý sản xuất, chỉ là bạn có đủ trình độ và kinh nghiệm để đảm nhận hay không mà thôi.

Với những chia sẻ trên đây về mô tả công việc, kỹ năng và việc làm quản lý sản xuất, hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về vị trí công việc này. Nhìn chung, đây là công việc có triển vọng và nhu cầu tuyển dụng lớn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy yêu thích và có thể đáp ứng được yêu cầu công việc hãy tự tin ứng tuyển vị trí quản lý sản xuất tại HRchannels.com để tìm được việc làm như mong muốn.

------------------------------------

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: /
Website://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


Video liên quan

Chủ Đề