Trò chơi khám phá môi trường xung quanh

PHÒNG GD&ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG***************MÃ SKKNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀITHIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNHTHÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHO TRẺ MẪUGIÁO LỚN 5-6 TUỔILĩnh vực/ Môn: GIÁO DỤC MẪU GIÁOCấp học: MẦM NONTài liệu kèm theo: Đĩa CD minh họa các trò chơi trên Power PointVà các trò chơi tại các góc hoạt độngNĂM HỌC 2015 -2016MỤC LỤCNỘI DUNGTRANGPHẦN I. DẶT VẤN ĐỀ1PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ31.Những nội dung lý luận có liên quan đến việc thiết kế tổchức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thếgiới động vật trong hoạt động khám phá của trẻ mẫu giáolớn 5-6 tuổi1.1.Vai trò của trò chơi học tập đối với hoạt động nhận thứccủa trẻ mẫu giáo.1.2. Trò chơi học tập đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ MGđặc biệt là hình thành biểu tượng về thiên nhiên nói chung, vềthế giới động vật nói riêng.1.3. Nội dung hình thành biểu tượng về thế giới động vậtcho trẻ MG lớn 5-6 tuổi.2.Thực tế việc thiết kế tổ chức trò chơi học tập nhằm hìnhthành biểu tượng về thế giới động vật trong hoạt độngkhám phá của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi2.1: Điều tra thâm niên dạy lớp Mẫu giáo lớn của GV2.2.Thực trạng nhận thức của trẻ về thế giới động vật2. 3. Thực trạng việc thiết kế tổ chức trò chơi học tập cho trẻmẫu giáo lớn 5-6 tuổi nhằm hình thành biểu tượng về thế giớiđộng vật .3.Các biện pháp tiến hành việc thiết kế và tổ chức trò chơihọc tập nhằm hình thành biểu tượng về thế giới động vậtcho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi3.1.BIỆN PHÁP 1: Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thếgiới động vật3.2.BIỆN PHÁP 2: Tìm hiểu về cách xây dựng trò chơi họctập và tổ chức thực hiện.3.3. BIỆN PHÁP 3 : Lên kế hoạch thiết kế các trò chơi họctập trong hoạt động khám phá thế giới động vật cho trẻ mẫugiáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non3.4.BIỆN PHÁP 4: Thiết kế và tổ chức trò chơi học tập nhằmhình thành biểu tượng về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo lớn5-6 tuổi33456667991824253.5. BIỆN PHÁP 5: Sưu tầm, sáng tạo một số bài vè, bài thơvề các con vật.464. Kết luận và khuyến nghị49TÀI LIỆU THAM KHẢO54Phụ lục I55Phụ lục II57Phụ lục III58Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiThiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiPHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀChúng ta đang sống và làm việc trong những năm đầu của thế kỷ XXI.Vớisự thay đổi cơ bản của cơ cấu xã hội để tiếp thu nền văn minh phát triển cao. Đólà nền văn mình trí tuệ trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong nềnvăn minh ấy, trình độ phát triển cao cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin đòihỏi mọi người phải tích cực nhận thức về thế giới xung quanh và cải tạo thế giới.Vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay là bảo vệ môi trường sống, bảo vệđộng vật. Có rất nhiều loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệtchủng do sự tàn phá, thiếu ý thức của con người.Một xã hội phát triển như vậy đòi hỏi con người phải có những phẩm chất,nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạochính mình. Đảng đã chỉ rõ vai trò của nghành giáo dục “Đầu tư cho giáo dục làđầu tư cho tương lai”Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,nó có một vị trí quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cáchcủa con người. Có thể nói sự phát triển nhân cách nói chung và kết quả học tập ởtrường phổ thông, đặc biệt là ở lớp 1 phụ thuộc khá lớn vào những vấn đề trẻ đãđược tiếp thu giáo dục tại cấp học mầm non.Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo chơi là hoạt động chủ đạo , hoạt động chơi quyếtđịnh sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là hoạt động độclập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi học tập trẻ rèn luyện tínhsáng tạo, ôn luyện các vấn đề thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức.Phát triển về nhận thức thế giới xung quanh trẻ, trong đó thế giới độngvật là một trong những nhiệm vụ dạy học ở mẫu giáo. Nhiệm vụ này được thựchiện bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau: các trò chơi, các cuộc thửnghiệm, quan sát các con vật, chuyện kể, đố giải, đồng dao.v.v..Một trong những nhiệm vụ giáo dục trí tuệ của trẻ mẫu giáo lớn là: tổchức các trò chơi học tập để hình thành biểu tượng về thế giới động vật chínhxác và phong phú cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có dịp so sánh, nhận xét sựgiống và khác nhau giữa 2 con vật theo những dấu hiệu rõ rệt. Biết phân nhómcác con vật theo các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, nơi sống.Giúp trẻ biết mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống với vân động hoặccách kiếm ăn của một số con vật nuôi. Từ đó phát triển óc quan sát, tính hamhiểu biết, trẻ có suy nghĩ mạch lạc, không tuỳ tiện, không tản mạn, trẻ yêu quýcon vật, mong muốn được chăm sóc nuôi và một số kỹ năng, thói quen chăm1Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổisóc, bảo vệ vật nuôi. Giúp trẻ lĩnh hội kiểu tư duy logic để trẻ chuẩn bị vốnkiến thức tốt. Đó là điều kiện vô cùng quan trọng, làm cơ sở, là tiền đề chobước nhận thức cao hơn theo suốt trẻ trong các cấp học sau này.Qua quá trình giáo dục trẻ hình thành biểu tượng về thế giới động vật trẻdần dần mở rộng sự hiểu biết về thế giới động vật, có nhu cầu khám phá về têngọi, hình dạng, vận động, lợi ích, môi trường sống, phân nhóm. Tổ chức tròchơi học tập là con đường hình thành biểu tượng về thế giới động vật cho trẻmẫu giáo lớn một cách nhanh nhất, tích cực nhất bởi tính vui chơi - học tập,học mà chơi, chơi mà học độc đáo của nó.Thực hiện dạy học theo phương châm học thông qua hoạt động vui chơigiúp cho trẻ tích cực hoạt động, phát huy các kỹ năng song, phát triển một cáchtoàn diện. Hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mầm non rất phong phú và đa dạng:trò chơi học tập, trò chơi dân gian, trò chơi vận động.v.v…Mỗi loại trò chơiđều có nét đặc trưng thú vị riêng của nó. Trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáoluôn được người lớn, nhất là các cô giáo mầm non quan tâm tổ chức. Tuynhiên, trong thực tế hiện nay không phải giáo viên và trường mẫu giáo nàocũng thiết kế và tổ chức được những trò chơi học tập phù hợp và bổ ích cho trẻ.Với kinh nghiệm của một người giáo viên trực tiếp chămsóc và giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Một đứa trẻ muốn phát triểntoàn diện thì phải kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục.Trong hoạt động giáo dục có nhiều lĩnh vực phát triển, mỗi mặtphát triển và mỗi hoạt động đều có tác dụng riêng và gópphần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cáchtrẻ đặc biệt là qua các trò chơi học tập trong hoạt động làmquen các biểu tượng về thế giới động vậtViệc nghiên cứu tổ chức các trò chơi học tập dành cho trẻ mẫu giáo lớnđể hình thành biểu tượng về thế giới động vật còn chưa được chú trọng, hìnhthức nội dung chưa phong phú nhất là ở các trường thành phố việc tiếp xúc vớithế giới động vật còn hạn chế, chỉ trong các vườn thú hay qua tranh ảnh. Việctổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế giới động vậtcòn gặp một số hạn chế như: quá trình tư duy, khả năng phân tích, so sánh vàtổng hợp các tiết học, các trò chơi làm trẻ mệt mỏi, căng thẳng, không gâyhứng thú cho trẻ, đặc biệt chưa làm nổi bật chủ đề, các trò chơi còn đơn điệuchưa phong phú , hoặc nếu có thì còn mạng nặng tính hình thức , đồ dùng, đồchơi còn chưa mang tính ứng dụng cao.Vì vậy kết quả thu được còn rất thấp,chưa hấp dẫn, chưa phát huy được hoạt động tích cực của trẻ. Chính điềunày làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình2Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổitrạng trên. Vì vậy tôi chọn đề tài: Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tậpnhằm hình thành biểu tượng về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi .* Mục đích của đề tài:- Góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm nontrong việc thiết kế tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thếgiới động vật cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non……… QuậnHai Bà Trưng.* Khách thể và đối tượng nghiên cứu:Khách thể nghiên cứu:+ 30 trẻ 5 - 6 tuổi thuộc 02 lớp mẫu giáo: A1 – A2 trường …… QuậnHai Bà TrưngĐối tượng nghiên cứu:+ Các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế giới độngvật ở trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi.*. Phạm vi nghiên cứu.Căn cứ vào khả năng thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên tôichỉ nghiên cứu trong phạm vi: Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập nhằmhình thành biểu tượng về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ởtrường mầm non …..Quận Hai Bà Trưng.PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THIẾTKẾ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂUTƯỢNG VỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁMPHÁ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI1.1. Vai trò của trò chơi học tập đối với hoạt động nhận thức của trẻmẫu giáo.“Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo”, chính trò chơi đã gâyra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâmlý của trẻ, làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo.Trong hàng loạt công trình khoa học nghiên cứu của các nhà khoa học trênthế giới về trò chơi học tập của trẻ em mẫu giáo đều chỉ ra rằng: Trong các trò3Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổichơi, đặc biệt là trò chơi học tập đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất phức tạp, trẻphải huy động trí tuệ của mình tới mức tối đa để giải quyết nhiệm vụ nhận thứcmà trò chơi đặt ra. Vì thế, nó tạo điều kiện nâng cao tính tích cực nhận thức củatrẻ mẫu giáo.Trò chơi học tập có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triểnnhân cách nói chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi học tậpchẳng những dạy cho trẻ trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường khôngchịu lùi bước trước khó khăn mà còn giúp trẻ tự tin vào bản thân, tính hài hước,tính tổ chức, tính kỷ luật, lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương.Trò chơi học tập không chỉ có nguồn sống nuôi dưỡng trẻ về cả thể chất lẫntâm hồn mà là nguồn thông tin vô tận, là điều kiện thuận lợi để phát huy khảnăng độc lập, óc sáng tạo của trẻ. Trạng thái xúc cảm lành mạnh trong khi chơithúc đẩy sự phát triển các quá trình tâm lý của trẻ như: tri giác, cảm giác, tư duy,chú ý, ghi nhớ, ngôn ngữ.Trong trò chơi, đứa trẻ có thể làm được những việc cao hơn so với khảnăng thực của nó, trẻ thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ và thực hành.1.2. Trò chơi học tập đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo đặcbiệt là hình thành biểu tượng về thiên nhiên nói chung, về thế giớiđộng vật nói riêng.Trò chơi học tập như là dạng thực hành trong đó trẻ vận dụng vốn hiểubiết, khả năng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới dạnghoạt động chơi không bị gò bó, tạo nên hoàn cảnh chơi sinh động, đòi hỏi trẻvận dụng tri thức một cách linh hoạt, kỹ năng hoạt động nhám, thúc đẩy hoạtđộng trí tuệ đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển mạnh.Các thao tác tư duy được hình thành và phát triển qua trò chơi học tập,trẻ tiếp thu lĩnh hội và khắc sâu tri thức hình thành và phát triển những biểutượng rõ rệt về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Trên cơ sở đó nhữngphẩm chất trí tuệ cần thiết cho trẻ được hình thành và phát triển: nhanh trí, linhhoạt, sáng tạo, khéo léo, tính kiên trì, có tính kỷ luật cao…Trò chơi học tập tạo khả năng thực hiện nhiệm vụ giáo dục và dạy họcthông qua hình thức trò chơi vừa sức và hấp dẫn đối với trẻ. Giải quyết nhiệmvụ đạt kết quả cao nhưng nhẹ nhàng và thoải mái. Do đó trò chơi hoc tập được4Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổisử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻmẫu giáo.Như vậy trò chơi học tập có tác dụng sâu sắc tới trẻ mẫu giáo, nó đượccoi là phương tiện để hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ. Tròchơi học tập góp phần phát triển trí tuệ, đồng thời góp phần giáo dục phẩm chấtđạo đức: tính thật thà, tính tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, nhường nhịn…Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu về sự hình thành và phát triểncủa trò chơi cũng như vai trò của nó trong giáo dục trẻ em Việt Nam, đó là:Ngô Công Hoàn - nhà giáo dục học, Nguyễn Ánh Tuyết - nhà tâm lý học, ĐàoThanh Âm – nhà giáo dục học và tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc trung tâmnghiên cứu giáo dục mầm non Viện khoa học giáo dục và một số nhà tâm lýhọc, giáo dục học khác.1.3. Nội dung hình thành biểu tượng về thế giới động vật cho trẻ mẫugiáo lớn 5-6 tuổi.Bắt đầu từ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có thể lĩnh hội tri thức về sự thích ứngcủa động vật với điều kiện sống: Cách thức bảo vệ có liên quan đến đặc điểmnơi cư trú. Có thể hướng dẫn trẻ làm quen với cách thức tự bảo vệ của động vậtnhư thay đổi mầu sắc, xù lông tức giận hay giao chiến …Trẻ mẫu giáo thườngkhông biết đầy đủ và đúng về mối quan hệ của động vật với môi trường sống,về sự thích ứng của chúng với điều kiện sống, nơi ở của động vật, không biếtích lợi của một số động vật. Hứng thú của trẻ với động vật thường không sâusắc, chúng chỉ chú ý tới đặc điểm nổi bật bên ngoài, không có khả năng chú ýquan sát lâu. Vì vậy việc hướng dẫn trẻ làm quen với động vật cần chú ý lựachọn nội dung nhằm làm chính xác hóa, bổ xung, mở rộng tri thức về động vật,hình thành ở trẻ sự hứng thú, sự chú ý và thái độ đúng với động vật.Nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với động vật bao gồm những tri thức cóliên quan đến hiểu biết của trẻ về động vật, hướng đến sự phát triển nhận thức;các nguyên tắc hành vi của trẻ đối với tự nhiên, các chuẩn mực đạo đức trongquan hệ với động vật được thể hiện ở các hình thức tác động qua lại giữa conngười và động vật (biện pháp giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ).Đó là những biểu tượng phong phú, được chính xác hoá, hệ thống hoátheo nhóm đối tượng (các con vật nuôi trong gia đình , có mỏ, có 2 chân, cócánh; các con vật có 4 chân, đẻ con;các con vật sống trong rừng; các con vậtsống dưới nước, côn trùng…). Các đặc điểm riêng về thức ăn, nơi sống,5Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi….Những đặc điểm bên ngoài của con vật, phân loại, so sánh sự giống và khácnhau( theo nhóm ), ích lợi , tác hại đối với con người và môi trường sống. Dựavào việc cung cấp cho trẻ những biểu tượng của một số loại đối tượng cùngloại, nhận biết và phân biệt chúng theo những dấu hiệu đặc trưng bên ngoài,biết tách ra những dấu hiệu đặc trưng cho đối tượng, hướng chúng vào miêu tả,so sánh và phân nhóm không phải một cách bất động, khô cứng mà ở trạng tháibiến đổi và phát triển trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau.2. THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬPNHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬTTRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 -6TUỔI2.1. Điều tra thâm niên dạy lớp mẫu giáo lớn của giáo viên tại nhàtrườngTừ 5-9 nămSố GVTỷ lệ%125%Từ 10-15 nămSố GVTỷ lệ%125%Trên 15 nămSố GVTỷ lệ%250%Nhận xét:Số GV tham gia khảo sát ở lớp MG lớn: 04 giáo viên, đã được đào tạochuẩn. Đã có thâm niên công tác lâu, có chuyên môn sâu về MG, có nhiều kinhnghiệm, sáng tạo, có nghệ thuật và phương pháp dạy hay trong chương trìnhCS-GD trẻ mẫu giáo lớn hiện hành, đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.Kế hoạch năm học của khối mẫu giáo lớn được xây dựng dựa trên chươngtrình khung của Phòng giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng và theochương trình giáo dục mầm non mới của Bộ, phù hợp với đặc điểm nhà trường.Nhà trường tuy mới thành lập nhưng có đội ngũ ban giám hiệu có kinhnghiệm trong mọi phong trào, sát sao về chuyên môn. Cơ sở vật chất, trangthiết bị, dồ dùng đồ chơi đầy đủ, phân tách lớp theo độ tuổi, trẻ khoẻ mạnh,hồn nhiên, có nề nếp trong mọi hoạt động học tâp, vui chơi. Tổ chức các hoạtđộng CS - GD trẻ theo đúng chương trình giáo dục mầm non của Bộ.2.2.Thực trạng nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về thế giới động vậtKết quảTT1Nội dungNhận biết tên gọi, màu sắc, một số bộ6SốtrẻĐ%CĐ%Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi234567phận đặc trưng và chức năng của chúng,tiếng kêu, vận động chính, thức ăn, sinhsản, nơi sống, công dụng của một sốđộng vật gần gũi, quen thuộc (động vậtnuôi; động vật sống trong rừng; động vậtdưới nước, côn trùng)Khám phá sự phù hợp giữa cấu tạo củađộng vật với vận động và tập tính củachúng. Nhận biết sự đa dạng, phong phúcủa chúng theo môi trường sống, thứcăn…Biết so sánh đặc điểm khác và giốngnhau của 2 con vật, nhóm các con vật.Biết nhu cầu của động vật: cần có nơi ở,có thức ăn, nước uống, cần chăm sóc khiốm đau. Biết động vật cũng biết vuibuồn, biết biểu lộ tình cảm, biết phảnứng mạnh mẽ với các điều kiện môitrường.Dạy trẻ cách thức biểu lộ tình cảm, chămsóc, bảo vệ những con vật gần gũi. Giáodục ý thức tự giác bảo vệ, chăm sóc vậtnuôi.Phân nhóm các con vật theo dấu hiệuchung :Hình thái, nơi ở, môi trường sống, cấu tạo đặc biệt, thức ăn, ích lợi, tác hạiBiết hành vi của con người có ảnhhưởng đến môi trường và thế giới độngvật và có thái độ đánh giá.3023 77% 723%3019 63% 1137%3022 73% 827%3018 60% 1240%3017 57% 1343%3017 57% 1343%3016 53% 1447%2. 3. Thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổinhằm hình thành biểu tượng về thế giới động vật tại nhà trường .TT12Nội dungNhận thức của giáo viên về vai trò của việc tổ chức trò chơihọc tập nhằm hình thành biểu tượng về thế giới động vật.Số giáo viên đồng ý với ý kiến để củng cố hệ thống hoákiến thức phát triển các giác quan gây hứng thú học tập cho7%100%85%Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổitrẻ.345Dạy trẻ kiến thức mớiTrò chơi học tập nhằm củng cố hệ thống hoá kiến thức pháttriển trí tuệ, rèn kỹ năng, kỹ xảo để dạy trẻ kiến thức mới.Khi tổ chức dạy trẻ các trò chơi học tập để cung cấp kiếnthức mới thì yêu cầu sự cố gắng rất lớn của cô và cháu.77%66%95%Qua nghiên cứu thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập ở trẻ mẫu giáolớn thường tổ chức sau các tiết học nhằm củng cố các kiến thức của các bàidạy trước, giúp trẻ hình thành biểu tượng về thế giới động vật. Song vớichương trình đổi mới hiện nay việc tổ chức các trò chơi học tập còn đan xentrong cả tiết học, các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trờilàm thay đổi hình thức học xen lẽ giữa động và tĩnh, kích thích thu hút trẻ tronghoạt động chơi mà học để hình thành và khắc sâu biểu tượng về thế giới độngvật cho trẻ mẫu giáo lớn đạt hiệu quả cao hơn.Từ nghiên cứu thực trạng trên tôi rút ra được nguyên nhân sau:Nguyên nhân chủ quan:+ Nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi học tập với việc dạy trẻđúng nhưng chưa phong phú. 100% giáo viên cho rằng trò chơi học tập làphương tiện quan trọng để cung cấp kiến thức cho trẻ nhưng việc tổ chức cáctrò chơi học tập sát với nội dung các bài học theo chủ điểm để trò chơi học tậphình thành biểu tượng về thế giới động vật cho trẻ còn khó khăn.+ Về phương pháp thì đa số giáo viên cho phương pháp tốt nhất làphương pháp trực quan và phương pháp dùng lời nói.Vì vậy đòi hỏi điều kiệnvề cơ sở vật chất phải đầy đủ, năng lực sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệthông tin của giáo viên cũng phần nào hạn chế đến kết quả.+ Giáo viên chưa khai thác hết nội dung trò chơi trong chương trìnhchăm sóc giáo dục trẻ (chương trình giáo dục mầm non mới).+ Giáo viên chưa thường xuyên đầu tư thiết kế, bổ sung các trò chơimới, phù hợp từng chủ điểm nhằm phát huy khả năng sáng tạo, tích cực hoạtđộng.Nguyên nhân khách quan:+ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi chưa nhiều, chưa phongphú, đa dạng. Đồ chơi còn mang nặng tính hình thức đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều8Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổicông sức của giáo viên, luật chơi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt và phù hợp vớitừng nội dung cần ôn luyện củng cố cho trẻ.+ Chất lượng của đồ chơi chưa sinh động, một số đồ chơi mà cô tự tạochưa bền, mức độ thẩm mỹ chưa cao, mất nhiều công sức chuẩn bị mà hiệu quảsử dụng thấp.+ Các trò chơi chưa phong phú và còn nặng nề, chưa tạo sự thu hút vớitrẻTừ những kinh nghiệm đã tích luỹ, kết hợp với việc nghiêncứu tài liệu, tập san, qua đài - báo, ti vi và qua thực tế giảngdạy của hoạt động tổ chức các trò chơi học tập nhằm hìnhthành biểu tượng vầ thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6tuổi tôi đã sử dụng một số biện pháp sau3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨCTRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀTHẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 -6 TUỔI3.1.BIỆN PHÁP 1: Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thế giới động vật3.1.1Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thế giới động vật3.1.1.1. Sử dụng công nghệ thông tin:Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thốngmạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cáchmạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính vì vậy ngay từcấp học mầm non trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phầncủa hoạt động giáo dục không thể thiếu (chuyên đề công nghệ thông tin). Khôngchỉ với người lớn mà đối với trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin còn luônmang lại nhiều điều kì thú và hữu ích trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống.Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ về thế giới độngvật không phải con vật nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là vớihoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, trong rừng,côn trùng …. , hay chúng ta không thể có thời gian để chứng kiến những hiệntượng trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản của một số loại vậtnuôi, quá trình phát triển của chúng…chính vì vậy để trẻ được tìm hiểu thế giớixung quanh một cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiếthọc là một việc cần thiết.9Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiĐược ưu thế là một giáo viên có khả năng sử dụng công nghệ thông tin kháthành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin nhưcác bài power point, các băng hình về đời sống động vật, các trò chơi vào cáctiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết khám phákhoa học trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết về thế giớiđộng vật một cách hữu hiệu hơn.Ví dụ 1: Tìm hiểu về “Vòng đời của con bướm” – Chủ đề nhánh Côn trùngThông qua việc trình chiếu và xem phim trẻ như được giải trí và cũng là khilượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ về vòng đời của sâu bướm đảm bảo trọnvẹn với hình thức này.Ví dụ 2: Tìm hiểu về “Thế giới muôn màu dưới đáy đại dương” Chủ đề nhánh:Những con vật sống dưới nướcTrẻ xem đoạn băng hình và được tận mắt quan sát hình dạng, sự chuyển độngcủa các loài sinh vật biển. Từ đó trẻ khắc sâu thêm kiến thứcĐịa chỉ các trang mạng để sưu tầm băng hìnhhttps://www.youtube.com/watch?v=Ti844S3oMyMhttps://www.youtube.com/watch?v=Ks3LbaJ7lfAhttps://www.youtube.com/results?search_query=th%E1%BA%BF+gi%E1%BB%9Bi+mu%C3%B4n+lo%C3%A0ihttps://www.youtube.com/results?search_query=th%E1%BA%BF+gi%E1%BB%9Bi+c%C3%B4n+tr%C3%B9ng3.1.1.2.Cho trẻ xem tranh ảnh, tô màu, làm sách về thế giới động vật10Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiTrẻ xem tranh ảnh, đàm thoại về các con vậtTô màu, vẽ về các con vật bé thích11Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiLàm sách về các chủ đề nhánh của THẾ GIỚI DỘNG VẬT3.1.1.3.Trang trí môi trường lớp :Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chúý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm với thế giới động vật trong lớp học rấtcần thiết để làm nổi bật chủ đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rãnhrỗi tôi và trẻ thường tô màu, vẽ, cắt dán, các con vật để trang trí lớp theo chủđiểmCô và trẻ cùng trang trí mảng chủ điểmCác góc hoạt động sử dụng các sản phẩm của trẻ12Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi13Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi14Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi15Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi3.1.2.Kết hợp với phụ huynh học sinh để tăng vốn hiểu biết của trẻ về thếgiới động vậtĐể nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có sựgiáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiếttôi thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giảiquyết khó khăn của phụ huynh vì thế ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểuthêm về các hoạt động của trẻ trong trường mầm non trường tôi đã tổ chức họpphụ huynh và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.Thường xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ, tình hình học tập củatrẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về tìnhhình học tập của trẻ ở lớp, về các chủ đề chủ điểm trẻ đang học giúp phụ huynhnắm rõ từ đó có thể tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm ở nhà, củng cố thêmkiến thức.Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới động vật” – Chủ đề nhánh những con vật nuôitrong gia đình.Tôi trao đổi nội dung nhờ phụ huynh cho trẻ có điều kiện quansát, tìm hiểu đặc điểm riêng, thức ăn và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đìnhtrẻ hặc người thân ( Bể cá cảnh, mèo, chó, chim …) Từ đó giúp trẻ có vốn hiểubiết và trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trẻ ham học hỏi trong giờ khám phá trênlớp.Phụ huynh mang lồng chim, bể cá cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, chăm sóctại góc thiên nhiên của lớp16Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiVận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùngnhư có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật , một số thú nhồibông, bể cá trang trí ở góc thiên...Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nàotôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay vềnhà các bậc phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấpcho trẻ một số kiến thức để cho trẻ học tập tốt hơn.Ví dụ: Trong chủ đề: Những con vật sống trong rừng, tôi thông báo với phụhuynh nội dung chủ đề nhánh và đề nghị phụ huynh cho trẻ đi tham quan côngviên Thủ Lệ, để trẻ được quan sát các con vật sống trong rừng, trò chuyện giớithiệu cho trẻ biết tên gọi, thức ăn, môi trường sống …Gợi ý giúp gia đình hướngdẫn trẻ làm quen tạo tâm thế bước vào chủ đề …giúp trẻ tiếp cận với chủ đề.Trăm nghe không bằng một thấy nên phụ huynh cùng giáo viên có thể tổ chức17Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổicho trẻ đi thăm quan thực tế …chắc chắn nó sẽ để lại ấn tượng sâu đậm tronglòng trẻ.Trao đổi với phụ hunh học sinh về chương trình học, nội dung các chỉ sốcần đạt trong chủ điểm3.2.BIỆN PHÁP 2: Tìm hiểu về cách xây dựng trò chơi học tập và tổchức thực hiện.Để thiết kế được trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi nhằm hìnhthành biểu tượng về thế giới động vật trước tiên giáo viên cần hiểu rõ về kháiniệm cũng như cấu trúc, phương pháp tổ chức trò chơi học tập.3.2.1.* Khái niệm trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo.Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung định trước đó là trò chơicó sự nhận thức hướng đến sự mở rộng chính xác hoá, hệ thống hoá, biểutượng của trẻ về thế giới xung quanh hướng đến sự phát triển năng lực trí tuệ,giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó nội dung học tập được kết hợpvới các hình thức chơi.3.2.2. * Cấu trúc của trò chơi học tập.Trò chơi học tập mang tính chất dạy học đồng thời như hoạt động vuichơi, có thể mỗi trò chơi học tập có cấu trúc chơi - học đặc biệt với các nhiệmvụ nhận thức, luạt chơi, hành động chơi và kết quả chơi.18Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổiVề nhiệm vụ nhận thức, nó đặt ra với trẻ và yêu cầu trẻ phải giải quyếtdựa vào những điều kiện đã cho. Nó khơi gợi hứng thú, tính tích cực và nguyệnvọng chơi của trẻ.Ở trường mầm non nhiệm vụ nhận thức do giáo viên xác định dựa vàomục đích dạy học, nội dung, chương trình giáo dục mẫu giáo.Trên cơ sở nhữngđặc điểm nhận thức của trẻ và phản ánh hoạt động dạy học của giáo viên.Nhiệm vụ học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế giới động vật trongmôi trường thiên nhiên, những đặc điểm về màu sắc, cấu tạo, hình dáng, hoạtđộng của chúng. Đồng thời trò chơi học tập còn phát triển ngôn ngữ dạy trẻthao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp làm cho quá trình hình thành biểutượng diển ra nhanh, chính xác, hệ thống lo gíc. Nhiệm vụ nhận thức là nhiệmvụ chính trong trò chơi học tập.+ Luật chơi (quy tắc chơi): Là những quy định chung mà người tham giachơi phải thực hiện luật chơi còn yếu tố tổ chức trò chơi,luật chơi chỉ ra chocon đường để hoàn thành nhiệm vụ chơi nhận thức của trẻ. Luật chơi là tiêuchuẩn để đánh giá hành động chơi đúng hay sai.Qua việt thực hiện luật chơigiáo viên có thể giáo giục trẻ khả năng định hướng giáo dục phẩm chất ý chí,giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.Luật chơi là phần không thể thiếu đượctrong trò chơi học tập.+ Hành động chơi: Là hành động mà trẻ thực hiện trong khi chơi. Cáchành động chơi trong trò chơi học tập chủ yếu là những hành động nhận thứcđể giúp trè có những biểu tượng đúng đắn và phong phú về các đối tượng xungquanh, theo dấu hiệu bên ngoài như: màu sắc, kích thước…Số lượng và tính chất của hành động chơi khác nhau ở các lứa tuổi.Ở mẫu giáo lớn hành động chơi đòi hỏi có sự liên kết với nhau giữa trẻnày với trẻ khác, đòi hỏi có tính liên tục, tuần tự.Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động chơi cómối liên hệ chặt chẽ.Nhiệm vụ nhận thức có vai trò quyết định hoạt động chơi và luật chơi làthành nội dung chơi. Luật chơi quyết định hành động chơi và qua đó giải quyếtnhiệm vụ nhận thức giúp trẻ hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh mộtcách đầy đủ chính xác.+ Kết quả chơi: Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả nhất định. Đólà lúc kết thúc trò chơi hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó. Đối với trẻem kết quả chơi khuyến khích trẻ tham gia vào những trò chơi tiếp theo.Đối với giáo viên kết quả chơi là chỉ tiêu và mức độ khi giải quyếtnhiệm vụ học tập.19Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi3.2.3. * Đồ chơi trong các trò chơi học tập.- Đồ chơi là công cụ, là phương tiện để tiến hành trò chơi học tập. Đồchơi được GV sử dụng như phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của trẻtrong các trò chơi học tập.- Đồ chơi tạo điều kiện cho mọi trẻ tích cực hành động trực tiếp với đốitượng, làm giàu thêm tư liệu cảm tính của trẻ về đối tượng.- Đồ chơi là cơ sở vật chất cho hoạt động của trẻ và hướng dẫn của GV.Đồ chơi giúp cho quá trình nhập tâm của trẻ được dễ dàng.- Đồ chơi giúp cho sự hoạt động phối hợp của mắt, tay, các vân độngkhác làm phát triển sự phân tích thị giác trên cơ sở so sánh sự giống nhau vàkhác nhau giữa các đối tượng giúp trẻ nhận xét đúng hình dạng, màu sắc, kíchthước, vị trí của vật.- Đồ chơi trong trò chơi học tập bao gồm:+ Vật thật: những sự vật, hiện tượng có sẵn trong thiên nhiên.+ Các đồ chơi: Sử dụng những đồ dùng có sắn, tận dụng những sảnphẩm do trẻ tự làm trong hoạt động góc .Tận dụng những nguyên vật liệu đãqua sử dụng: Mô hình bằng nhựa, bìa cáctông, đất nặn, vải, mút xốp, cácnguyên liệu tận dụng sẵn có .Có những trò chơi sử dụng những hình ảnh cótrên mạng, sử dụng máy tính …. Mang tính ứng dụng cao trong các hoạt động,dễ làm và nhân bản..3.2.4.* Những yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập cho trẻ MGTrò chơi học tập được sử dụng trong tiết học để ôn lại những kiến thứcđã học. Các trò chơi học tập cần tổ chức theo một hệ thống nhất định, căn cứ vàoquá trình dạy học cho trẻ và như vậy mới có tác dụng tốt đối với trẻ.Khi tổ chức trò chơi học tập cần chú ý củng cố kiến thức, rèn kỹ năng kỹxảo đồng thời chú ý đến giáo dục những phẩm chất đạo đức, tính chính xác,quy tắc ứng xử.Để tiến hành chơi phải giúp trẻ nắm vững cách chơi , trẻ chưa chơi đượcnghĩa là trẻ chưa nắm được cách chơi chứ không phải vờ chưa nắm vững đượccác kiến thức cần thiết. Theo lứa tuổi mức độ phức tạp của trò chơi sẽ khácnhau. Cô có thể giải thích luật chơi, làm mẫu rồi hướng dẫn từng nhóm thậmchí hướng dẫn từng trẻ. Sau đó cả lớp chơi hoặc chơi theo từng nhóm.Cần đa dạng hoá các đồ chơi học tập để trẻ có thể tiếp thu được nhữngkiến thức hoặc rèn luyện được những kỹ năng, kỹ xảo trong tình huống khác.- Nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi phải phức tạp dần lên.20Thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi- Trò chơi học tập kéo dài dễ đơn điệu vì vậy không nên kéo dài quánhiều lần một trò chơi học tập, mặt khác dựa vào sự tiếp thu, hứng thú của trẻtrong trò chơi mà kéo dài hoặc rút ngắn số lần chơi, thời gian của trò chơi phùhợp.3.2.5.* Phương pháp tổ chức trò chơi học tập theo 3 bước:- Bước 1: Cô hướng dẫn trò chơi.+ Giải thích luật chơi, nội dung chơi.+ Hướng dẫn trẻ chơi thử.- Bước 2: Theo dõi quá trình chơi+ Theo dõi việc thực hiện luật chơi, hành động chơi.+ Theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ, động viên khuyến khíchtrẻ chơi.-Bước 3: Nhận xét sau khi chơi:+ Nhận xét việc thực hiện và nắm vững luật chơi.+ Nhận xét thành tích của trẻ trong giờ chơi.+ Nhận xét mối quan hệ của trẻ trong nhóm chơi.MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO TRẺ THAM QUAN DÃ NGOẠI LÀMQUEN VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT TẠI LỚP MẪU GIÁO LỚN21