Trò chơi ô an quan là gì

Ô ăn quan [ô quan, ô làng] là trò chơi dân gian quen thuộc, hấp dẫn, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết các bậc phụ huynh. Trò chơi ô ăn quan mang đến cho người chơi nhiều ích lợi: rèn luyện tính kiên trì, tính toán và ghi nhớ nên được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích. Từng rất phổ biến nhưng gần đây trò chơi này không còn được nhiều trẻ em chơi nữa vì nhiều lý do.

Trong bài viết này, mình tổng hợp cách chơi, luật chơi ô ăn quan để lỡ như bạn đã quên thì ôn lại rồi hướng dẫn cho các thành viên gia đình mình nhé.

Các em học sinh đang chơi ô ăn quan

Chuẩn bị trước khi chơi

  • Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng, có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.
  • Quân chơi: có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.
  • Bố trí quân chơi: quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau.
  • Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
  • Ô ăn quan cũng có phiên bản chơi dành cho 3-4 người, bạn tham khảo ở đây nhé.

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất hào hứng với trò chơi này

 Luật chơi ô ăn quan [tải luật chơi dạng infographic]

  • Người thắng cuộc là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
  • Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
    • Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
    • Nếu liền sau đó là một ô trống [không phân biệt ô quan hay ô dân] rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.
    • Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
  • Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
  • Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân [có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít] gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
  • Trong cách chơi truyền thống, người chơi có đọc một số bài đồng dao trong khi chơi, ví dụ: Hàng trầu hàng cau\Là hàng con gái\Hàng bánh hàng trái\Là hàng bà già\Hàng hương hàng hoa\Là hàng cúng Phật.

Chơi ô ăn quan -- tranh của Nguyễn Phan Chánh

 
Với bộ đồ chơi ô ăn quan FKS-009, bạn có ngay bàn chơi để chơi trong nhà nhưng vẫn có thể gấp lại bảo quản hoặc mang đi khi đi picnic nữa. Thật tiện lợi!
Bạn có thể mua trên Tiki với giá 29.000đ [tiết kiệm 26%] tại đây nhé --- link mua.

Mua bộ ô ăn quan trên Tiki

Bàn chơi của bộ đồ chơi Forkids - Ô ăn quan FKS-009

Ô ăn quan là một trong những trò chơi dân gian khá hấp dẫn bởi tính chiến lược và linh động của nó. Trò chơi mang đến nhiều điều thú vị khiến người chơi cảm thấy hứng thú, nhạy bén hơn trong việc tính toán để đưa ra chiến lược nhắm chiến thắng đối phương. Sau đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về trò chơi dân gian này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!

Một trong những trò chơi dân gian Việt Nam đặc sắc thuộc nhóm cờ phải nhắc đến đó chính là trò chơi ô ăn quan. Đây là trò chơi rất thường được các bạn nhỏ lựa chọn để chơi vào những giờ giải lao hay những lúc rảnh rỗi cuối tuần. Với dụng cụ rất đơn giản có thể dùng đá sỏi, hoặc gạch vụn để làm quân và phấn để kẻ ô là bạn đã có thể chơi trò chơi này. Cách chơi trò chơi ô ăn quan và luật chơi cũng khá đơn giản, ai cũng có thể chơi trò chơi này. Để hiểu rõ hơn mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

Trò chơi ô ăn quan có nguồn gốc lâu đời, người ta cho rằng nó đã xuất phát từ một nơi khá xa Việt Nam, cụ thể là miền lục địa châu Phi. Tại đây nó có tên gọi là Awale [túi hạt], tên ô ăn quan cũng một phần nào đó bắt nguồn từ cái tên này.

Trò chơi xuất hiện ở Việt Nam từ thời điểm nào và có nguồn gốc ra sao vẫn chưa được làm rõ nhưng có thể nói nó đã có mặt trên đất nước chữ S từ rất lâu đời. Có thể trò chơi này được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa, từ khát vọng người nông dân luôn mong ước sự sung túc, giàu có,... Ngoài ra trò chơi còn mang ý nghĩa về toán học trong một tác phẩm bàn về các phép tính trongtrò chơi ô ăn quan của Trạng nguyên Mạc Hiển Tích.

Ô ăn quan đã từng rất phổ biến khắp 3 miền trên đất nước ta, trở thành trò chơi thú vị mang lại nhiều niềm vui tiếng cười. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, trẻ em dường như đã không còn biết đến trò chơi truyền thống này. Hiện tại, trò chơi ô ăn quan vẫn được lưu truyền và gìn giữ tại Bảo Tàng dân tộc Việt Nam.

Quân chơi

Quân chơi gồm 2 loại là dân và quan. Bạn có thể sử dụng những đồ vật có kích thước phù hợp để làm quân như đá, sỏi, gạch vụn,... sao cho có thể cầm nắm nhiều quân cờ trên tay. Về số lượng dân sẽ là 50 còn quan sẽ là 2, tùy vào luật chơi mà có thể thay đổi số lượng.

Dân sẽ được đặt trong những ô vuông mỗi ô sẽ đều gồm 5 dân, quan sẽ đặt trong 2 ô bán nguyệt [ kích thước của đồ vật làm quan thường to hơn so với quân để dễ dàng phân biệt.

Bàn trò chơi ô ăn quan

Bàn trò chơi ô ăn quan mầm non khá đơn giản, bạn có thể tận dụng những mặt phẳng như nền đất, vỉa hè xi măng, miếng gỗ phẳng để vẽ trên đó kết cấu của bàn chơi này. Bàn chơi sẽ có dạng một hình chữ nhật với kích thước sao cho thuận tiện việc rải quân của người chơi. Trong hình chữ nhật lớn đó sẽ chia thành 10 ô vuông, mỗi bên 5 ô vuông và đối xứng với nhau. Ở 2 đầu của hình chữ nhật, bạn sẽ vẽ hai hình bán nguyệt hướng ra ngoài. Các ô hình vuông bên trong hình chữ nhật sẽ là ô quân [ hoặc dân ] còn ô bán nguyệt sẽ là ô quan.

Người chơi

Trò chơi cần có ít nhất 2 người chơi ngồi ở 2 bên cạnh dài hình chữ nhật, số lượng người chơi có thể nhiều hơn nhưng sẽ đều quy đổi về 2 đội chính. Những ô vuông nằm về phía bên nào sẽ thuộc quyền kiểm soát của bên đó

Để có thể chơi trò chơi này bạn cần nắm bắt được luật chơi ô ăn quan như sau:

Quy ước về người thắng cuộc: 

Người chiến thắng trò chơi sẽ là người có số dân quy đổi nhiều hơn khi trò chơi kết thúc. Thông thường, mỗi dân sẽ là một đơn vị và quan thường sẽ bằng mười dân tùy theo quy định. 

Bắt đầu trò chơi:

Tìm người đi trước và xác định luật chơi: Tìm ra người đi trước thông qua trò chơi oẳn tù tì hoặc thỏa thuận. Mỗi người chơi sẽ tự đề ra phương án tối ưu nhất cho mình để có thể ăn được nhiều dân và quan nhất. Người chơi có thể đặt luật để trò chơi không bị kết thúc sớm do ăn quan ngay từ lượt đầu. Cụ thể khi quan có ít dân [ số dân nhỏ hơn 5 trong ô quan thì không được ăn quan ] nếu đi vào trường hợp này sẽ bị mất lượt.

Tiến hành rải quân để ăn quân và quan: Sau khi xác định được người chơi đầu tiên. Người này sẽ tiến hành rải quân như sau:

Dùng tất cả số quân trong một ô vuông bất kì thuộc quyền kiểm soát của mình rồi tiến hành rải đều mỗi ô tiếp theo [ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại tùy ý] 1 quân kể cả ô quan. Khi đã rải đến ô cuối cùng sẽ tùy từng trường hợp mà có cách xử lý khác nhau, cụ thể như sau:

- Trường hợp 1: liền sau ô cuối cùng vừa rải là một ô chứa quân thì người chơi tiếp tục dùng số quân trong ô đó để rải tiếp [ lưu ý rải theo cùng chiều lúc đầu ]

- Trường hợp 2: liền sau ô cuối cùng vừa rải là một ô trống [ kể cả ô quan và dân] rồi sau đó là một ô chứa quân thì bạn sẽ sở hữu tất cả những quân trong ô đó. Nếu liền sau ô bạn vừa ăn quân đó lại là một ô trống rồi tới một ô chứa quân nữa thì bạn lại tiếp tục ăn quân trong ô đó,... nếu cứ như thế thì người chơi sẽ ăn liên tục. Số quân ăn được sẽ loại ra khỏi bàn chơi và cất về phía người sở hữu.

- Trường hợp 3: liền sau ô cuối cùng bạn vừa rải là 2 ô trống liên tiếp hoặc một ô quan có chứa quân thì bạn sẽ bị mất lượt. Đối phương sẽ là người tiếp tục trò chơi.

- Trường hợp đặc biệt: cả 5 ô thuộc quyền kiểm soát của người chơi không còn bất kỳ quân nào nữa mà lại là lượt đi của mình. Lúc này, người chơi sẽ dùng 5 trong tổng số quân mình đã ăn được rải đều mỗi ô 1 quân rồi thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không có đủ 5 quân thì có thể mượn đối phương, hoặc đổi quan ra quân với đối phương [ nếu người chơi có được quan nhưng thiếu dân ]. Số quân mượn sẽ được trả lại sau khi tính điểm.

Trò chơi kết thúc, tính điểm: Trò chơi ô ăn quan 2 người sẽ chính thức kết thúc khi ô quan không còn bất cứ một quân hay quan nào nữa.

Những quân còn lại trong các ô vuông sẽ thuộc quyền sở hữu của bên kiểm soát. Tiếp đến, người chơi mỗi bên sẽ tự đếm số lượng quan, quân mình có được, ai nhiều hơn thì người đó chiến thắng.

Trò chơi ô ăn quan mang đến nhiều ý nghĩa giúp các bạn nhỏ có những giây phút vui chơi lành mạnh và vui tươi nhất:

Tạo niềm vui tiếng cười giải tỏa những áp lực khi học tập

Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính toán linh hoạt

6 Kết luận

Dù giờ đây công nghệ phát triển, trẻ em dường như không còn biết đến những trò chơi dân gian thuần túy như ô ăn quan nhưng có lẽ những dấu ấn của trò chơi này vẫn còn mãi trong tâm trí những con người Việt Nam thế hệ trước. Hiện nay trò chơi ô ăn quan cũng có các phiên bản ô ăn quan online để các bạn nhỏ dễ dàng tiếp cận hơn. 

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể hiểu hơn hoặc nhớ lại những điều tuyệt vời đến từ trò chơi này. Hãy tiếp tục theo dõi website của chúng tôi để khám phá thế giới trò chơi dân gian Việt Nam đầy thú vị và độc đáo bạn nhé!

Bình luận

Video liên quan

Chủ Đề